Trẻ phát ban sau sốt: nguyên nhân và chăm sóc giúp trẻ nhanh khỏi

Trẻ phát ban sau sốt là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Hiện tượng này sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách. Chuyên gia Dr.Papie sẽ chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến trẻ bị phát ban sau sốt và cung cấp cho mẹ 2 cách chăm sóc trẻ sau sốt phát ban trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân trẻ phát ban sau sốt

Bé bị phát ban sau sốt là hiện tượng da trẻ đổi màu, xuất hiện những nốt, chấm đỏ hoặc nổi mụn li ti. Trẻ bị phát ban sau sốt do 3 nguyên nhân chính dưới đây.

1.1. Trẻ phát ban sau sốt do nóng

Trẻ sốt phát ban nóng sốt
Trẻ sốt phát ban nóng sốt dẫn đến vã mồ hôi nếu không lau kịp thời dễ khiến lỗ chân lông bị tắc gây phát ban

Bé bị phát ban sau sốt do nóng bên trong gây phát ban ra ngoài. Nóng trong có thể do cơ địa của trẻ hoặc do trẻ sốt cao dài ngày. Phát ban do nóng trong (phát ban nhiệt) hay còn được gọi là ban đỏ. Phát ban nhiệt thường xảy ra ở những vị trí có nếp gấp hoặc ra nhiều mồ hôi như cổ vai, nách, gáy, bẹn, bụng…

Sau khi hạ sốt, trẻ vã mồ hôi, nếu không được thấm hút mồ hôi tốt, da sẽ bị ẩm, lỗ chân lông bị bít tắc gây viêm da, khiến sau sốt trẻ bị phát ban.

1.2. Sau sốt trẻ phát ban do trẻ bị nhiễm virus

Virus gây sốt phát ban
Virus là nguyên nhân chính gây phát ban sau sốt ở trẻ, chiếm đến 70-80%

Nhiễm virus là nguyên nhân chính dẫn đến sau sốt trẻ phát ban, chiếm đến 70-80%. Những virus này thường lành tính, đa số là virus gây sốt phát ban và virus chân tay miệng.

Trẻ nhiễm virus gây sốt phát ban: Chủ yếu là virus đường hô hấp gồm virus sởi, virus gây bệnh rubella, adenovirus, echo virus, nhóm enterovirus…

Mẹ tham khảo thêm: Sốt phát ban ở trẻ có lây không? Cách phòng ngừa đơn giản nhất tại nhà

Sốt phát ban thường kéo dài từ 5-7 ngày với biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, số ít sốt cao trên 39 độ C. Nhiệt độ sốt tùy thể trạng của trẻ và nguyên nhân gây bệnh. Vài ngày sau khi đỡ sốt, trên người trẻ sẽ nổi những vết ban đỏ hoặc hồng và tình trạng này sẽ tự cải thiện sau 24 giờ. Trẻ bị sốt phát ban sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

  • Trẻ chán ăn, bỏ ăn bỏ bú.
  • Ho, sổ mũi, nghẹt mũi hắt hơi như cảm cúm thông thường.
  • Sưng mắt hoặc viêm kết mạc dẫn đến đỏ mắt.
  • Tiêu chảy.
  • Quấy khóc, khó chịu, hay buồn ngủ, khó đánh thức.

Trẻ bị nhiễm virus gây bệnh chân tay miệng: Virus Coxsackie A và virus Enterovirus 71.

Trẻ bị nhiễm bệnh chân tay miệng
Trẻ bị bệnh chân tay miệng nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng là trẻ sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi và chán ăn. Sau sốt từ 1-2 ngày trẻ sẽ đau miệng, xuất hiện những mụn nhỏ đỏ trên lưỡi, nướu và niêm mạc má trong. Sau đó, ban đỏ sẽ xuất hiện trên vùng da quanh miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân, nghiêm trọng hơn có thể lan đến mông và bộ phận sinh dục của trẻ.

Những triệu chứng trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường gặp:

  • Sốtquấy khóc do đau đầu.
  • Xuất hiện vết loét trong miệng, má trong.
  • Phát ban không ngứa toàn thân, ban đỏ có thể phẳng hoặc gồ lên, một số hình thành bọng nước, tập trung nhiều ở lòng bàn chân, bàn tay.
  • Có thể có tiêu chảy, bỏ ăn, bỏ bú…

1.3. Trẻ bị phát ban sau sốt do nhiễm khuẩn

Lưỡi trẻ sốt phát ban trắng do nhiễm khuẩn
Lưỡi trẻ sốt phát ban có màu trắng là dấu hiệu của nhiễm khuẩn ở trẻ sau sốt sốt phát ban

Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Ban đầu trẻ sẽ bị sốt cao và đau họng, ho nhiều, xuất hiện hạch sưng ở cổ. Sau khi đau họng vài ngày, các vết ban đỏ sẽ xuất hiện ở mặt và cổ trước, sau đó lan dần ra lưng, bụng và toàn thân. Trẻ bị ban đỏ sau sốt do nhiễm khuẩn sẽ có những triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C.
  • Phát ban đỏ sau khi sốt bắt đầu ở mặt, cổ, nách và lan khắp cơ thể.
  • Đỏ họng, viêm họng, đau họng.
  • Xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc vết sưng đỏ trên lưỡi của trẻ.
  • Đau đầu, mệt mỏi, biếng ăn.
  • Buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày.

Mẹ tham khảo thêm: Bé sốt phát ban ngứa trong bao lâu & 4 cách chữa tại nhà

2. Trẻ sốt cao xong bị phát ban có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Trẻ sốt phát ban
Trẻ bị phát ban sau sốt thường là tình trạng không nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ sốt cao xong bị phát ban thường là tình trạng không nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng. Bệnh sẽ tự khỏi nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, kịp thời.

Các vết phát ban thường sẽ lui trong khoảng 5 ngày.

Tuy nhiên trong một số trường hợp phát ban do nhiễm khuẩn, có thể gây ngứa, lở loét dẫn đến tổn thương da và kéo dài thời gian điều trị, vết ban lan rộng và nặng hơn. Thậm chí có thể khiến trẻ bị sốt trở lại do nhiễm trùng vùng da phát ban.

Vậy trẻ phát ban sau sốt phải làm sao? Mẹ tham khảo các cách điều trị cho trẻ sốt phát ban sau tại nahf của chuyên gia Dr.Papie.

3. Làm gì khi trẻ phát ban sau sốt?

Mẹ thắc mắc: Làm gì khi trẻ phát ban sau sốt? Các vết phát ban sau sốt trẻ bị phát ban sẽ tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc trẻ sau sốt phát ban sau để giúp bé nhanh khỏi tình trạng này.

3.1. Tắm cho trẻ bị phát ban sau sốt bằng lá thảo dược

Tắm cho trẻ bị phát ban sau sốt bằng lá thảo dược
Tắm cho trẻ bị phát ban sau sốt bằng lá thảo dược giúp làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, chống viêm và giảm ngứa cho trẻ.

Các loại lá tắm thảo dược với thành phần kháng khuẩn có tác dụng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, chống viêm và giảm ngứa cho trẻ sốt cao xong bị phát ban.

Một số loại lá còn vừa có tác dụng giảm phát ban vừa giúp làm mát cơ thể, lưu thông tuần hoàn máu cho bé hết sốt bị phát ban.

Các loại lá thường dùng để tắm cho trẻ: Lá trà xanh, lá cây diệp hạ châu (cây chó đẻ), lá kinh giới, mướp đắng, lá tía tô…

Lưu ý khi tắm cho trẻ:

  • Do trẻ vẫn đang ốm, cơ thể yếu nên chỉ tắm trong 5 – 7 phút, không để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu, nhiệt độ nước tắm khoảng 35-38 độ C.
  • Không tắm nếu da trẻ có vết thương hở, lở loét.

3.2. Sử dụng thuốc cho bé hết sốt bị phát ban

Chỉ dùng thuốc cho bé hết sốt bị phát ban khi tình trạng sốt phát ban sau vài ngày không có dấu hiệu thuyên giảm. Mẹ có thể tham khảo 2 loại thuốc sau:

Thuốc chống viêm corticosteroid bôi ngoài da

Thuốc chống viêm corticosteroid bôi ngoài da cho trẻ bị sốt phát ban
Thuốc chống viêm Hydrocortison bôi ngoài da được khuyên dùng cho trẻ em
  • Bé hết sốt bị phát ban nên dùng Hydrocortison để đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ.
  • Liều dùng: Bôi một lượng nhỏ vào vùng da bị phát ban 1 – 2 lần/ ngày (tùy theo tình trạng bệnh) cho đến khi đỡ, sau đó dùng thưa dần.

Thuốc kháng histamin H1 dùng cho bé phát ban sau sốt

Thuốc kháng histamin H1 dùng cho bé phát ban sau sốt
Thuốc kháng histamin H1 dùng cho bé phát ban sau sốt khi có sự đồng ý của bác sĩ
  • Các thuốc có thể dùng: Desloratadine, Fexofenadine. Trẻ em chỉ nên dùng dạng siro hoặc hỗn dịch.
  • Liều dùng:
    • Desloratadin dạng siro:
      • Trẻ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 1 mg, uống mỗi ngày một lần.
      • Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 6 tuổi: 1,25 mg, uống mỗi ngày một lần.
      • Trẻ từ 6 tuổi đến dưới 11 tuổi: 2,5 mg, uống mỗi ngày một lần.
      • Trẻ trên 12 tuổi: 5 mg, uống mỗi ngày một lần.
    • Fexofenadine dạng hỗn dịch:
      • Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi: 30mg (1 thìa cà phê), ngày uống 2 lần.
      • Trẻ em trên 12 tuổi: 60mg, ngày uống 2 lần hoặc 180mg, ngày uống 1 lần.

Lưu ý khi điều trị cho bé bị phát ban sau sốt

Thực phẩm nên dùng cho trẻ phát ban sau sốt
Mẹ nên cho bé rau củ và hoa quả chứa nhiều vitamin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Hiện tượng phát ban sau sốt ở trẻ sẽ sớm khỏi nếu mẹ lưu ý những điểm sau khi điều trị, chăm sóc cho trẻ bị phát ban sau sốt:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Đặc biệt từ rau củ và hoa quả, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • Không cho trẻ gãi: Trẻ có thể bị ngứa, tuy nhiên không được cho trẻ gãi vì có thể gây nhiễm trùng và lây lan sang các vị trí khác làm tình trạng phát ban trở nên nặng hơn.
  • Không dùng phấn rôm: Phấn rôm dễ khiến lỗ chân lông của trẻ bị bít tắc dẫn đến nhiễm trùng
  • Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ: Đảm bảo tuân thủ điều trị cho trẻ, không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc.

Mời mẹ tham khảo: Trẻ phát ban sau sốt kiêng gì? Cần kiêng đến bao giờ

4. Giải đáp thắc mắc của mẹ có con bị phát ban sau sốt

4.1. Trẻ phát ban sau sốt kiêng gì?

Trẻ bị sốt siêu vi không nên ăn cay
Trẻ bị phát ban sau sốt nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng do đồ ăn này khiến bé dễ bị phát ban nặng thêm

Đồ ăn trẻ cần kiêng: Trứng, đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, đá lạnh…

Hạn chế trẻ nô đùa để tránh ra mồ hôi, hạn chế để trẻ tiếp xúc với gió lạnh, ánh nắng vì vùng da phát ban rất nhạy cảm. Khi ra ngoài cần che chắn cho trẻ để tránh ảnh hưởng của thời tiết, môi trường.

4.2. Trẻ phát ban sau sốt siêu vi còn cần dùng thuốc điều trị?

Trẻ phát ban sau sốt khám bác sĩ
Trẻ phát ban sau sốt khám bác sĩ khi mẹ thấy bé không giảm phát ban sau 3 ngày, có dấu hiệu nhiễm trùng da…

Hiện tượng phát ban sau sốt ở trẻ là triệu chứng thường đi kèm với sốt siêu vi, không phải là bệnh da liễu nên chỉ cần cần dùng thuốc hạ sốt là đủ. Cùng với đó là bổ sung dinh dưỡng và giữ cơ thể trẻ sạch sẽ giúp trẻ nhanh khỏi phát ban.

Như vậy, sau sốt trẻ phát ban hay trẻ sốt cao xong bị phát ban có thể do nóng trong, do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Đây là tình trạng thường gặp và không gây nguy hiểm, trẻ có thể khỏi sau 4-5 ngày nếu mẹ thực hiện đúng các biện pháp nêu trên.

Nếu còn bất cứ băn khoăn gì liên quan đến hiện tượng trẻ phát ban sau sốt hay mẹ chưa rõ trẻ phát ban sau sốt phải làm sao? Mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook