Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị chuẩn tại nhà

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý khá lành tính, có thể không gây nguy hiểm cho trẻ nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cha mẹ tự ý chữa trị cho trẻ tại nhà gây ra biến chứng, để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Để tránh tình trạng kể trên, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị chuẩn tại nhà cho bé, mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

chàm sữa khô
Chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) là tình trạng trên da trẻ xuất hiện mẩn đỏ chi chít, hay gặp nhất ở mặt, chân, tay trẻ

Chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) là tình trạng trên da trẻ xuất hiện mẩn đỏ chi chít, hay gặp nhất ở mặt, chân, tay trẻ. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ.

Nguyên nhân bị chàm sữa chủ yếu dẫn đến chàm sữa ở trẻ sơ sinh được cho là do cơ địa dị ứng hoặc di truyền. Trẻ gặp phải tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông chó, mèo…) hay có bố mẹ mắc các bệnh lý ngoài da có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn trẻ khác.

Chàm sữa rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, dị ứng… Do đó, mẹ cần phân biệt và nhận biết trẻ bị chàm sữa để điều trị đúng cách.

Thông thường, trẻ có những biểu hiện sau:

  • Các nốt chàm sữa thường tập trung ở mặt (trên lông mày, má, quanh miệng), chân và tay.
  • Ban đầu, da chỉ xuất hiện mẩn đỏ, rải rác.
  • Sau 1-2 ngày, mẩn đỏ chuyển dần thành mụn nước, rồi vỡ ra, khô lại và đóng vảy.
  • Vùng da bị chàm thường thô, ráp và khô hơn xung quanh.

2. Cách trị chàm sữa cho bé

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường khỏi dứt điểm sau 1-2 tuần nếu được mẹ điều trị sớm, đúng cách. Khi chàm sữa ở mức độ nhẹ, các nốt chàm sữa chưa vỡ ra hay lở loét, mẹ có thể trị chàm sữa tại nhà cho bé bằng các cách dưới đây:

2.1. Trị chàm sữa cho bé bằng nước tắm thảo dược

Nước tắm thảo dược có khả năng làm sạch da tốt, đặc biệt có chứa kháng sinh thực vật, nhanh chóng cải thiện tình trạng da bị chàm sữa, đồng thời an toàn với trẻ nhỏ. Mẹ cần lựa chọn lá có khả năng làm sạch tốt, nhiều dưỡng chất như lá ổi, lá trà xanh, lá trầu không…

2.1.1. Nước tắm lá ổi trị chàm sữa cho bé

Nước tắm lá ổi trị chàm sữa cho bé
Nước tắm lá ổi có hoạt tính kháng khuẩn mạnh giúp trị chàm sữa cho bé

Dịch chiết lá ổi có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, đồng thời lá ổi giàu vitamin C giúp thúc đẩy quá trình làm lành da, giúp vết chàm sữa nhanh chóng phục hồi.

Các bước chuẩn bị:

  • Nguyên liệu:
    • 200g lá ổi xanh, không vàng úa, ko dập nát cũng không được quá non.
    • 1 thìa muối.
    • Nước sạch.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Rửa sạch và ngâm lá ổi trong nước muối khoảng 5 phút để làm sạch.
    • Bước 2: Đun sôi lá ổi với 1,5 – 2 lít nước, chắt lấy nước.
    • Bước 3: Pha loãng với nước nguội đến khoảng 35- 38 độ.

2.1.2. Nước tắm lá trà xanh

lá trà xanh
Lá trà xanh có chứa tanin, flavonoid và hàm lượng nhỏ kháng sinh, có tác dụng kháng khuẩn và cấp ẩm cho da

Trị chàm sữa bằng lá trà xanh là phương pháp hữu hiệu do trong lá trà có chứa tanin, flavonoid và hàm lượng nhỏ kháng sinh, có tác dụng kháng khuẩn và cấp ẩm cho da, giúp nốt chàm sữa không bị khô nứt, nhanh hồi phục.

Các bước chuẩn bị:

  • Nguyên liệu:
    • 200g lá trà tươi, không bị dập nát.
    • 1 thìa muối
    • Nước sạch.
  • Các bước chuẩn bị:
    • Bước 1: Rửa sạch và ngâm lá trà trong nước muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
    • Bước 2: Đun sôi lá trà với 1,5 – 2 lít nước, chắt lấy nước.
    • Bước 3: Pha loãng nước tắm đến khoảng 35 -38 độ.

2.1.3. Nước tắm lá trầu không trị chàm sữa

Nước tắm lá trầu không trị chàm sữa
Nước tắm lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, làm sạch da và làm lành vết thương do chàm sữa

Hoạt chất Phenolic và Phytochemical trong lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, làm sạch da và làm lành vết thương nhanh chóng. Vì vậy, mẹ có thể dùng cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không cho bé.

Các bước chuẩn bị:

  • Nguyên liệu:
    • 1 nắm lá trầu không (khoảng 7 lá).
    • ½ thìa muối
    • Nước sạch
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Ngâm lá trầu không với nước muối trong khoảng 5 phút để làm sạch.
    • Bước 2: Đun sôi lá trầu không với 1,5 – 2 lít nước rồi chắt lấy nước.
    • Bước 3: Pha nước vừa đun sôi với nước nguội, lưu ý nhiệt độ nước tắm khoảng 35 -38 độ.

2.1.4. Nước tắm khổ qua trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Nước tắm khổ qua trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh
Nước tắm khổ qua trị chàm sữa mang lại hiệu quả làm sạch, kháng viêm tốt cho trẻ sơ sinh

Để cải thiện tình trạng da bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho trẻ tắm nước khổ qua, vừa thực hiện đơn giản vừa mang lại hiệu quả làm sạch, kháng viêm tốt.

Các bước chuẩn bị:

  • Nguyên liệu:
    • 3-4 quả khổ qua (mướp đắng) non.
    • Nước sạch.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Rửa sạch khổ qua, bỏ hạt và thái lát mỏng.
    • Bước 2: Đun khổ qua vừa thái lát với 1,5 – 2 lít nước đến sôi, chắt lấy nước.
    • Bước 3: Pha loãng nước tắm đến khoảng 35- 38 độ.

2.1.5. Nước tắm kinh giới

Lá kinh giới
Lá kinh giới có chứa các flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da

Tinh dầu kinh giới có khả năng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên được dùng để đun nước tắm trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh.

Các bước chuẩn bị:

  • Nguyên liệu:
    • 100g lá kinh giới tươi, không dập nát hay có lá vàng.
    • ½ thìa muối.
    • Nước sạch
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Ngâm lá kinh giới với nước muối loãng để loại sạch vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá.
    • Bước 2: Đun sôi lá với khoảng 1,5 lít nước, chắt lấy nước.
    • Bước 3: Pha loãng với nước nguội đến khoảng 35- 38 độ.

2.1.6. Nước tắm sài đất

Sài đất có tác dụng trị viêm nhiễm, mụn nhọt, làm mát da khi bé bị hăm
Sài đất có tác dụng trị viêm nhiễm, mụn nhọt, làm mát da khi bé bị hăm

Coumarin và tinh dầu có trong lá sài đất có khả năng làm sạch, kháng viêm mạnh, giúp làm sạch vùng da bị chàm sữa, đồng thời giảm ngứa, giúp vết thương nhanh lành.

Các bước chuẩn bị:

  • Nguyên liệu:
    • 100g – 200g lá sài đất.
    • ½ thìa muối
    • Nước sạch.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Ngâm lá sài đất với nước muối trong khoảng 5 phút để làm sạch.
    • Bước 2: Đun sôi lá sài đất với 1,5 – 2 lít nước rồi chắt lấy nước.
    • Bước 3: Pha loãng nước lá vừa đun với nước nguội để có nước tắm khoảng 35- 38 độ.

Cách tắm chuẩn cho trẻ bị chàm sữa

  • Bước 1: Dùng khăn mềm thấm ướt nước lá, nhẹ nhàng lau sạch vùng da trẻ bị chàm sữa.
  • Bước 2: Lặp lại bước trên một lần nữa.
  • Bước 3: Tắm cho trẻ với nước lá đã chuẩn bị, lưu ý không chà xát lên da bị tổn thương.

Lưu ý: Không cần tắm lại với nước sạch.

Các loại nước tắm thảo dược tự chuẩn bị tại nhà thường lỉnh kỉnh, mất nhiều thời gian. Mẹ có thể sử dụng nước tắm chuyên dụng để tiết kiệm thời gian hơn.

Các chuyên gia Nhi Khoa khuyên mẹ dùng nước tắm gội với thành phần là dịch chiết từ các thảo dược có tác dụng trị chàm sữa như trầu không, kinh giới, khổ qua, trà Shan tuyết…, giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị nước tắm. Đồng thời, nước tắm này còn kết hợp nhiều loại thảo dược giúp nâng cao hiệu quả điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

2.2. Sử dụng kem trị chàm sữa cho trẻ

Sử dụng kem trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh
M nên sử dụng kem trị chàm sữa để cấp ẩm cho da, giảm ngứa, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da

Thông thường, vùng da bị chàm sữa thường khô rát, gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ nhỏ. Lúc này, mẹ nên sử dụng kem trị chàm sữa để cấp ẩm cho da, giảm ngứa, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da để da mau hồi phục.

Một số loại kem an toàn cho trẻ sơ sinh được bác sĩ khuyên dùng: Kem Aveeno Baby Eczema Therapy Moisturizing Cream, Dexeryl, Eucerin Baby, Grahams Baby Eczema Cream, Metaderm Eczema…

Cách bôi kem trị chàm sữa cho bé

  • Bước 1: Dùng khăn mềm làm sạch vùng da chàm sữa.
  • Bước 2: Thoa một lớp kem mỏng lên da, massage nhẹ nhàng.

Lưu ý:

  • Mẹ cần rửa sạch tay trước khi bôi kem cho trẻ.
  • Bôi thuốc 3-4 lần/ ngày.

2.3. Sử dụng thuốc đặc trị chàm sữa cho bé

Khi chàm sữa tiến triển nặng hơn với biểu hiện chàm sữa có mủ vàng, hay các mụn nước vỡ ra, lở loét, sử dụng kem trị chàm sữa thường không có hiệu quả. Khi đó, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc đặc trị chàm sữa cho trẻ. Các loại thuốc thường được chỉ định như Kẽm Oxyd, thuốc chống viêm Corticoid, thuốc chống dị ứng.

2.3.1. Sử dụng thuốc có chứa Kẽm Oxyd cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Sử dụng thuốc có chứa Kẽm Oxyd cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Thuốc có chứa Kẽm Oxyd cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Thuốc có chứa Kẽm Oxyd có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, đồng thời làm dịu da giúp chàm sữa mau hồi phục.

Một số thuốc chứa Kẽm Oxyd như Kidz Kream, Hồ nước…

Lưu ý: Làm sạch da trước khi dùng thuốc.

2.3.2. Chữa chàm sữa cho trẻ bằng thuốc chống viêm Corticoid cho bé sơ sinh bị chàm sữa

Chữa chàm sữa cho trẻ bằng thuốc chống viêm Corticoid cho bé sơ sinh bị chàm sữa
Thuốc chống viêm Corticoid chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ

Các thuốc Corticoid được sử dụng để giảm nhẹ tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa chàm sữa bội nhiễm, đồng thời giảm ngứa do chàm sữa gây ra.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chỉ nên sử dụng hydrocortisone dạng bôi để có tác dụng tốt, tránh tác dụng không mong muốn toàn thân.

Lưu ý:

  • Làm sạch da trước khi bôi thuốc.
  • Không sử dụng thuốc quá liều và quá 14 ngày do có thể gặp tác dụng phụ như sụt cân, suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết…

2.3.3. Sử dụng thuốc chống dị ứng

Các thuốc chống dị ứng có tác dụng ức chế các phản ứng dị ứng, giảm ngứa hiệu quả, nhanh chóng. Do đó, khi chàm sữa nặng khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, mẹ có thể sử dụng thuốc chống dị ứng cho trẻ (thường sử dụng thuốc Histamin).

3. Kinh nghiệm trị chàm sữa giúp bé nhanh khỏi

Không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
Không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng sẽ giúp các tổn thương da không lan rộng

Bên cạnh việc tắm nước tắm thảo dược và sử dụng kem, thuốc trị chàm sữa cho bé, để vết thương mau lành, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Kết hợp phương pháp tắm nước tắm thảo dược và sử dụng kem bôi da (hoặc thuốc) để tăng hiệu quả: Việc này giúp vết chàm sữa vừa được dưỡng ẩm, vừa được sát khuẩn, chống viêm và cung cấp dưỡng chất. Nhờ đó, thời gian điều trị được rút ngắn, vùng da tổn thương nhanh chóng hồi phục.
  • Không sờ, gãi các vết chàm sữa: Hành động này có thể đưa vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng, kéo dài thời gian điều trị bệnh. Vì vậy, mẹ nên đeo bao tay cho trẻ, vệ sinh móng tay cho trẻ thường xuyên và để ý không cho trẻ đưa tay lên mặt. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần rửa tay và sát khuẩn sạch sẽ trước khi bôi kem, thuốc cho trẻ để tránh viêm nhiễm.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Phấn hoa, lông chó, mèo hay thức ăn lạ có thể là tác nhân lạ, gây dị ứng cho trẻ với biểu hiện da nổi mẩn toàn thân, phồng rộp, làm da trẻ tổn thương nặng hơn. Do đó, mẹ tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân này bằng cách cho trẻ chơi trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và hạn chế cho trẻ ăn thức ăn lạ, hải sản, thịt bò…
  • Chỉ dùng thuốc khi được sự cho phép của bác sĩ: Trong trường hợp phải dùng thuốc, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và cách sử dụng thuốc. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

4. Sai lầm khi điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Khi điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ cần hết sức thận trọng để tránh làm tổn thương da nặng nề hơn. Sai lầm của mẹ có thể để lại biến chứng trên da trẻ và kéo dài thời gian điều trị. Do đó, mẹ cần lưu ý tránh mắc phải các sai lầm sau đây:

  • Sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc: Khi cùng bôi kem và thuốc trên da, các thuốc có thể tương tác với nhau, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc dùng cùng, không còn tác dụng trị chàm sữa.
  • Sử dụng các loại nước tắm hóa học, xà phòng thơm để tắm cho trẻ: Các thành phần hóa học tổng hợp có trong sữa tắm, xà phòng thơm có thể gây kích ứng da trẻ, khiến da bị chàm sữa tổn thương nặng hơn. Đặc biệt trong trường hợp chàm sữa nặng, các nốt chàm sữa vỡ ra, chảy nước gây lở loét, các thành phần hóa học này có thể không được rửa sạch, đọng lại ở vết loét khiến vết thương khó lành.
  • Sử dụng lá tắm có nguồn gốc không rõ ràng: Lá tắm có chứa thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản có thể làm tổn thương, gây kích ứng da trẻ. Do đó, khi chọn lá tắm mẹ cần lựa chọn lá tươi, nguồn gốc đảm bảo để trị chàm sữa đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, trên thị trường có 1 số dòng nước tắm thảo dược hỗ trợ điều trị chàm sữa hiệu quả. Mẹ tham khảo nước tắm thảo dược Dr.Papie – chiết xuất từ 9 loại thảo dược giúp làm sạch, dưỡng ẩm, giảm viêm, giảm ngứa cho bé bị chàm sữa.

5. Khi nào cần đưa trẻ bị chàm sữa đi gặp bác sĩ

chàm sữa nặng ở bé sơ sinh
Chàm sữa lan rộng khắp thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ

Chàm sữa có thể điều trị dứt điểm tại nhà mà không gây nguy hiểm gì cho trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chàm sữa nặng, các biện pháp điều trị tại nhà không cải thiện được tình trạng, mẹ phải đưa bé đến bác sĩ để được xử lý sớm nhất:

  • Vết chàm sữa chảy mủ vàng, bội nhiễm.
  • Trẻ có biểu hiện sốt.
  • Chàm sữa lan rộng khắp toàn thân.
  • Chàm sữa kéo dài trên 10 ngày – 2 tuần không đỡ

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nước tắm thảo dược hay sử dụng kem hay thuốc trị chàm sữa. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi điều trị, tránh mắc sai lầm hay đưa trẻ đến bác sĩ khi cần thiết để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

Ngoài ra, nếu còn chưa biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị, mẹ có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook