Trẻ bị hăm tã mùa hè: 5 nguyên nhân, 4 biến chứng, 6 cách trị

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm và oi bức dễ gây ra những vấn đề về da ở trẻ nhỏ đặc biệt là hăm tã. Trẻ bị hăm tã mùa hè liệu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào hợp lý? Mẹ cùng tìm hiểu từ những chia sẻ dưới đây của chuyên gia Dr.Papie!

trẻ bị hăm tã mùa hè

1. Nguyên nhân trẻ bị hăm tã mùa hè

Nguyên nhân từ môi trường

  • Mùa hè có khí hậu nóng ẩm: Thời tiết oi nóng, nhiệt độ cao làm bé thường xuyên đổ mồ hôi khiến vùng tã lót ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây hăm.
  • Nguồn nước ô nhiễm: Những hoạt động giải trí mùa hè như tắm biển, chơi công viên nước, bể bơi cũng vô tình khiến trẻ bị hăm tã nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Nguyên nhân từ việc sử dụng tã bỉm

  • Tã bỉm chất lượng kém: Tã bỉm làm từ chất liệu thô ráp, chứa chất hóa học, chất tẩy trắng hay hương liệu làm kích ứng da bé hình thành những vết hăm tã.
  • Tã chật cọ xát vào da: 
    • Quần áo hay tã chật làm da vùng tã lót không được thoáng khí, bí bít lỗ chân lông dễ gây hăm tã.
    • Tã chật dễ cọ xát vào da bé làm trầy xước, tổn thương da, vi khuẩn dễ tấn công khiến hăm tã nặng hơn.
  • Không thường xuyên thay tã: Mùa hè bé uống nhiều sinh ra đái nhiều hoặc tiêu chảy. Phân và nước tiểu là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển làm tổn thương da dẫn đến hăm tã.

2. Triệu chứng khi trẻ bị hăm tã mùa hè

Trẻ bị hăm tã mùa hè xuất hiện tại vùng da bé mặc tã bỉm như: đùi, mông, bẹn. Các triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào các mức độ của hăm, cụ thể :

Mức độ nhẹ

Trẻ bị hăm tã mùa hè ở mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ, da của trẻ mới chỉ có những biểu là sưng đỏ và có thể chữa khỏi trong 3 – 7 ngày
  • Biểu hiện ngoài da:
    • Da sưng, đỏ tấy.
    • Có mùi hăm khó chịu.
  • Biểu hiện khác:
    • Bé ăn ít hơn thường ngày, ngủ dễ giật mình, quấy khóc.
    • Bé ngứa ngáy, khó chịu, thường dùng tay gãi vết hăm.

Mức độ nặng

Trẻ bị hăm tã mùa hè nặng, có mủ
Khi các vết hăm có dấu hiệu chảy mủ, loét là biểu hiện của hăm tã nặng

Trẻ bị hăm tã nặng khi có các biểu hiện sau đây:

  • Biểu hiện ngoài da:
    • Hăm tã nổi mụn, mủ, mụn nước, da vùng hăm bị trầy xước.
    • Nhiễm khuẩn da: Da đỏ, đau rát, xuất hiện mụn mủ và và có dịch đục. Vùng da bị nhiễm khuẩn thường sưng nóng hơn bình thường.
    • Nhiễm nấm: Vùng tổn thương có những chấm đỏ hoặc mảng đỏ, có mụn mủ, đôi khi đóng mảng vảy dày.
  • Biểu hiện khác:
    • Có thể có sốt.
    • Bé khóc thét, đau xót khi mẹ vệ sinh hoặc thay tã bỉm

Có thể bạn quan tâm:

3. Trẻ bị hăm tã mùa hè có nguy hiểm không

Hăm tã ban đầu vô hại và chỉ gây ngứa ngáy khó chịu cho bé. Tuy nhiên, nếu hăm tã tiến triển mà không được điều trị sẽ để lại biến chứng như:

  • Hăm tã tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng da: Vị trí và tính chất của vùng hăm tã là yếu tố thuận lợi để các yếu tố gây hại tấn công da bé dẫn đến nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng da: nhiễm nấm candida, nhiễm khuẩn, virus và ký sinh trùng.
  • Bé ngủ không ngon, biếng ăn, còi cọcVùng da hăm tã thường đau rát, ngứa và khó chịu làm bé dễ giật mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc.Trẻ hăm tã còn bị giảm cảm giác ngon miệng, bé biếng ăn ảnh hưởng đến phát triển thể chất thậm chí sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Hăm tã lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lan rộng dẫn đến nhiễm khuẩn ngược dòng lên đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu làm bé ngứa ngáy, đi tiểu khó khăn thậm chí tiểu buốt, tiểu dắt.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Hăm da nếu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn, nấm có thể tấn công, gây tổn thương bộ phận sinh dục của trẻ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.Biểu hiện: Bé gái sẽ dễ viêm âm đạo. Bé trai có thể viêm hạch bẹn, viêm tinh hoàn.

Có cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện?

Hăm tã trong trường hợp nhẹ với biểu hiện đỏ da, ngứa nhẹ vùng tã lót mẹ có thể áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà. Nếu bé được chăm sóc đúng cách, hăm tã sẽ khỏi sau 3 -5 ngày.

Trường hợp hăm tã có dấu hiệu nhiễm nấm, nhiễm trùng (xuất hiện các mảng da trắng đỏ, mụn nước, mụn mủ, gây đau và ngứa, có thể sốt), mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

4. Cách điều trị trẻ bị hăm tã tại nhà

4.1. Trị hăm tã mùa hè cho trẻ bằng cây kinh giới

Sử dụng lá kinh giới để điều trị cho trẻ bị hăm tã mùa hè
Lá kinh giới có chứa các flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da, giúp hăm tã nhanh khỏi
  • Công dụng: Lá kinh giới có tới 1,8% tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn, làm sạch da, giảm ngứa, giảm viêm, bảo vệ da khỏi vi khuẩn, nấm gây hăm.
  • Chuẩn bị:
    • 1 nắm lá kinh giới sạch, không bị nát, không sâu bệnh sau đó ngâm với nước muối loãng trong 5-10 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
    • Thái nhỏ lá kinh giới, đun sôi trong 2 lít nước khoảng 10 phút.
    • Để nguội đến 35-38°C sau đó chắt lấy nước.
  • Cách sử dụng:
    • Dùng phần nước kinh giới rửa và mát xa nhẹ nhàng mông, bẹn và những vùng hăm cho bé.
    • Không tráng lại bằng nước, thấm khô bằng khăn mềm.
    • Thực hiện 1 lần/ngày.
  • Lưu ý:
    • Không dùng lá kinh giới cho trẻ sơ sinh (nhỏ hơn 3 tháng tuổi).
    • Không dùng trên vết thương hở, trầy xước hay lở loét.

4.2. Trị hăm tã mùa hè cho trẻ bằng cây trầu không

Sử dụng lá trầu để điều trị cho trẻ bị hăm tã mùa hè
Trầu không có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi bé bị hăm tã
  • Công dụng: Trầu không có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau
  • Chuẩn bị:
    • Rửa sạch, ngâm nước muối loãng 4-5 lá trầu không trong 5-7 phút.
    • Đun sôi lá trầu cùng 1 lít nước sạch trong 10 phút.
    • Chắt lấy nước, để nguội đến 35 – 38°C.
  • Cách sử dụng:
    • Rửa và vệ sinh vùng da hăm bằng nước trầu không.
    • Lau khô da bé bằng khăn mềm và không kháng lại bằng nước thường.
    • Thực hiện 1 lần/ngày.

4.3. Trị hăm tã mùa hè cho trẻ bằng khổ qua

Đun nước khổ qua để điều trị cho trẻ bị hăm tã mùa hè
Cần chờ nước khổ qua sôi từ 5 – 10 phút để thu được hàm lượng dược chất lớn nhất trong nước tắm
  • Công dụng: Mướp đắng có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, giảm ngứa, làm dịu các triệu chứng khi bé bị hăm.
  • Chuẩn bị:
    • 2-3 quả mướp đắng non, không sâu bệnh. Rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5-7 phút để loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn.
    • Bỏ hạt, thái lát, đun sôi cùng với 2 lít nước sạch trong khoảng 10 phút.
    • Để nguội đến 35 – 38°C. Chắt lấy nước.
  • Cách sử dụng:
    • Dùng nước mướp đắng rửa phần da hăm tã.
    • Thấm khô bằng khăn mềm và mặc tã mới. Mẹ không cần tráng lại bằng nước.
    • Thực hiện 1 lần/ngày.
  • Lưu ý: Không rửa những phần da sưng tấy, có dấu hiệu lở loét hay có vết thương hở bằng nước mướp đắng vì sẽ làm tình trạng hăm nặng hơn.

4.4. Trị hăm tã mùa hè cho trẻ bằng lô hội (nha đam)

Sử dụng lô hội để trị hăm tã mùa hè cho trẻ
Gel lô hội có tác dụng dưỡng ẩm, giúp làm dịu tình trạng hăm của trẻ
  • Công dụng: Gel lô hội chứa nhiều loại vitamin như: vitamin E, A, C, B12, acid folic và nhiều amino acid cần thiết. Dùng lô hội giúp da bé được cấp ẩm, chống oxy hóa, khoáng khuẩn nhẹ và nâng cao đề kháng, chống lại các tác nhân gây hăm.
  • Chuẩn bị:
    • Khoảng 2 bẹ nha đam tươi, không sâu bệnh. Gọt sạch phần vỏ xanh, rửa cho hết nhớt rồi ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút.
    • Thái nhỏ, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thu được gel nha đam.
  • Cách sử dụng:
    • Rửa sạch mông bé bằng nước ấm hoặc nước ấm, lau khô da bé bằng khăn mềm.
    • Thoa một lớp mỏng gel nha đam lên vùng da mang tã (khoảng vài phút)
    • Thực hiện 2 lần/ngày.
  • Lưu ý: Trong quá trình sơ chế, mẹ cần đảm bảo loại bỏ hết phần nhựa vàng trên vỏ nha đam. Phần nhựa này độc với cơ thể.

4.5. Trị hăm tã mùa hè cho trẻ bằng tinh dầu tràm

Sử dụng tinh dầu tràm để điều trị cho trẻ bị hăm tã mùa hè
Tinh dầu tràm có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm khi trẻ bị hăm tã
  • Công dụng: Tinh dầu tràm có khả năng kháng khuẩn mạnh. Vì vậy, dùng tinh dầu tràm giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hăm, đồng thời hạn chế biến chứng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
  • Chuẩn bị: Tinh dầu tràm, dầu nền
  • Cách sử dụng:
    • Dùng 3 giọt tinh dầu tràm và 3 giọt dầu nền, trộn đều.
    • Thoa hỗn hợp lên phần da hăm tã đã được vệ sinh sạch sẽ.
    • Thực hiện 2-3 lần/ngày đến khi bé khỏi hăm.
  • Lưu ý: Tránh để dầu tràm chạm vào mắt, mũi, miệng bé vì sẽ gây kích ứng.

4.6. Trị hăm tã mùa hè cho trẻ bằng lá trà xanh

Sử dụng lá trà xanh để điều trị cho trẻ bị hăm tã mùa hè
Là trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn mạnh, giúp bảo vệ da khi trẻ bị hăm tã
  • Công dụng: Trà xanh chứa tới 20% tanin có tác dụng kháng khuẩn mạnh, làm sạch và làm vùng da hăm tã nhanh lành. Ngoài ra, các thành phần như: các vitamin, catechin (EG, ECG, EGCG,…) trong trà xanh có tác dụng chống oxy hóa, nuôi dưỡng và nâng cao cơ chế tự bảo vệ của da, chống lại các yếu tố gây hăm.
  • Chuẩn bị:
    • Một nắm trà xanh tươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng 5-7 phút.
    • Đun trà xanh cùng 2 lít nước sạch, sôi khoảng 10 phút.
    • Để nguội 35 – 38°C rồi chắt lấy nước.
  • Cách sử dụng:
    • Rửa vết hăm bằng nước trà xanh, thao tác nhẹ nhàng.
    • Lau khô bằng khăn mềm (không tráng lại với nước).
  • Lưu ý: Không trị hăm tã bằng trà xanh với những bé bị hăm bị trầy xước, loét, có mụn mủ, mụn nước vỡ.

Sử dụng nước tắm thảo dược chuyên biệt cho trẻ bị hăm tã

Dùng nước lá để trị hăm tã cho bé là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhưng lại tốn nhiều thời gian chuẩn bị, khó kiếm được lá đảm bảo sạch, không chất trừ sâu và khó bảo quản. Chính vì vậy, mẹ bỉm hiện nay có xu hướng tìm chọn những sản phẩm nước tắm thảo dược để tiết kiệm thời gian, an toàn và hiệu quả hơn.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là lựa chọn mà các chuyên gia, bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng trong điều trị và phòng ngừa hăm tã nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội:


Hướng dẫn pha nước tắm thảo dược Dr.Papie đúng tỷ lệ

  • An toàn tuyệt đối:
    • Sản phẩm 100% tự nhiên với nguồn nguyên liệu sạch, đạt chuẩn hữu cơ châu Âu.
    • Loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, bào tử nấm, cặn và lông tơ dễ gây kích ứng trên dược liệu.
  • Phòng và điều trị hăm tã hiệu quả hơn so với nước lá:
    • Nước tắm chứa kháng sinh thực vật có tác dụng giảm viêm, giảm nhiễm khuẩn khi bé bị hăm.
    • Chứa dịch chiết thảo dược có nhiều vitamin, acid amin, khoáng chất giúp làm sạch, diệt khuẩn, tăng đề kháng, giúp vùng hăm tã nhanh lành.
  • Tiết kiệm thời gian cho mẹ với 3 bước tắm đơn giản:
    • Bước 1: Pha 2,5ml nước tắm Dr.Papie với 5ml nước sạch.
    • Bước 2: Ngâm rửa vùng da bị hăm trong 5 – 7 phút.
    • Bước 3: Không tráng lại bằng nước trắng, lau khô bằng khăn.

Sử dụng nước tắm Dr.Papie 1 lần/ngày, sau 3-7 ngày trình trạng hăm sẽ cải thiện rõ rệt.

5. Chăm sóc trẻ bị hăm tã mùa hè đúng cách

thay tã cho trẻ bị hăm tã mùa hè
Cần thay tã cho trẻ 4h/lần và không nên quấn tã thường xuyên cho trẻ

Để điều trị hăm tã hiệu quả, mẹ bỉm cần lưu nhớ một số thói quen chăm sóc trẻ dưới đây:

  • Vệ sinh da bé sạch sẽ, lau khô trước khi mặc tã bỉm.
  • Không quấn tã quá chặt, liên tục trong thời gian dài. Nên thay tã thường xuyên cho trẻ (khoảng 4h/lần).
  • Sử dụng những loại tã của thương hiệu uy tín, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, không chứa chất tẩy trắng hay chất tạo mùi hóa học.
  • Hạn chế cho trẻ đi tắm biển, bể bơi công cộng. Nếu trẻ đi tắm ở bể bơi, bãi biển, mẹ cần tắm lại bằng nước sạch ấm ngay sau đó.
  • Sử dụng nước tắm thảo dược an toàn cho trẻ. Không nên dùng sữa tắm chứa các thành phần hóa học gây kích ứng da.

Trẻ bị hăm tã mùa hè tưởng chừng là chuyện nhỏ, nhưng nếu mẹ không chú ý chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, bệnh khó chữa. Mẹ cần chú ý quan sát, nếu bé có biểu hiện sốt, vùng da hăm có mủ hay lở loét, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Nếu còn băn khoăn, cần được giải đáp về hăm tã mùa hè ở trẻ, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc trực tiếp liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook