Chữa chàm sữa bằng lá trầu không: Thực hư tác dụng, cách làm và các biện pháp bổ trợ

Bên cạnh việc chữa chàm sữa bằng lá trà xanh, nhiều mẹ còn cho rằng lá trầu không cũng có hiệu quả không kém. Vậy thực hư chữa chàm sữa bằng lá trầu không ra sao? Phương pháp này có đạt hiệu quả cao không? Bài viết dưới đây, các chuyên gia Dr.Papie sẽ giải đáp và chỉ cho mẹ cách làm, các biện pháp bổ trợ, mẹ đừng bỏ lỡ!

1. Tác dụng của lá trầu không đối với bệnh chàm sữa

lá trầu không
Dùng lá trầu không để trị chàm sữa cho trẻ, vừa an toàn, hiệu quả lại tăng sức đề kháng cho da

Chàm sữa là bệnh lý ngoài da do các tác nhân bên ngoài gây ra, khiến da bị dị ứng. Khi đó, trên da thường xuất hiện những nốt mẩn đỏ rải rác hoặc tập trung thành từng đám gây khô, ngứa ngáy da. Vì vậy, để điều trị chàm sữa, da cần được: Dưỡng ẩm, giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một số tài liệu y dược học như “Dược thư quốc gia”, sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã chỉ ra nhiều hoạt chất trong lá trầu không: Eugenol, Estragol, Chavicol, Chavibetol… Những hoạt chất này đều có tác dụng trị chàm sữa hiệu quả:

Thành phần

Công dụng trị chàm sữa

Nước, Vitamin, Protein, khoáng chất

Dưỡng ẩm, giữ cho da không bị khô, bong tróc, đồng thời cung cấp dưỡng chất giúp chàm sữa mau lành.

Chavicol, Chavibetol, Cađinen

Là các kháng sinh thực vật, có khả năng sát khuẩn mạnh, làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tinh dầu (thành phần chính là Eugenol)

Chống viêm, làm giảm triệu chứng ngứa, cải thiện tình trạng da bị chàm.

Các chất chống oxy hóa (EGCG, EGC, ECG…)

Thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp chàm sữa nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, lá trầu không còn là nguyên liệu tự nhiên, đặc biệt an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Không gây hại cho da.
  • Lá trầu không trơn nhẵn, không có lông tơ gây kích ứng da của trẻ..
  • Các hoạt chất trong lá trầu không không bị biến đổi khi đun sôi.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ nên dùng lá trầu không để trị chàm sữa cho trẻ, vừa an toàn, hiệu quả lại tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa các bệnh ngoài da khác như hăm tã, viêm da, mụn nhọt…

2. Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Có nhiều cách trị chàm sữa bằng lá trầu không, dưới đây chuyên gia giới thiệu với mẹ 3 cách đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả nhất. Mẹ tham khảo và áp dụng để điều trị cho bé.

2.1. Chữa chàm sữa bằng nước cốt lá trầu không

nước cốt lá trầu không dùng chữa chàm sữa cho bé
Nước cốt lá trầu không dùng chữa chàm sữa cho bé với tổn thương ở mức độ trung bình

Khi da bị chàm sữa tổn thương ở mức độ trung bình, với biểu hiện da khô, bong vảy gây rát, đặc biệt là chưa có vết loét, mẹ có thể áp dụng phương pháp này cho bé để giảm ngứa, dưỡng ẩm cho trẻ bị chàm sữa ở tay.

Các bước chuẩn bị nước cốt lá trầu không:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không sạch, không dập nát và ngâm nước muối trong 5 phút để loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn. Để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát lá trầu không. Vắt lấy nước cốt vào bát nhỏ, loại bỏ bã.

Các bước chữa chàm sữa bằng nước cốt lá trầu không:

  • Bước 1: Vệ sinh da bằng nước ấm (35-38 độ).
  • Bước 2: Dùng vải mềm hoặc tăm bông thấm nước cốt, chấm lên vùng da bị chàm sữa. Để qua đêm để chất có tác dụng thấm vào da.
  • Bước 3: Vệ sinh da sau khi bé ngủ dậy.

Lưu ý:

  • Chỉ dùng 1 lần/ ngày
  • Dùng nước cốt trầu không sau khi vắt, không nên dùng nước cốt đã vắt từ lâu vì có thể bị nhiễm khuẩn hoặc biến đổi chất gây kích ứng cho bé.

2.2. Chữa chàm sữa bằng bã trầu không

bã trầu không chữa chàm sữa cho bé
Bã trầu không chữa chàm sữa cho bé chỉ dùng 1 lần/ngày và đắp không quá 15 phút trên da

Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu có khả năng sát khuẩn mạnh, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, lá trầu không, không có chứa nhiều lông sâu nên mẹ có thể dùng bã để xoa trực tiếp lên da bé.

Các bước chuẩn bị tinh dầu lá trầu không:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn trong 5 phút.
  • Bước 2: Vò nát lá trầu không, tinh dầu trong lá trầu sẽ tiết ra, đọng trên bã lá.

Các bước chữa chàm sữa bằng tinh dầu lá trầu không:

  • Bước 1: Dùng khăn thấm nước ấm (35-38 độ) để làm sạch vùng da bị chàm.
  • Bước 2: Lấy lá trầu vừa vò nát đắp lên vùng da bị chàm khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Vệ sinh vùng da vừa đắp lá trầu bằng nước ấm (35-38 độ).

Lưu ý:

  • Không đắp quá 15 phút do tinh dầu có thể gây nóng rát da.
  • Chỉ dùng 1 lần/ ngày.

2.3. Chữa chàm sữa bằng nước tắm lá trầu không

nước tắm lá trầu không
Mẹ nên đun nước lá trầu không tắm cho bé khi chàm sữa lan rộng

Khi chàm sữa lan rộng sang nhiều bộ phận như mặt, cổ, tay chân, mẹ nên đun nước lá trầu không tắm cho bé. Cách này giúp vệ sinh da sạch sẽ, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nhất.

Cách nấu nước tắm chữa chàm sữa bằng lá trầu không:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5-7 lá trầu không không bị dập nát, rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Để ráo nước.
  • Bước 2: Vò nhẹ lá trầu, cho vào nồi và thêm 2 lít nước sạch. Đun sôi trong vòng 10 phút.
  • Bước 3: Pha loãng nước lá vừa đun với 5 lít nước, điều chỉnh nhiệt độ nước tắm từ 35-38 độ.

Cách tắm chữa chàm sữa bằng lá trầu không:

Trước hết, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa tay bằng xà phòng, sau đó thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Làm ướt người bé bằng nước ấm (35-38 độ) hoặc nước tắm vừa pha trước khi đặt bé vào chậu tắm, tránh làm bẩn nước tắm đã chuẩn bị cho bé.
  • Bước 2: Dùng khăn xô mềm, thấm nước và lau nhẹ nhàng vùng da bị chàm sữa. Sau đó tắm cho trẻ.
  • Bước 3: Lấy khăn khô lau người bé. Lưu ý không cần tráng lại bằng nước sạch, tránh rửa trôi hoạt chất trong lá trầu không.

Lưu ý:

  • Nên tắm cho trẻ 1 lần/ngày.
  • Không áp dụng khi chàm sữa có dấu hiệu lở loét, chảy mủ hay chảy nước.

3. Chữa chàm sữa bằng lá trầu không bao lâu thì khỏi?

Bé bị chàm sữa
Tùy thuộc vào tình trạng chàm sữa và cơ địa da của mỗi trẻ mà thời gian điều trị khỏi bệnh cũng khác nhau
  • Thông thường, chàm sữa sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày chữa trị bằng lá trầu không. Khi da có dấu hiệu phục hồi, mẹ có thể giảm dần tần suất và dừng hẳn khi chàm sữa khỏi hoàn toàn.
  • Trong trường hợp chàm sữa lở loét, xuất hiện vết thương hở, khó lành thời gian điều trị có thể kéo dài đến 2 tuần. Vì vậy, mẹ cần kiên trì chữa trị để lá trầu không đạt tác dụng tốt nhất.
  • Với cách tắm nước lá trầu không, mẹ có thể áp dụng ngay cả khi chàm sữa đã khỏi. Nên tắm 2-3 ngày mỗi lần bằng lá trầu để làm sạch da, cung cấp dưỡng chất, đồng thời tăng cường đề kháng cho da, ngăn ngừa các bệnh ngoài da khác.

Mẹ cũng quan tâm đến: Chàm sữa có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc để trẻ nhanh khỏi bệnh nhất

4. Đánh giá cách chữa chàm sữa lá trầu không

Dưới đây là đánh giá của chuyên gia Dr.Papie về cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Lá trầu không dễ kiếm, rẻ tiền.
  • Cách sử dụng đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.
  • Lá trầu không có lông tơ, không gây kích ứng, an toàn với da trẻ.
  • Hiệu quả trị chàm sữa cao, cả khi chàm sữa đã lở loét.
  • Tốn nhiều thời gian chuẩn bị.
  • Có thể chọn phải lá trầu không không sạch, chứa hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…
  • Đun nấu quá lâu làm phá hủy 1 số hoạt chất có trong lá trầu không

Để khắc phục các nhược điểm trên, chuyên gia Dr.Papie khuyên mẹ sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie chứa chiết xuất trầu không cùng các thảo dược có tác dụng trị chàm khác như sài đất, trà Shan tuyết, cỏ mần trầu… Nước tắm kết hợp nhiều loại thảo dược giúp tăng cường hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm thời gian cho mẹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối với bé yêu.

5. Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Nếu không được thực hiện đúng cách, lá trầu không vừa không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến da chàm sữa bị tổn thương nặng hơn. Vì vậy, khi sử dụng lá trầu không chữa chàm sữa cho trẻ, mẹ cần nằm lòng 3 tiêu chí dưới đây:

5.1. Chọn lá trầu không chất lượng, làm sạch trước khi nấu

lá trầu không xanh, không bị sâu dùng để chữa chàm sữa
Mẹ cần chọn lá trầu không sạch, đảm bảo không chứa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu

Da trẻ mỏng, sức đề kháng kém nên dễ bị tổn thương bởi các tác nhân lạ như vi khuẩn, bụi bẩn, đặc biệt là hóa chất. Vì vậy, mẹ cần chọn lá trầu không sạch, đảm bảo không chứa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hay thuốc tăng trưởng, tránh da bé bị kích ứng.

Bên cạnh đó, trước khi sơ chế mẹ cũng nên làm sạch bằng cách ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá trầu, tránh gây tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.

5.2. Sử dụng lá trầu không đúng cách cho vùng da chàm sữa

Như đã lưu ý ở trên không sử dụng bã trầu không hay tắm nước lá trầu để trị chàm sữa lở loét, do phương pháp này tác động trực tiếp lên vết chàm hở, khiến da lâu lành và khó điều trị hơn. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý thực hiện theo các bước đã nêu trong mục 2 để lá trầu không phát huy hết tác dụng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến da trẻ.

5.3. Kết hợp các phương pháp khác để tăng hiệu quả

Kem dưỡng ẩm cho trẻ bị chàm sữa
Bên cạnh việc trị chàm sữa bằng lá trầu không, mẹ nên kết hợp các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ bị chàm sữa

Bên cạnh việc trị chàm sữa bằng lá trầu không, mẹ nên kết hợp các loại kem có tác dụng trị chàm sữa để rút ngắn thời gian điều trị:

  • Kem dưỡng ẩm: Cấp ẩm cho da, cải thiện tình trạng da khô, bong tróc do chàm sữa. Một số loại kem dưỡng ẩm thích hợp cho da bị chàm sữa như Aveeno Baby, Cetaphil, Vaseline Original Oil Jelly…
  • Kem ngừa sẹo: Tránh hình thành sẹo trong quá trình ăn da non. Chuyên gia gợi ý cho mẹ một số kem ngừa sẹo như  Aveeno Eczema Therapy, CeraVe Eczema Soothing Creamy Oil…

Mẹ cũng cần giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng, đồng thời thường xuyên về sinh vùng da bị chàm để tránh tình trạng nhiễm trùng, gây sưng đỏ, ngứa rát da.

Trong trường hợp chàm sữa tiến triển nặng, có dấu hiệu lở loét hay chảy mủ, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc Hydrocortison bôi chàm sữa cho trẻ.

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không hiệu quả với nhiều mức độ chàm sữa. Mẹ cần thực hiện đúng các bước, đúng yêu cầu để chàm sữa mau khỏi, tránh để lại biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để xử lý kịp thời.

Nếu còn băn khoăn, chưa biết cách xử trí khi con bị chàm sữa, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

Xem thêm:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook