Bị chàm sữa bôi hồ nước có nên không? 5 Lưu ý cho mẹ

Chữa chàm sữa bằng hồ nước là phương pháp đã được các mẹ áp dụng khá nhiều từ xa xưa. Nhưng công dụng của hồ nước trong việc điều trị chàm sữa cụ thể như thế nào? Cách sử dụng ra sao để đạt hiệu quả nhất? Mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nhận được những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia!

Xem thêm: Trẻ bị chàm sữa bôi sữa mẹ có được không và cần lưu ý gì khi bôi

1. Hồ nước là gì, tại sao bị chàm sữa bôi hồ nước?

Chữa chàm sữa bằng hồ nước
Hồ nước có tác dụng cấp ẩm và sát trùng nên được dùng để hỗ trợ điều trị chàm sữa

Hồ nước là một dung dịch đặc có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương được dùng điều trị các bệnh ngoài da.

1.1. Thành phần của hồ nước

Cụ thể, trong hồ nước có 5 thành phần sau:

  • Zinc Oxide (Kẽm Oxit)
  • Glycerin
  • Calcium carbonate
  • Talc
  • Nước cất

1.2. Công dụng của hồ nước đối với bệnh chàm sữa

Biểu hiện bệnh chàm sữa là do các phản ứng miễn dịch của cơ thể với tác nhân kích ứng. Vì vậy, trong điều trị chàm sữa cần loại bỏ nguyên nhân dị ứng và cải thiện các triệu chứng. Mục tiêu điều trị chàm sữa là: Dưỡng ẩm, giảm viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Hồ nước có tác dụng tốt trong điều trị chàm sữa nhờ công dụng:

  • Dưỡng ẩm: Glycerin có tác dụng cân bằng độ ẩm, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giảm tình trạng khô da ở giai đoạn 4,5.
  • Giảm viêm, giảm ngứa: 
    • Kẽm oxid có tác dụng giảm viêm, giảm kích ứng, giảm ngứa hiệu quả khi trẻ bị chàm.
    • Glycerin giúp làm dịu da, giảm ngứa khi da bị kích ứng, chàm sữa.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Hồ nước tạo một lớp màng mỏng bảo vệ da khỏi vi khuẩn, nấm, ngăn ngừa nhiễm trùng da.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi da: Kẽm oxit có tác dụng còn giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, ánh sáng và giúp tái tạo da nhanh hơn khi bé bị chàm.

2. Ưu nhược điểm của việc chữa chàm sữa bằng hồ nước

Ưu điểm

Nhược điểm

  • An toàn và lành tính với da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Hiệu quả trong điều trị chàm nhẹ, chàm cấp tính.
  • Làm dịu da, giảm mẩn ngứa sưng tấy, tái tạo và phục hồi vùng da tổn thương.
  • Giá thành rẻ, dễ tìm mua.
  • Giúp điều trị cả các vấn đề da khác như: Vảy nến, eczema, bỏng nước, côn trùng cắn,…
  • Dạng thuốc mỡ nên dễ gây bít tắc lỗ chân lông, dễ gây bẩn, gây khó chịu cho bé.
  • Không sử dụng được với tình trạng chàm nặng, chàm mạn tính, chàm cơ địa.
  • Không dùng khi da đã bị nhiễm khuẩn hay bội nhiễm, mụn mủ phức tạp.
  • Các thành phần như: Talc oxit, chất nhựa thơm, .. có thể gây kích ứng hơn nếu da bé quá nhạy cảm.

Ngoài cách chữa chàm sữa bằng hồ nước với nhiều hạn chế thì mẹ có thể tham khảo cách chữa chàm sữa bằng đông y an toàn, hiệu quả khắc phục được các nhược điểm của hồ nước.

3. Hướng dẫn 3 bước bôi hồ nước trị chàm sữa chuẩn nhất cho bé

Cách chữa chàm sữa bằng hồ nước
Mẹ cần vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ trước khi bôi hồ nước

Dùng hồ nước để trị chàm sữa cho bé, ba mẹ cần chuẩn bị 1 lọ hồ nước đảm bảo chất lượng cùng 1 chiếc khăn khô mềm. 3 bước bôi hồ nước cho bé:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thao tác trên da bé.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị chàm bằng nước ấm, dùng khăn thấm khô
  • Bước 3: Lấy 1 lượng hồ vừa đủ thoa đều, massage đều lên vùng da bị chàm của bé trong khoảng 3 – 5 phút. Lưu ý: Lượng hồ sử dụng phụ thuộc vào diện tích vùng da bị chàm, khoảng 1 hạt đậu cho 1 bên má.

4. Thời gian và tần suất bôi hồ nước cho bé

Khi sử dụng hồ nước trị chàm sữa cho con, ba mẹ cần lưu ý bôi đúng thời điểm và duy trì tần suất bôi hợp lý để tăng hiệu quả điều trị.

Thời gian dùng hồ nước:

  • Chỉ sử dụng hồ nước trong giai đoạn đầu của chàm sữa với biểu hiện như mới tấy đỏ, bắt đầu ngứa, có thể xuất hiện mụn nước li ti nhưng chưa vỡ.
  • Nên bôi sau khi tắm và đã vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương do chàm.

Tần suất bôi: 

  • Sử dụng hồ nước cho trẻ 2-3 lần/ngày, các lần bôi nên cách đều nhau (khoảng 8 tiếng).
  • Bôi kiên trì trong khoảng 7-10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5. 5 Lưu ý cho trẻ dùng hồ nước chữa chàm sữa

Chữa chàm sữa bằng hồ nước khi bé bị nhẹ
Chỉ nên dùng hồ nước khi bé bị chàm sữa ở giai đoạn nhẹ, chưa có nhiễm khuẩn, lở loét

Trong thời gian điều trị chàm sữa bằng hồ nước, ba mẹ hãy lưu ý 5 điều sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hồ nước trị chàm sữa cho con.
  • Nên thử hồ nước lên một vùng da nhỏ và theo dõi trong lần bôi đầu tiên. Nếu không có biểu hiện bất thường có thể bôi trên vùng da rộng hơn.
  • Chỉ dùng hồ nước trong giai đoạn chàm nhẹ, chưa chảy nước. Không bôi lên vết thương hở, không bôi khi da có dấu hiệu chàm bội nhiễm.
  • Ngưng sử dụng nếu bé có các biểu hiện dị ứng như: da mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay, khó thở, choáng váng, ho, tức ngực…
  • Đậy kín nắp hồ nước sau khi sử dụng, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao, chú ý hạn sử dụng.

6. Lời khuyên của chuyên gia khi bôi hồ nước cho bé bị chàm sữa

Trong quá trình điều trị, cần giữ vệ sinh vùng da bôi hồ nước sạch sẽ vì có thể bị bội nhiễm ở các vùng hồ nước che phủ. Một số biện pháp vệ sinh da nẹ nên áp dụng:

  • Sử dụng nước lá thảo dược tự nhiên có tác dụng làm sạch và hỗ trợ trị chàm như: Khổ qua, cỏ mần trầu, lá sài đất… 
  • Dùng nước tắm thảo dược chuyên dụng có công dụng trị chàm: Nước tắm có tác dụng trị chàm an toàn, hiệu quả và tiện lợi hơn so với các loại lá thông thường
Nước tắm thào dược Dr.Papie hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Nước tắm thào dược Dr.Papie hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trong đó, nước tắm thảo dược Dr.Papie được các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng giúp  hỗ trợ điều trị HIỆU QUẢ, AN TOÀN bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Công dụng nổi bật của nước tắm có thể kể đến như:

  • Kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa: Nước tắm Dr.Papie chứa nhiều acid amin, chất khoáng có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa, giảm đỏ cho da. Sản phẩm giàu “kháng sinh thực vật”, giúp kháng khuẩn, chống viêm an toàn cho vùng da bị chàm của bé.
  • Nâng cao sức đề kháng, bảo vệ da: Các chất chống oxy hóa như EGCG, tanin… trong sữa tắm giúp nuôi dưỡng và bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây chàm sữa.
  • Cung cấp độ ẩm cho da: Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie chứa nhiều vitamin, khoáng chất… giúp tạo độ ẩm cho da, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giảm tình trạng khô da khi bé bị chàm sữa.

Mẹ tham khảo bài viết: Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì? 8 loại lá tắm thảo dược hiệu quả và an toàn nhất.

Chữa chàm sữa bằng hồ nước chỉ nên áp dụng khi bé bị chàm cấp tính, chàm nhẹ. Nếu các vết chàm đã có dấu hiệu vỡ mụn nước, da trẻ có dấu hiệu đóng nhiều vảy khô, ráp, xuất hiện nhiều rãnh ngang dọc hay rỉ máu, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để kịp thời điều trị.

Nếu còn băn khoăn, chưa biết cách xử trí khi con bị chàm sữamẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook