Trẻ hăm tã nặng: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Khi bé bị hăm tã nặng với biểu hiện vùng da bị hăm lở loét, mụn vỡ ra dẫn đến chảy nước, chảy mủ… mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tình trạng này để lâu có thể dẫn đến viêm nhiễm và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho da bé. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của con, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!

Xem thêm: Hăm tã mùa hè và cách điều trị hiệu quả

1. Bé đang bị hăm tã cấp độ mấy – mẹ có biết?

Mỗi cấp độ hăm tã sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Hiểu rõ bé đang ở hăm tã cấp độ nào sẽ giúp mẹ xử trí đúng cách, tăng hiệu quả điều trị để bé mau khỏi hơn.

Trẻ hăm tã nặng: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quảHăm tã được chia thành 5 cấp độ dựa theo biểu hiện

5 cấp độ của hăm tã
5 cấp độ của hăm tã dựa trên các biểu hiện của tình trạng hăm
  • Cấp độ 1 – nhẹ: Vùng da mặc tã xuất hiện những mụn nhỏ li ti trên diện tích hẹp. Da vùng này ửng hồng hơn, khi sờ tay vào thấy ấm hơn so với da vùng bên cạnh.
  • Cấp độ 2: Hăm tã lan ra nhiều vị trí hơn, rải rác trên da. Vùng da hăm gây ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên đưa tay lên gãi.
  • Cấp độ 3 – Trung bình: Tình trạng hăm lan rộng, các mụn xuất hiện dày đặc. Vùng da bị hăm tã nổi mụn có màu đỏ đậm, rõ ràng hơn.
  • Cấp độ 4 – Nặng: Hăm tã bắt đầu gây tổn thương nặng, nguy hiểm cho da. Những vị trí hăm sưng đỏ, sần sùi, xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ do nhiễm khuẩn, viêm da.
  • Cấp độ 5 – Nghiêm trọng: Hăm lan rộng toàn bộ vùng mặc tã, biểu hiện sưng đỏ, lở loét, chảy nước hoặc chảy mủ. Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất, có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn vết thương, làm kéo dài thời gian điều trị.

Với 3 cấp độ hăm tã 1, 2, 3, mẹ có thể yên tâm cho bé điều trị bằng các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, khi hăm tã tiến triển đến mức độ 4, 5 – mức độ nặng và nghiêm trọng, rất dễ xảy ra biến chứng như nhiễm khuẩn, nguy cơ để lại sẹo cao… thì mẹ cần đưa bé đi bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

2. Vậy nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nặng là gì?

Có rất nhiều lý do khiến tình trạng hăm tã của bé ngày một nặng hơn, tiêu biểu nhất phải kể đến 5 nguyên nhân sau:

2.1. Do trẻ có làn da nhạy cảm

Làn da trẻ chỉ mỏng bằng ⅕ da người lớn, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến hăm tã. Đặc biệt ở những trẻ có làn da nhạy cảm, da có bệnh lý như viêm da cơ địa, chàm da, da trẻ bị giảm sức đề kháng, dễ bị kích ứng khiến tình trạng hăm tã diễn biến nặng hơn.

2.2. Do trẻ thường xuyên mặc tã

Trẻ mặc tã
Trẻ mặc tã nhiều khiến da bị bí bách, đọng mồ hôi khiến vi khuẩn phát triển gây hăn tã

Mặc tã khiến da vùng mặc tã bí bách, khó thoát mồ hôi, làm tăng pH da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hăm tã. Nếu thường xuyên phải mặc tã, tình trạng hăm tã càng nặng hơn, đồng thời da tăng thời gian tiếp xúc với phân và nước tiểu dẫn đến hăm tã nặng.

2.3. Do lạm dụng phấn rôm cho trẻ

Nhiều mẹ cho rằng phấn rôm có tác dụng kháng khuẩn nên sử dụng điều trị hăm cho trẻ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm vì phấn rôm khiến da bí bách, dùng liên tục trong thời gian dài gây vón cục làm tắc lỗ chân lông, hăm tã nặng hơn.

2.4. Do nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm

Vùng da mặc tã ấm và ẩm, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn và vi nấm phát triển. Do đó, một khi bị hăm, da càng dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra hăm tã nặng.

2.5. Do trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm có hại phát triển. Do đó, vùng da mặc tã dễ bị vi khuẩn có hại tấn công, nguy cơ cao dẫn đến hăm tã nặng.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ hăm tã nặng

Bé bị hăm tã
Ban đầu trẻ có biểu hiện ngứa, hơi rát do các mụn nước bắt đầu mọc
Các mụn li li ngày càng mọc nhiều hơn và to hơn
Các mụn li li ngày càng mọc nhiều hơn và to hơn đồng thời vùng da cũng xung huyết, nóng đỏ
trẻ hăm tã nặng
Các mụn nổi do hăm tã có thể tiến triển to hơn và vỡ ra gây loét và nhiễm trùng

4. Trẻ hăm tã nặng bao lâu thì khỏi?

Thông thường, bé bị hăm tã nặng có thể điều trị khỏi sau 2 – 4 tuần. Thời gian điều trị này phụ thuộc phần lớn vào cách điều trị cho trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng nặng, để lại sẹo trên da trẻ.

5. Bé bị hăm tã nặng phải làm sao? 2 cách chữa hăm tã nặng cho trẻ

Khi trẻ có các biểu hiện hăm tã nặng (cấp độ 4 – 5), mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng kem hăm tã hoặc thuốc trị hăm để hiệu quả nhanh hơn. Cùng với đó là những lời khuyên về cách chăm sóc vùng da bị hăm để bé mau khỏi, tránh biến chứng nguy hiểm.

5.1. Sử dụng kem hăm tã cho trẻ hăm tã nặng

Sử dụng kem hăm tã cho trẻ bị hăn tã nặng
Da bé rất nhạy cảm, vì vậy mẹ cần cẩn thận tuyệt đối khi lựa chọn kem hăm tã cho con

Khi vùng da bị hăm của bé chưa có dấu hiệu lở loét, bác sĩ thường chỉ định cho bé sử dụng kem hăm tã. Kem hăm tã sẽ giúp sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, tạo lớp màng ngăn chặn vi khuẩn và các chất gây kích ứng cho da bé. Đồng thời cân bằng độ ẩm cho da, nuôi dưỡng da bé khỏe mạnh.

4 loại kem hăm tã được chuyên gia khuyên dùng cho trẻ hăm tã nặng nhất hiện nay:

  • Kem hăm tã Bepanthen: Thành phần chính của Bepanthen là dexpanthenol, mỡ cừu, sáp ong, có tác dụng giảm triệu chứng khô da, viêm da, ngứa do hăm tã, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho da.
  • Kem hăm tã Sudocrem: Với thành phần chính là kẽm oxyd, mỡ cừu, Sudocrem có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm và kích thích tái tạo da, giúp da bị hăm tã nặng nhanh chóng phục hồi.
  • Kem hăm tã Bubchen: Được chiết xuất từ Hoa Cúc, panthenol, tinh dầu, sáp ong, vitamin E… Bubchen giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tấn công vùng da hăm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại vị trí da tổn thương.
  • Kem hăm tã Weleda: Chiết xuất từ Calendula và hoa Chamomile, tinh chất dầu hạnh nhân, sáp ong, dầu mè,… giúp cân bằng độ ẩm cho da, làm dịu da, giảm khô rát vùng hăm tã nặng đồng thời hỗ trợ làm lành da, rút ngắn thời gian điều trị.

5.2. Sử dụng thuốc trị hăm cho bé bị hăm tã nặng

Khi lau cần dùng khăn mềm, thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thường vùng hăm tã nổi mụn
Khi lau cần dùng khăn mềm, thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thường vùng hăm tã nổi mụn

Trị hăm tã bằng thuốc trị hăm thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp vùng da của bé có biểu hiện phù nề, mụn mủ, vỡ loét hoặc khi bé có biểu hiện sốt do hăm tã… Có 4 nhóm thuốc trị hăm với các công dụng khác nhau:

  • Thuốc chống viêm giảm ngứa giúp ức chế các phản ứng viêm, giảm các biểu hiện viêm do hăm tã nặng như sưng đỏ, ngứa rát.
  • Thuốc sát trùng giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm, giảm tình trạng viêm nhiễm tại vùng da hăm dẫn đến hăm tã nặng.
  • Thuốc chống nấm có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa nấm phát triển, cải thiện tình trạng da bị hăm tã nặng do nhiễm nấm.
  • Thuốc kháng sinh giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm dẫn đến tổn thương nặng tại vùng da hăm, giảm các biểu hiện sưng, đỏ, đau.

Ngoài sử dụng thuốc trị hăm tã cho trẻ, thì bé bị hăm tã nặng cần được chăm sóc vùng da bị hăm đúng cách để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

6. Lưu ý khi bé bị hăm tã nặng

Tạm ngưa sử dụng tã cho trẻ bị hăm tã nặng
Tạm ngưa sử dụng tã cho trẻ để vùng da bị hăm được thông thoáng

Khi bé bị hăm tã nặng, chỉ cần 1 sai lầm nhỏ của mẹ cũng có thể gây ra biến chứng trên da trẻ như viêm nhiễm, tổn thương để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, mẹ nên:

  • Tạm ngưng sử dụng tã cho bé: Để da bé thông thoáng, tránh tiếp xúc với phân và nước tiểu, hạn chế kích ứng da, giảm viêm nhiễm vùng da hăm.
  • Không sử dụng phương pháp tắm lá dân gian: Khi da bé có vết thương hở vì có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Mẹ nên tắm nước ấm hoặc sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng để an toàn nhất với làn da nhạy cảm của con.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ: Thuốc là con dao 2 lưỡi, vừa có tác dụng điều trị nhưng lại không tránh khỏi tác dụng phụ. Do đó, để hạn chế tác dụng không mong muốn, làm tình trạng hăm tã nặng hơn, mẹ tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

7. Cách phòng ngừa hăm tã nặng cho trẻ

Hạn chế dùng phấn rôm cho bé
Sử dụng phấn rôm khiến lỗ chân lông dễ bị bít, tắc làm tình trạng hăm thêm nặng hơn

Hăm tã là bệnh có khả năng tái lại rất cao nếu không biết cách phòng tránh. Vì vậy, việc phòng hăm tã thực sự cần thiết. Dưới đây là những điều mẹ NÊN và KHÔNG NÊN làm để phòng tránh hăm tã cho con.

NÊN

KHÔNG NÊN

  • Thường xuyên theo dõi tình trạng da vùng quấn tã của trẻ để kịp thời phát hiện biểu hiện khác thường trên da và điều trị thích hợp.
  • Chỉ quấn tã khi cần thiết (khi ra ngoài, lúc đi ngủ), hạn chế da tiếp xúc với tã bỉm.
  • Thay tã thường xuyên cho trẻ (4 giờ 1 lần).
  • Lựa chọn tã bỉm chất lượng: hút ẩm tốt, độ thông thoáng cao (tránh bí bách da).
  • Vệ sinh vùng mặc tã cho trẻ thường xuyên, bằng nước tắm thảo dược.
  • Lạm dụng phấn rôm.
  • Sử dụng kháng sinh tùy tiện, quá liều.
  • Cho trẻ mặc tã lâu không thay.

Bé bị hăm tã nặng cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu còn băn khoăn, chưa biết xử lý khi con có dấu hiệu hăm tã nặng, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook