Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt

Trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt là tình trạng tổn thương da, thường trong giai đoạn 3 tháng sau sinh đến 5 tuổi. Vậy trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào không để lại sẹo cho bé? Hãy tìm hiểu cùng các chuyên gia của Dr.Papie qua bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt

Nguyên nhân viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh đươc chia thành 2 phần là do khách quan và chủ quan. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân khách quan từ môi trường

Trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt
Trẻ xuất hiện các dị ứng trên da do tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi…
  • Môi trường chứa nhiều chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, len: Da mặt trẻ rất nhạy cảm, có thể dị ứng với phấn hoa, bụi, len khi tiếp xúc. Đặc biệt, nếu môi trường sống của trẻ có các yếu tố gây dị ứng kể trên, trẻ thường xuyên tiếp xúc, có nguy cơ cao trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt.
  • Do ăn phải thức ăn gây dị ứng: Một số loại thức ăn chứa hàm lượng lớn protein lớn như sữa bò, trứng, hải sản, các loại đậu (đậu tương, đậu phộng,…), các loại hạt (hạt dẻ, hạt óc chó, hạt điều,…) có thể gây dị ứng cho trẻ khi ăn phải. Khi đó, da trẻ có biểu hiện phồng rộp, nổi mẩn đỏ, nếu không điều trị kịp thời có thể tổn thương nặng hơn dẫn đến viêm da cơ địa.

Nguyên nhân chủ quan

Trẻ bị viêm da cơ địa trên mặt
Trẻ bị viêm da cơ địa có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do sự tổn thương trên da vùng mặt
  • Do di truyền: Trẻ có bố mẹ bị các bệnh lý về da (như viêm da, vảy nến…) có khả năng bị viêm da cơ địa cao hơn những trẻ khác.
  • Do hàng rào da mặt trẻ bị mất: Lớp bảo vệ da mặt trẻ dễ bị tổn thương (do giảm nồng độ các lipid như acid béo, cholesterol, lipid gian bào) khiến da bị khô, dẫn đến tế bào bị biến dạng, mất sức đề kháng. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập làm cho viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh.

2. Triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh

Trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ trên mặt
Trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ trên mặt

Các triệu chứng ngoài da khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ở mặt ở mặt:

  • Ban đầu, xuất hiện các mụn nhỏ li ti, dày đặc thành vết hay đám đỏ ở mặt.
  • Mụn tiến triển dần thành mụn nước nông, dễ vỡ.
  • Mụn nước sau khi vỡ sẽ đóng vảy. Giai đoạn này, vết thương có nguy cơ cao nhiễm khuẩn, bội nhiễm với biểu hiện sưng, đỏ, mủ trắng đục hoặc vàng. Có thể xuất hiện hạch ở lân cận.
  • Có trường hợp để lại sẹo trên da sau khi hết mụn nước.

Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện khác:

  • Hay đưa tay lên mặt gãi, dụi do ngứa.
  • Quấy khóc, khó chịu, ăn ít hơn thường ngày.

Mẹ đừng bỏ qua Chuỗi 19 hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh được chuyên gia Dr.Papie tổng hợp để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh.

Cách trị viêm da cơ địa cho bé ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ nguy hiểm của bệnh. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ở mặt ở mặt thường xuất hiện thành từng đợt và không để lại biến chứng nguy hiểm gì nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trẻ thường xuyên đưa tay lên mặt gãi làm trầy xước da, vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng, kéo dài thời gian hồi phục da (có thể để lại sẹo). Ngoài ra, có trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt có biểu hiện ngủ không liền giấc hay sốt, ngủ li bì khi viêm da có mủ do nhiễm trùng nặng.

Nếu không được điều trị đúng cách, viêm da cơ địa ở mặt dễ để lại biến chứng nguy hiểm:

  • Hen suyễn: Chưa có nghiên cứu xác định rõ ràng mối liên hệ giữa hai bệnh lý này, nhưng theo thống kê của Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh, tỉ lệ mắc hen suyễn tăng cao ở những trẻ bị viêm da cơ địa.
  • Dị ứng phấn hoa: Khi bị viêm da cơ địa, da mặt trẻ bị tổn thương nên nhạy cảm hơn với các tác nhân lạ như phấn hoa gây dị ứng phấn hoa.
  • Viêm da kích ứng: Da trẻ vốn mỏng, sau tổn thương do viêm da cơ địa ở mặt có khả năng tiến triển thành viêm da kích ứng với biểu hiện nổi mẩn đỏ toàn thân khi tiếp xúc với các thành phần hóa học (như chất làm sạch, chất tạo mùi thơm, chất bảo quản trong sữa tắm, nước xả vải,… )

4. 3 Cách điều trị trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt

Vậy cách chữa viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh ra sao? Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ở mặt, các chuyên gia Dr.Papie khuyên mẹ 3 cách sau:

4.1.  Che chắn vùng da mặt của trẻ khi ra ngoài

Che chắn vùng da mặt của trẻ khi ra ngoài
Che chắn vùng da mặt của trẻ khi ra ngoài nhằm hạn chế các yếu tố có thể gây kích ứng cho da bé
  • Dùng nón có khăn khi đưa trẻ ra ngoài: Nón có khăn ngăn các yếu tố dị ứng từ môi trường tiếp xúc với da bé, làm giảm tổn thương đến vùng da đang bị viêm.
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài: Môi trường bên ngoài chứa nhiều tác nhân gây viêm nhiễm như bụi bẩn, vi khuẩn, nấm,…. Mẹ nên để bé ở nhà đến khi tình trạng da bé được cải thiện, tránh tác nhân gây nhiễm trùng, khiến vết thương sưng, đỏ, mưng mủ.

4.2. Sử dụng kem làm ẩm da cho vùng mặt của trẻ

Sử dụng kem làm ẩm da cho vùng mặt của trẻ bị viêm da cơ địa
Sử dụng kem làm ẩm da cho vùng mặt của trẻ để cân bằng độ ẩm cho da, giúp da luôn mềm mịn, giảm ngứa rát

Da mặt trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt có biểu hiện khô và nứt gây đau rát, ngứa ngáy. Do đó, trẻ nên sử dụng kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm cho da, giúp da luôn mềm mịn, giảm ngứa rát. Ngoài ra, sử dụng kem bôi viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh giúp da tăng sức đề kháng, quá trình điều trị nhanh chóng hơn.

Các loại kem dưỡng ẩm an toàn được đánh giá cao mẹ nên tham khảo: Ceradan, Cetraben, Dermalex, Dexeryl,

Lưu ý: Không dùng kem dưỡng ẩm khi có mụn nước, lở loét để tránh tác động đến vết thương làm da lâu lành.

4.3. Sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ở mặt

Sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa cho trẻ bị viêm da cơ địa trên mặt
Sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa cho trẻ nhằm cải thiện tình trạng sưng, đau, hạn chế nhiễm trùng

Thuốc trị viêm da cơ địa cho trẻ được các bác sĩ kê đơn là thuốc hydrocortison bôi ngoài da. Sử dụng thuốc nhằm cải thiện tình trạng sưng, đau, xuất hiện mủ và giảm ngứa ngáy tại các vị trí da tổn thương

Lưu ý:

  • Liều dùng: Bôi 1 lớp mỏng lên vùng bị bệnh, 2 lần/ngày.
  • Không sử dụng Hydrocortison quá 14 ngày, tránh rối loạn nội tiết và chuyển hóa ở trẻ nhỏ.

5. Lưu ý khi viêm da cơ địa ở mặt để không để lại sẹo

Sẹo trên da do viêm da cơ địa trên mặt
Sẹo trên da do viêm da cơ địa trên mặt có thể xuất hiện nếu mẹ điều trị không đúng cách cho trẻ

Để quá trình điều trị viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh đạt hiệu quả và không để lại sẹo, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không cho trẻ gãi: Gãi dễ làm trầy xước da, khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, dễ để lại sẹo. Mẹ có thể sử dụng gang tay cho trẻ nếu trẻ chưa nhận thức được.
  • Không sờ, nặn mụn nước: Nếu mụn có vảy không được bóc mà để vảy tự bong.
  • Cẩn thận khi cho trẻ ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như: Tôm, lạc, thịt gà…. Ngoài ra nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn gây lồi thịt như rau muống, thịt bò, đồ nếp…
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm  khoảng (37-38 độ C): Tránh tắm nước quá lạnh (bé dễ bị cảm lạnh) hoặc nước quá nóng gây tổn thương da nặng nề hơn,bé lâu khỏi hơn.
  • Sử dụng kem trị sẹo cho trẻ: Lưu ý chỉ dùng khi các mụn đã đóng vảy để tránh nhiễm trùng, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Kết hợp với các loại nước tắm thảo dược có tính kháng khuẩn, dưỡng ẩm: Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho da để tăng hiệu quả điều trị. Mẹ tham khảo nước tắm Dr.Papie với thành phần chiết xuất trà shan tuyết, cỏ mần trầu, kinh giới, trầu không… có tác dụng làm sạch tốt, dưỡng ẩm cho da, hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, ngăn hình thành sẹo.

Trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt nếu được điều trị đúng cách sẽ không gây biến chứng nguy hiểm gì. Trong trường hợp vùng da bị viêm của bé có biểu hiện mưng mủ, bé sốt nhẹ mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nếu còn thắc mắc về tình trạng trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc trực tiếp liên hệ hotline 0911225336 để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

4 thoughts on “Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt

  1. Yến says:

    Bé nhà e mới được tháng rưỡi cũng đi khám thì bác sĩ nói bị viêm da cơ địa nhưng bác sĩ cũng nói là trẻ sơ sinh k đc dùng thuốc bôi kệ nó sau 3 tháng sẽ khỏi .e có mua thuốc bôi dành cho trẻ sơ sinh và bôi đc vài lần . vậy e có nên bôi tiếp k hay kệ ah ? Jo mặt bé đã khô và căng nẻ lắm nhìn sót con mà không biết làm thế nào . bác sĩ tư vấn giúp e với ah.e cảm ơn ah!

    • Nhãn hàng Dr.Papie says:

      Chào mom! Với trường hợp của bé đã được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ, mom nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé. Ngoài ra mom nên sử dụng nước tắm từ thảo dược, k dùng sữa tắm để tránh kích ứng da bé. Bên canh đó, mom có thể kết hợp bôi thêm kem dưỡng ẩm hàng ngày sẽ giúp tình trạng của bé nhanh cải thiện hơn.
      Mọi thắc mắc mom có thể liên hệ hotline 0911 225 336 để được chuyên gia nhãn hàng Dr.Papie tư vấn thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook