Bé bị chàm sữa có nên tiêm phòng? 10 lưu ý trước và sau khi tiêm

Trẻ bị chàm sữa có nên tiêm phòng không là mối bận tâm của nhiều bậc phụ huynh. Ba mẹ thường lo lắng trẻ bị chàm sữa khi tiêm phòng sẽ gây nguy hiểm hay rủi ro khác. Nhưng nếu không tiêm phòng đúng lịch lại sợ mất tác dụng của vaccin.

Bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ giải đáp băn khoăn trên, đồng thời hướng dẫn cách chăm trẻ bị chàm sữa khi tiêm phòng. Ba mẹ tham khảo để hiểu và chăm sóc trẻ khoa học nhất!

1.  Trẻ bị chàm sữa vẫn có thể tiêm phòng!

trẻ bị chàm sữa
Trẻ bị chàm sữa thể nặng thường được bác sĩ cho dùng corticoid nên ảnh hưởng đến vacxin

Tiêm phòng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ không được phép tiêm phòng vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vậy, với trẻ bị chàm sữa tiêm phòng có được không?

Bị chàm sữa có nên tiêm phòng hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bé:

  • Nếu bé bị chàm sữa thể nhẹ: Bé nên tiêm phòng khi chỉ bị chàm sữa nhẹ, da chỉ có biểu hiện ửng đỏ và ngứa nhẹ
  • Nếu bé bị chàm sữa thể nặng: Bé không nên tiêm phòng khi bị chàm nặng hơn, có dấu hiệu chảy nước hoặc mụn mủ, lở loét, mới hoặc đang sử dụng thuốc chứa corticoid. Corticoid là thuốc ức chế miễn dịch làm hệ miễn dịch của bé yếu đi vừa dễ nhiễm khuẩn mũi tiêm vừa ảnh hưởng đến sức khỏe khi đưa vaccin vào cơ thể (bản chất vacxin là mầm bệnh yếu).

Bên cạnh đó, có 2 trường hợp đặc biệt khi bị chàm sữa trẻ KHÔNG được tiêm phòng:

  • Bé bị chàm sữa nhẹ nhưng đi tiêm mũi đậu mùa, sởi: Tuyệt đối không cho trẻ tiêm phòng đậu mùa khi bị chàm sữa. Vacxin đậu mùa có thể kích thích những vết chàm mọc nhiều hơn, thậm chí sưng viêm và gây sốt cho trẻ.
  • Bé bị chàm sữa kèm theo nhiễm trùng cấp tính hoặc sốt: Trẻ bị nhiễm trùng cấp tính hoặc sốt cao là khi hệ miễn dịch của con bị suy giảm. Lúc này nếu đưa vacxin vào, cơ thể không đáp ứng kịp có thể tăng thêm các phản ứng dị ứng hoặc không có tác dụng phòng bệnh.

2. Giải pháp cho bé bị chàm sữa khỏi nhanh, sớm được tiêm phòng

Bé bị chàm sữa
Bé bị chàm sữa nếu chăm sóc đúng cách sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị

Tiêm phòng đúng thời điểm vô cùng quan trọng để giúp phòng bệnh cho con. Vì vậy, mẹ cần có giải pháp chăm sóc khoa học và kịp thời để bé khỏi chàm nhanh, sớm được tiêm phòng.

2.1. Đối với bé đang sử dụng thuốc corticoid

Trường hợp trẻ đang sử dụng thuốc chứa corticoid, mẹ cần theo dõi tình trạng da của bé. Nếu bệnh có tiến triển tốt, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để ngừng dùng thuốc và sắp xếp lịch tiêm phòng gần nhất có thể.

Khi chàm sữa có tiến triển tốt hơn, da bé không còn sưng viêm hay lở loét, mẹ nên kết hợp thêm những biện pháp hỗ trợ giúp bệnh nhanh khỏi như:

  • Bôi kem trị chàm sữa: Kết hợp các loại kem trị chàm giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ da, giảm các triệu chứng viêm do chàm.
  • Sử dụng nước tắm thảo dược cho bé: Mẹ có thể dùng nước tắm thảo dược chuyên dụng để cung cấp cho da bé kháng sinh tự nhiên, cùng vitamin và dưỡng chất để da bé phục hồi nhanh nhất. 

2.2. Đối với những bé chuẩn bị đi tiêm phòng sởi, đậu mùa

Bé bị chàm sữa đang tiêm phòng
Những bệnh nguy hiểm như đậu mùa, sởi… mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp giúp bé khỏi chàm sữa để đi tiêm phòng sớm nhất

Trường hợp trẻ có lịch tiêm phòng sởi, đậu mùa, mẹ cần chờ đến khi điều trị dứt điểm bệnh rồi mới cho con đi tiêm phòng. Tuy nhiên, trẻ cần được tiêm phòng sớm nhất có thể. Vì vậy, trong quá trình điều trị mẹ nên kết hợp sử dụng kem bôi và nước tắm thảo dược trị chàm để bệnh nhanh khỏi, kịp thời tiêm phòng cho bé.

2.3. Đối với những bé đang bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính

Với những bé bị chàm sữa kèm theo nhiễm trùng cấp tính khiến vết chàm sữa bị chảy nước, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp.

Trường hợp trẻ bị chàm sữa có sốt, mẹ nên phối hợp thực hiện các biện pháp hạ sốt cho trẻ:

  • Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C: Áp dụng các phương pháp vật lý lau chườm cho con như lau chườm ấm hoặc khăn hạ sốt chuyên dụng.
  • Nếu bé sốt trên 38.5 độ C: Mẹ cần cho con dùng thuốc hạ sốt. Trong đó Paracetamol và Ibuprofen là 2 thuốc hạ sốt an toàn với trẻ.

3. Cách chăm sóc trẻ chàm sữa tiêm phòng tại nhà

3.1. Trước khi tiêm phòng

Khám cho trẻ bị chàm sữa trước khi tiêm phòng
Khám trước khi tiêm phòng là việc làm bắt buộc để xác định xem bé có đủ tiêu chuẩn để tiêm phòng không

Để đảm bảo mũi tiêm phòng hiệu quả, trước khi cho trẻ bị chàm sữa đi tiêm phòng mẹ cần biết 5 lưu ý:

  • Giữ cơ thể trẻ thoáng mát, không để bé đổ mồ hôi trước khi tiêm phòng. Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để bệnh chàm nặng hơn đồng thời dễ gây nhiễm khuẩn mũi tiêm.
  • Tạo không khí thoải mái, tâm lý vui vẻ cho trẻ.
  • Không cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói.
  • Báo cáo với bác sĩ tất cả các thuốc đã sử dụng trước khi tiêm phòng để tránh tương tác thuốc gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn có khả năng gây kích ứng cho bé như trứng, đậu nành, lạc, hải sản… (tùy vào cơ địa mỗi trẻ). Những thực phẩm này có thể làm tăng kích ứng ở trẻ.

3.2. Sau khi tiêm phòng

Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ chàm sữa sau tiêm phòng
Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ sau tiêm phòng để phát hiện sớm sốt cao hay các biến chứng sau tiêm có thể xảy ra

Mọi trường hợp tiêm phòng đều cần theo dõi biểu hiện ít nhất 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm phòng. Với trẻ bị chàm sữa, sau khi tiêm phòng mẹ cần đặc biệt chú ý:

  • Theo dõi trẻ chàm sữa tiêm phòng: Nếu khi về nhà trẻ có những biểu hiện bất thường như quấy khóc nhiều, ngủ li bì, da mẩn đỏ, nôn trớ hay thở không đều, mẹ cần báo cáo với bác sĩ ngay lập tức.
  • Sốt sau tiêm là bình thường: Trẻ có thế bị sốt sau khi tiêm phòng, đây là biểu hiện sinh lý bình thường mẹ không cần quá lo lắng. Với trường hợp sốt trên 38.5 độ C, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
  • Không sử dụng kháng sinh tùy tiện: Sau khi tiêm phòng, tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh hay corticoid để điều trị chàm sữa hay những bệnh viêm da khác mà không có chỉ định của Bác sĩ.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé: Để con có sức đề kháng tốt nhất, giúp vết chàm mau chóng hồi phục.

Như vậy, trẻ bị chàm sữa có nên tiêm phòng hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bé. Nếu bé bị chàm sữa nhẹ, chưa bị mụn mủ nở loét thì có thể tiêm phòng bình thường. Với các trường hợp nặng hơn, mẹ cần chăm sóc đúng cách và kịp thời để bệnh nhanh khỏi, bé sớm được tiêm phòng theo đúng lịch và lứa tuổi.

Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về việc tiêm phòng cho trẻ bị chàm sữa có nên tiêm phòng và cách chăm sóc trẻ chàm sữa tiêm phòng, mẹ hãy để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm: 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook