Sự Thật Đằng Sau 3 Quan Điểm Sai Lầm Về Baking Soda

“Sử dụng NaHCO3 (baking soda) hàng ngày sẽ làm thay đổi pH khoang miệng và gây mòn men răng” là một trong những quan điểm vô căn cứ về Baking soda dùng trong các sản phẩm chăm sóc khoang miệng. Cùng Dr.Papie đi tìm sự thật sau 3 quan niệm sai lầm về Baking soda.

1. Baking soda chỉ là chất tẩy rửa?

Baking Soda có phải chỉ là chất tẩy rửa thông thường?
Baking Soda có phải chỉ là chất tẩy rửa thông thường?

Baking soda có tên khoa học là Natri Bicarbonate (NAHCO3), hay còn thường được gọi là thuốc muối, thuốc nở. Đây là một loại chất rắn, màu trắng và tan nhanh trong nước. Baking soda được sử dụng rộng rãi  trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả công nghiệp hóa chất, thực phẩm, và y học. Đặc biệt trong y học, baking soda còn được sử dụng hiệu quả trong các chế phẩm trung hòa acid dịch vị điều trị trào ngược acid dạ dày, nước súc miệng hay trong kem đánh răng chống sâu răng.

Theo ứng dụng, Baking Soda được chia thành hai loại: thô và tinh khiết.

  1. Baking Soda Thô: Chứa các tạp chất như khoáng sản và muối, không được tinh chế và thường được sử dụng trong công nghiệp và tẩy rửa.
  2. Baking Soda Tinh Khiết: Được tinh chế kỹ lưỡng, không có mùi hương, an toàn khi ứng dụng trong y tế và thực phẩm.

Các sản phẩm chăm sóc khoang miệng như kem đánh răng, nước súc miệng hay gạc rơ lưỡi cho trẻ em sử dụng baking soda tinh khiết, được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng bởi Bộ Y Tế đảm bảo an toàn khi sử dụng.

2. Baking soda gây mòn men răng trẻ?

“Baking soda gây mòn men răng” là chủ đề được nhiều người quan tâm tìm kiếm hiện nay. Có nhiều bài viết nói lên vấn đề này nhưng phần lớn đều mang tính chủ quan, thiếu cơ sở gây nên hoang mang cho người đọc.

Baking Soda có làm mòn men răng ở trẻ em?
Baking Soda có làm mòn men răng ở trẻ em?

Theo công bố của Tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (JADA) Baking soda là một thành phần an toàn và có khả năng mài mòn thấp đối với bề mặt răng. Bản thân Natri bicarbonat có độ cứng bằng 30 – 40% độ cứng men răng và các hợp chất chứa calci trên bề mặt răng. Trong khi đó quá trình mài mòn chỉ diễn ra khi chà xát chất có độ cứng cao trên bề mặt chất có độ cứng thấp hơn.

Do đó, không có cơ sở để khẳng định rằng Baking Soda gây mài mòn men răng trẻ em khi sử dụng hàng ngày. Ngược lại, theo các nghiên cứu của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ đã khẳng định rằng Baking Soda ở hàm lượng cho phép có tác dụng chống mòn men răng.

Cơ chế NaHCO3 chống lại sự mòn men răng gây ra bởi acid. NaHCO3 (Baking soda) có vai trò thay đổi pH từ acid sang trung tính nhờ ion HCO3- giúp trung hòa acid từ đó ngăn ngừa quá trình khử khoáng.

Đây là hình ảnh quá trình khử – tái khoáng của răng:

  • Khi có thức ăn phân hủy, dưới tác động của vi khuẩn tạo môi trường acid H+( chủ yếu là acid lactic), khi pH giảm dưới 5,5 thì quá trình khử khoáng diễn ra, các ion trong men răng như Ca2+, PO4-, HPO4- phân ly, men răng bị bào mòn dần (hình bên trái).
  • NaHCO3 tính kiềm yếu (pH khoảng 8,4) , phân ly thành Na+ và HCO3-, ion HCO3- sẽ trung hòa H+ làm tăng pH, pH tăng trên 5,5, quá trình tái khoáng diễn ra (hình bên phải).
Baking Soda không làm mòn men răng khi sử dụng với liều lượng thích hợp
Baking Soda không làm mòn men răng khi sử dụng với liều lượng thích hợp

Vì vậy, không những không gây ra tác hại mài mòn men răng, baking soda (NaHCO3) còn giúp ngăn ngừa quá trình khử khoáng, bảo vệ men răng.

Có thể mẹ quan tâm: Thực hư chuyện “Baking Soda Gây Mòn Men Răng Ở Trẻ”

3. Baking soda không an toàn cho trẻ nhỏ?

Một số ý kiến cho rằng “Baking soda không an toàn cho sức khỏe”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đây là ý kiến chủ quan và thiếu khoa học. Trong y học, bất kỳ thành phần nào khi sử dụng cho cơ thể đều được nghiên cứu và xác định “liều tối đa” và “liều tối thiểu” cụ thể:

  • “Liều tối thiểu” là liều mà nếu dùng thấp hơn sẽ không có được tác dụng của thuốc.
  • “Liều tối đa” là liều không thể vượt, nếu vượt qua liều tối đa sẽ gây độc.

Vì vậy không thể đánh đồng NaHCO3 là không an toàn khi sử dụng vào cơ thể, đặc biệt với liều lượng cho phép còn mang lại rất nhiều tác dụng có ích.

Hàm lượng NaHCO3 được phép sử dụng an toàn cho cơ thể đã được Bộ Y Tế quy định theo thông tư số 08/2015/TT-BYT: Với trẻ em dưới 12 tháng tuổi, được phép sử dụng với hàm lượng 2000mg/kg cơ thể.  Có nghĩa là hàm lượng NaHCO3 sử dụng với mục đích y tế cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là 2000 mg/kg cơ thể. Vì vậy đối với 1 em bé sơ sinh, hàm lượng được phép sử dụng trung bình là 6000mg/ 1 em bé/ngày (hàm lượng trên tính cho 1 em bé sơ sinh khỏe mạnh nặng 3kg).

Trong khi đó các sản phẩm chăm sóc khoang miệng gạc rơ lưỡi có hàm lượng NaHCO3 (baking soda) ở ngưỡng 0.5% so với quy định. Với ngưỡng này đảm bảo an toàn cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế. Hàm lượng này đủ để hoạt chất tác động tại chỗ ở khoang miệng, làm sạch hàng ngày và hỗ trợ ngăn ngừa tưa lưỡi, nấm miệng.

Bên cạnh đó, baking soda sử dụng trong các chế phẩm vệ sinh khoang miệng thường được chỉ định dùng tại chỗ. Với đặc điểm hàm lượng thấp, và tác dụng tại chỗ nên rất ít có khả năng hấp thu vào tuần hoàn chung để thay đổi pH dạ dày và cơ thể.  Vì vậy hoàn toàn không có cơ sở khẳng định rằng baking soda trong các sản phẩm chăm sóc khoang miệng gây ra tác dụng bất lợi cho trẻ em như gây kiềm máu và thay đổi PH dạ dày.

Xem thêm:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook