Cách trị rôm sảy cho bé chi tiết từng dạng bệnh tưởng khó hóa ra lại đơn giản đến vậy

Trị rôm sảy cho bé thường được xây dựng tùy theo dạng rôm và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Với dạng rôm nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tự điều trị không đúng cách không chỉ không thuyên giảm mà còn có trường hợp tình trạng nặng nề hơn. Để biết chăm sóc đúng cách khi trẻ mắc rôm sảy, đọc ngay hướng dẫn chi tiết cách trị rôm sảy cho bé theo từng dạng và mức độ bệnh, đặc biệt là ở . Mẹ đọc để áp dụng trị rôm cho trẻ khoa học, hiệu quả.

1. Phân biệt 4 dạng rôm sảy ở trẻ em để có cách trị đúng 

Rôm sảy hay phát ban nhiệt, gai nhiệt ở trẻ em xảy ra khi các ống, tuyến mồ hôi bị bít tắc gây ra các vết sần, mụn nước mọc lấm tấm hoặc thành từng đám trên da.

Dựa theo mức độ tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi, rôm sảy được chia thành 4 loại với biểu hiện khác nhau rõ rệt:

  • Rôm sảy kết tinh (rôm sảy nhẹ): Biểu hiện là những mụn nước nhỏ li ti, nông, trong suốt rất dễ vỡ và không gây ngứa. Đây là dạng nhẹ của rôm sảy, ống mồ hôi chỉ bít tắc ở lớp sừng, lớp ngoài cùng của da.
  • Rôm sảy đỏ (rôm sảy nhẹ): Vùng da rôm sảy xuất hiện nhiều vết mẩn, mụn gai đỏ gây ra cảm giác ngứa ngáy đôi khi nhói như bị kiến cắn. Dạng này tổn thương sâu hơn rôm kết tinh, gây cảm giác khó chịu, bé hay gãi vết rôm, ngủ không ngon.
  • Rôm sảy mủ (rôm sảy nặng): Trên da xuất hiện các mụn đỏ có mủ trắng. Những mụn này vỡ ra có thể gây chảy máu, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, đau rát và rất dễ nhiễm trùng da.
  • Rôm sảy sâu (rôm sảy nặng): Thường xảy ra sau nhiều đợt rôm đỏ. Lúc này, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn sâu bên trong gây ra các nốt mụn đỏ sần lên rõ, da đỏ như da gà. Dạng này ít gặp, không gây ngứa nhưng có thể có những biểu hiện nhiễm trùng sâu như như: chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, sốc do nóng.

Tùy từng dạng và mức độ rôm sảy mà cách điều trị sẽ khác nhau. Thông thường sẽ có 2 hướng điều trị với trường hợp rôm nhẹ và rôm nặng.

Có thể bạn quan tâm:

2. Cách trị rôm sảy trẻ em trong trường hợp nhẹ

Trường hợp bé bị rôm dạng kết tinh, rôm đỏ với những mụn nước nhỏ chưa có dấu hiệu lở loét hay có mủ. , cách trị rôm sảy trẻ em chủ yếu là vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn trên da. Từ đó giúp thông thoáng lỗ chân lông, giảm nguy cơ nhiễm trùng da do vi khuẩn.

Mẹ nên lau người thường xuyên cho bé, cho bé tắm bằng nước tắm thảo dược kết hợp bôi kem trị rôm để tăng hiệu quả điều trị.

2.1. Trị rôm sảy tại nhà an toàn với thảo dược tự nhiên 

Dùng lá tắm trị rôm sảy là cách trị rôm sảy trẻ em hiệu quả, lành tính và nhiều mẹ đã áp dụng thành công. Tắm cho trẻ bằng nước lá giúp làm sạch sâu, làm dịu, làm mát và bổ sung thêm độ ẩm cho da. Đồng thời, một số loại lá còn có thành phần kháng khuẩn giúp diệt khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giúp vết rôm mau lành.

Sử dụng thảo dược để tắm là phương pháp đơn giản, lành tính được nhiều mẹ áp dụng
Sử dụng thảo dược để tắm là phương pháp đơn giản, lành tính được nhiều mẹ áp dụng

Chuyên gia Dr.Papie gợi ý: Danh sách 10 loại thảo dược trị rôm sảy cho bé tốt nhất mẹ nên sử dụng:

Cỏ mần trầu:

Cỏ mần trầu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da, mụn nhọt, rôm sảy. Bên cạnh đó, cỏ mần trầu còn giàu Tanin, Flavonoid có tính kháng khuẩn cao giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm, ngứa cho vết rôm sảy.

Trà Shan tuyết:

Tắm là trà Shan tuyết cho trẻ bị rôm sảy
Tắm lá trà Shan tuyết giúp làm sạch sâu, sát khuẩn da, giảm ngứa, giảm bít tắc lỗ chân lông

Trà Shan tuyết giàu Tanin, Flavonoid giúp làm sạch sâu, sát khuẩn da, giảm ngứa, giảm bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời “kháng sinh thực vật” trong trà Shan tuyết còn giúp bảo vệ da, nâng cao khả năng tự đề kháng giúp trị rôm sảy tại nhà hiệu quả

Lá kinh giới:

Trị rôm sảy bằng kinh giới giúp làm sạch sâu, giảm viêm, giảm ngứa, điều trị hiệu quả mụn nhọt, rôm sảy cho trẻ.

Lá chè xanh:

Tương tự như trà Shan tuyết, lá chè xanh (trà xanh) cũng chứa Tanin, Falvoloid, EGCG giúp kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ da, chữa rôm sảy. Tuy nhiên, hàm lượng dược chất trong chè xanh ít hơn trà Shan tuyết 2-3 lần là cách trị rôm sảy trẻ em rất dễ làm mà hiệu quả cao.

Lá khế:

Theo đông y, lá khế có tính mát, vị chát giúp giải độc, thanh nhiệt. Ngoài ra, trong thành phần của lá khế còn chứa các chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Vì vậy, lá khế được dùng để trị các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, rôm sảy.

Lá sài đất:

Sài đất giàu Flavonoid, Coumarine, tinh dầu, kháng sinh tự nhiên. Chính vì vậy, dùng nước lá sài đất tắm cho trẻ giúp làm sạch sâu, kháng khuẩn, chống viêm, điều trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả.

Lá trầu không:

Trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu có tính kháng sinh rất mạnh. Vì vậy, tắm nước lá trầu không giúp làm sạch sâu, diệt khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa cho da khi bị mụn nhọt, rôm sảy.

Lá dâu tằm:

Lá dâu tằm có vị đắng, tính ngọt giúp thanh nhiệt, làm mát, giảm bí bách da. Ngoài ra, lá dâu còn giàu Acid amin, Tanin, Vitamin C giúp nuôi dưỡng, kháng khuẩn, chống oxy hóa, làm vùng rôm sảy mau lành.

Lá tía tô:

Trong thành phần của lá tía tô có chứa các chất như Acid Rosmarinic, Luteolin…Những chất này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa rất tốt. Vì vậy, tắm nước lá tía tô giúp làm dịu da, kháng khuẩn, rôm sảy lặn đi nhanh chóng.

Quả mướp đắng:

Thành phần dược chất trong quả mướp đắng gồm: Glucozid đắng, Vitamin C, B1, Betain, Protein. Vì vậy, tắm nước mướp đắng giúp làm dịu, làm mát da, đồng thời chống viêm, giảm ngứa chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ hiệu quả..

Mẹ tắm cho bé 1 lần/ ngày bằng nước đun từ 1 trong những loại thảo dược trên, sau khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Mẹ có thể tham khảo 14 loại lá tắm an toàn với làn da trẻ.

Lưu ý khi dùng lá tắm trị rôm sảy tại nhà cho trẻ:

  • Chọn lá sạch không chứa hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Sơ chế lá kĩ để loại bụi bẩn, lông tơ trên lá.
  • Với lá dâu tằm, mẹ cần tắm lại cho bé bằng nước sạch vì bột lá có thể còn dính lại trên da.

2.2. Cách trị rôm sảy trẻ em bằng nước tắm thảo dược Dr.Papie

nước tắm thảo dược Dr.Papie trị rôm sảy cho bé
Nước tắm thảo dược Dr.Papie có công dụng trị rôm sảy hiệu quả và rất an toàn, dịu nhẹ với làn da của trẻ

Hiện nay, để không phải mất công chuẩn bị lá tắm cầu kì, nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn nước tắm thảo dược chuyên dụng để trị rôm cho bé. Chuyên gia Nhi khoa khuyên mẹ nên sử dụng nước tắm Dr.Papie để trị rôm sảy tại nhà cho trẻ nhờ những ưu điểm vượt trội:

  • Hiệu quả trị rôm cao: 
    • Chứa dịch chiết nhiều loại thảo dược trị rôm: Trà Shan tuyết, cỏ mần trầu, kinh giới, mướp đắng, trầu không,…
    • Nước tắm chứa hàm lượng dược chất cao nhờ công nghệ bào chế ở nhiệt độ thấp, tác dụng trị rôm hiệu quả hơn nhiều so với dùng lá tắm.
  • An toàn tuyệt đối với trẻ: 
    • Thành phần chiết xuất từ dược liệu sạch 100%, đạt chuẩn hữu cơ châu Âu.
    • Loại bỏ hoằn toàn lông tơ, cặn dược liệu, không chất tạo bọt, không hương liệu nên không gây kích ứng da bé.
  • Tiết kiệm thời gian với 3 bước tắm đơn giản:
    • Bước 1: Pha theo tỉ lệ 2,5ml nước tắm và 5 lít nước sạch.
    • Bước 2: Tắm cho bé.
    • Bước 3: Lau khô người và không cần tráng lại.

2.3. Sử dụng kem trị rôm sảy cho bé

2.1.1. Kem em bé để chữa rôm sảy cho trẻ nhỏ

Kem em bé trị rôm sảy
Kem em bé được các bà mẹ tin dùng vì độ hiệu quả cũng như giá thành rất hợp lý.
  • Xuất xứ: Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI, Việt Nam
  • Thành phần: Nano curcumin, tinh chất Cúc La Mã, D-panthenol & Allatoin, Kẽm oxyd, Vitamin E, dầu hạnh nhân, Lanolin.
  • Cách dùng kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh Kem em bé: 
    • Làm sạch vùng rôm sảy, thấm khô.
    • Thoa một lớp kem mỏng và mát xa đến khi kem thấm vào da.
    • Dùng 2-3 lần/ngày.
  • Giá tham khảo: 60.000 – 70.000 VNĐ/tuýp.

2.1.2. Kem trị rôm sảy cho bé Bepanthen

Thuốc trị rôm sảy cho bé bepanthen
Kem trị rôm sảy cho bé Bepanthen từ Đức có hiệu quả trị rôm sảy rất tốt nhưng giá thành cao
  • Xuất xứ: Công ty Hoffmann-La Roche AG, Đức
  • Thành phần của kem trị rôm sảy cho bé Bepanthen: Dexpanthenol, Mỡ cừu, Paraffin trắng mềm, Parafin lỏng, Rượu Cetyl, rượu Stearyl, dầu hạnh nhân tinh chế, Protein X, sáp ong trắng, nước tinh khiết.
  • Cách dùng:
    • Làm sạch và lau khô vùng da rôm sảy.
    • Thoa một lớp kem mỏng, mát xa cho kem thấm vào da.
    • Dùng 1-2 lần/ngày, dùng liên tục đến khi khỏi hẳn.
  • Giá tham khảo: 160.000 VNĐ/tuýp 100g.

2.1.3. Kem bôi trị rôm sảy cho bé Oatrum Kids Gel

kem bôi trị rôm sảy Oatrum Kids Gel
kem bôi trị rôm sảy Oatrum Kids Gel với thành phần Nano Curcumin tác dụng giảm viên, liền da tại vùng rôm
  • Xuất xứ: Việt Nam.
  • Thành phần: Nano Curcumin, Berberin, tá dược khác.
  • Cách dùng Kem bôi trị rôm sảy cho bé Oatrum Kids Gel: 
    • Vệ sinh sạch tay và phần da bị rôm sảy, lau khô.
    • Thoa một lượng gel mỏng lên vùng bị rôm, mát xa nhẹ nhàng để gel thấm vào da.
    • Sử dụng 3 lần/ngày đến khi rôm lặn.
  • Giá tham khảo: 180.000 VNĐ/tuýp 20g.

2.1.4. Kem bôi chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ Kowa

Kem bôi ngoài da Kowa trị rôm sảy
Kem trị rôm sảy Kowa của Nhật tác dụng nhanh, hiệu quả nhưng giá thành cao
  • Xuất xứ: Nhật Bản.
  • Thành phần: 
    • Diphenhydramine hydrochloride
    • Axit glycyrrhetinic, ethanol
    • Axit stearic, axit polyoxyl
    • Axit citric, paraben
    • Cetanol, polysorbate
    • Sorbitan oleate, octyldodecyl
    • Silicic anhydride, hydroxyethylcellulose.
  • Cách dùng kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh Bepanthen:
    • Làm sạch tay và da bé, lau khô.
    • Thoa một lớp mỏng kem Kowa lên da, mát xa để kem thấm.
    • Dùng 2-3 lần/ngày.
  • Giá tham khảo: 220.000 VNĐ/ tuýp 40g.

2.1.5. Kem trị rôm sảy cho bé Yoosun

Kem trị rôm sảy Yoosun rau má
Kem trị rôm sảy Yoosun thành phần rau má tự nhiên an toàn, lành tính với làn da trẻ
  • Xuất xứ: Việt Nam.
  • Thành phần: Chiết xuất rau má, Vitamin E, D-Panthenol (provitamin B5), Chlorhexidine.
  • Cách dùng kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh Yoosun Rau má:
    • Làm sạch vùng da rôm sảy bằng nước ấm, thấm khô.
    • Dùng tăm bông bôi một lớp kem mỏng lên khu vực rôm sảy.
    • Sử dụng 2-3 lần/ngày.
  • Giá tham khảo: 22.000 VNĐ/ tuýp 25g.

3. Cách chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ trong trường hợp nặng

Trường hợp rôm sảy nặng là dạng rôm sảy mủ, rôm sâu. Lúc này, mẹ không tự ý dùng nước lá tắm, bôi kem hay sử dụng thuốc để trị rôm sảy tại nhà cho trẻ. Mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để được kiểm tra và dùng thuốc để chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê các thuốc đặc trị dưới đây:

3.1. Thuốc chống viêm, giảm ngứa cho trẻ

Thuốc Hydrocortison dùng bôi ngoài da có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm các triệu chứng rôm sảy và giảm nguy cơ nhiễm trùng da. Trong các thuốc chống viêm, giảm ngứa, đây là thuốc phù hợp nhất với trẻ.

Cách dùng: Bôi một lớp mỏng lên phần da rôm sảy.

Liều dùng: 

  • Sử dụng 2 lần/ ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không bôi thuốc lên vùng da rộng.

Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định.

3.2. Cách trị rôm sảy trẻ em bằng thuốc kháng sinh

cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi vùng rôm bị nhiễm trùng và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Cách trị rôm sảy trẻ em bằng các thuốc kháng sinh chỉ sử dụng khi vùng rôm có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét, mụn mủ, mụn nước đục…

Các thuốc kháng sinh thường dùng là: Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin.

Thuốc chủ yếu dùng ngoài da, lượng dùng phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và theo chỉ định của bác sĩ.

4. Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát
Cho trẻ mặc quần áo thấm mồ hôi, giữ cho phòng trẻ thoáng mát sẽ giúp trẻ nhanh khỏi rôm sảy

Để giảm thời gian điều trị rôm sảy, bên cạnh áp dụng những phương pháp kể trên, mẹ cần chăm sóc bé khoa học bằng cách:

  • Cho trẻ ăn thực phẩm có tính mát như: trái cây (cam, bưởi, táo,…), rau xanh (rau ngót, dưa chuột, cà rốt), củ đậu,… Tránh đồ ăn dầu mỡ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, ưu tiên chất liệu cotton.
  • Cho trẻ ở phòng thoáng mát, sử sử dụng quạt, điều hòa khi thời tiết nóng.
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời trong thời gian từ 9h – 16h.
  • Nên cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế nô đùa, tránh ra mồ hôi.
  • Rôm sảy có thể gây ngứa, tuyệt đối ko để trẻ gãi >> rôm sảy nặng hơn, đối với trẻ chưa nhận thức được thì đeo găng tay cho trẻ.

5. 5 sai lầm khi trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh mẹ cần tránh

5.1. Lạm dụng phấn rôm để làm khô

Cho trẻ dùng phấn rôm
Lạm dụng phấn rôm làm dễ dẫn đến nguy cơ lỗ chân lông bị tắc làm tình trạng rôm sảy trở nặng hơn

Phấn rôm giúp da bé khô thoáng hiệu quả nhưng nếu lạm dụng sẽ làm tình trạng hăm nặng hơn. Hạt phấn rôm rất nhỏ dễ dính lại trên da, lỗ chân lông gây bít tắc hơn, rôm sảy sẽ không cải thiện. Bên cạnh đó, một số loại phấn có chứa hương liệu gây kích ứng da trẻ.

Mẹ nên giữ vùng rôm sảy khô thoáng bằng cách:

  • Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mỏng, thấm hút tốt.
  • Cho trẻ chơi, ngủ trong phòng thoáng mát, sử dụng quạt không khí hoặc điều hòa nếu thời tiết quá nóng.
  • Tránh đến những nơi đông người, tránh chạy nhảy nhiều gây đổ mồ hôi, hạn chế cho bé ra ngoài trời.

5.2. Sử dụng tinh dầu để chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ

Các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu ô liu thường nhờn rít. Khi mát xa lên da bé không thấm được dễ gây bít tắc nang lông. Các loại dầu này cũng khó vệ sinh và dễ bám bụi bẩn gây viêm nhiễm da bé. Vì vậy, mẹ không nên sử dụng tinh dầu để mát xa cho trẻ.

5.3. Tự ý mua thuốc trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm. Một số thuốc giảm ngứa, trị rôm cấp tốc thường chứa corticoid, sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho trẻ như: teo da, mất sắc tố da, các bệnh chuyển hóa, nội tiết…

5.4. Pha nước tắm sai tỷ lệ

Đun nước lá hay pha nước tắm thảo dược sai tỷ lệ không những không trị được rôm mà còn làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nước lá hay nước tắm quá đặc làm đọng lại tinh bột của lá, dược chất trên da bé dễ gây bít tắc, nhiễm khuẩn, viêm da… Ngược lại nếu pha nước quá loãng thì giảm tác dụng của dược liệu trong việc trị rôm sảy. Vì thế, mẹ cần đảm bảo tỷ lệ nước lá/ nước tắm đạt được hiệu quả cao nhất trong chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ.

5.5. Dùng sữa tắm trị rôm không phù hợp

Tắm cho trẻ
Mẹ nên chọn sữa tắm thảo dược không chứa các chất tạo bọt, chất tẩy rửa để làm sạch da bé mà không gây kích ứng cho da trẻ

Mẹ không nên sử dụng sữa tắm dành cho người lớn hay sữa tắm hóa học chứa chất tạo bọt, chất tẩy rửa để làm sạch da bé. Các chất này sẽ làm mất cân bằng độ ẩm trên da, gây khô da, kích ứng và giảm khả năng tự bảo vệ của da. Vì vậy rôm sảy không khỏi mà còn nặng hơn.

3 tiêu chí khi chọn sữa tắm cho trẻ bị rôm sảy:

  • Chọn sữa tắm có thành phần từ thảo dược, lành tính ít gây kích ứng hơn, nguồn dược liệu đảm bảo sạch.
  • Sữa tắm ít bọt, không chứa cồn khô, hương liệu, chất tẩy rửa.
  • Sữa tắm có chứa thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu, mát da như: Dịch chiết Mướp đắng, trà Shan tuyết, Trầu không, Lactoserum, Acid lactic…

Xem chi tiết bài viết kinh nghiệm chọn mua sữa tắm trị rôm sảy cho bé để hiểu rõ cách chọn sữa tắm cho bé bị rôm sảy

Trị rôm sảy cho bé chỉ cần mẹ thực hiện kịp thời và đúng cách, rôm sẽ lặn sau 3 – 5 ngày và không gây biến chứng nguy hiểm cho bé. Nếu còn băn khoăn về trình trạng bệnh của bé, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận để được Chuyên gia Dr.Papie giải đáp sớm và chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook