Trẻ sốt mọc răng nanh: Dấu hiệu và cách chăm sóc tại nhà

Sốt mọc răng nanh là tình trạng thường gặp ở trẻ 14 – 20 tháng tuổi. Lần mọc răng nanh lại bé sốt cao hơn những lần mọc răng trước. Mẹ lo lắng không biết sốt mọc răng có triệu chứng gì? Sốt có nguy hiểm không. Vậy hãy đọc những thông tin bên dưới để chắc chắn những triệu chứng của con bạn gặp phải là bình thường hay không và có chăm sóc trẻ sốt mọc răng tốt nhất.

1. Trẻ mọc răng nanh có sốt không?

Thời gian trẻ mọc răng nanh thường là từ 14 tháng tuổi – 20 tháng tuổi, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn một chút. 

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng nanh khác nhau ở từng trẻ và ở từng lần mọc răng. Vậy sốt mọc răng bao nhiêu độ? Thông thường khi mọc răng nanh khiến trẻ cảm thấy đau, sưng và có thể sốt từ 38 – 39 độ C. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu bé sốt mọc răng sốt cao trên 39 độ C, không hạ sốt sau khi dùng thuốc mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

2. Triệu chứng sốt mọc răng đi kèm khi sốt cao

Bé mọc răng nanh sẽ chảy nhiều rớt dãi
Trẻ chảy nhiều dãi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy răng nanh đã bắt đầu mọc

Trẻ sơ sinh mọc răng sốt bao nhiêu độ? Làm sao biết trẻ sốt mọc răng? Ngoài sốt thì trẻ mọc răng nanh có thể có các dấu hiệu bé sốt mọc răng khác như sau: 

  • Xuất hiện các mẩn đỏ xung quanh lợi: Các mẩn đỏ có thể xuất hiện xung quanh miệng, ở lợi, cằm của bé. Do thân nhiệt tăng gây phát ban hoặc mẹ không vệ sinh sạch sẽ vùng miệng cho trẻ trong quá trình mọc răng gây nổi mẩn đỏ li ti.
  • Sưng tấy lợi: Trẻ mọc răng nanh bị sưng tấy lợi do răng nanh nhú lên làm nứt lợi, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm, sưng tấy lợi. Dấu hiệu khi răng nanh chuẩn bị nhú, mọc lên là lợi sưng tấy, mẹ dùng tay sờ vào thấy cứng. Sưng tấy lợi còn gây ngứa ngáy, đau, khó chịu khiến trẻ quấy khóc. Một số trường hợp sưng tấy lợi khiến bé mọc răng nanh sốt cao hơn bình thường.
  • Chảy nhiều dãi: Chảy dãi là cơ chế phản ứng bình thường của cơ thể khi mọc răng. Vừa để làm sạch nướu răng, vừa có tác dụng làm dịu. Tuy nhiên, mẹ nên dùng khăn, vệ sinh sạch vùng miệng, cằm, tránh vùng da bị tổn thương.
  • Tiêu chảy: Khi trẻ mọc răng, giải phóng ra 1 lượng enzym cùng với bé tiết nhiều nước bọt hơn, vì vậy trẻ có thể bị tướt (tiêu chảy). Tiêu chảy do mọc răng nanh không nguy hiểm như một số bệnh lý khác và có thể hết sau vài ba ngày. (Mẹ có thể xem chi tiết bài viết trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng của chuyên gia Dr.Papie)

Ngoài ra 1 số bé có biểu hiện chân tay lạnh, mẹ có thể tham khảo chi tiết tại bài viết: trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh của chúng tôi

3. Trẻ mọc răng nanh sốt bao lâu?

Mẹ đã biết triệu chứng trẻ sốt mọc răng, bé mọc răng sốt bao nhiêu độ? Vậy cơn sốt mọc răng nanh kéo dài bao lâu? Câu trả lời là tùy vào các điều trị và tình trạng viêm, nhiễm khuẩn khi mọc răng ở trẻ. Thông thường, cơn sốt do mọc răng nanh sẽ kéo dài từ 30 phút – 1 tiếng. Nếu mẹ sử dụng các biện pháp như chườm mát, chườm ấm, dùng thuốc thì cơn sốt sẽ nhanh hết hơn, khoảng từ 15 – 30 phút.

Bé sốt mọc răng có nguy hiểm không? Sốt mọc răng có nguy hiểm không? Trả lời: Nếu hạ sốt kịp thời thì sốt mọc răng nanh sẽ không gây nguy hiểm cho bé.

4. Trẻ sốt mọc răng nanh mấy ngày?

Trẻ bị sốt mọc răng nanh
Trẻ bị sốt mọc răng nanh có thể kéo dài 3 – 4 ngày

Trẻ sơ sinh mọc răng sốt mấy ngày? Tùy theo cơ địa cũng như vị trí răng mọc mà thời gian sốt của bé sẽ thay đổi:

  • Mọc răng ko phải nguyên nhân gây sốt. Nướu bị viêm, sưng viêm là nguyên nhân, vì vậy sẽ hết sốt khi nướu của trẻ hết viêm.
  • Sốt mọc răng nanh sẽ tự hết sau 3 – 4 ngày và ko cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt khiến bé khó chịu, mệt mỏi, mẹ có thể dùng một số biện pháp giúp bé hạ sốt. Ví dụ như: chườm khăn ấm hay khăn hạ sốt Dr.papie.
  • Nếu trẻ bị sốt kéo dài quá 4 ngày thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Mẹ nên chắc chắn rằng bé không bị sốt vì bất cứ nguyên nhân nào khác ngoài mọc răng.

Mẹ tìm hiểu bé sốt mọc răng mấy ngày kỹ hơn qua bài viết sau của chuyên gia Dr.Papie: Trẻ sơ sinh mọc răng sốt mấy ngày? Những điều cần làm khi trẻ sốt mọc răng

5. Cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng nanh

Mẹ tham khảo 5 cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng nanh của chuyên gia Dr.Papie để kịp thời chăm sóc bé khi có triệu chứng sốt mọc răng đầu tiên:

Massage nướu cho trẻ bị sốt mọc răng: Massage nướu nhằm mục đích giúp bé thư giãn và đỡ đau và dễ chịu hơn. Mẹ nên dùng gạc mềm, đeo vào ngón trỏ rồi nhúng nước ấm, nước muối sinh lý hay dịch chiết một số loại thảo dược rồi massage nhẹ nhàng vùng lợi cho bé.

Cho trẻ sốt mọc răng nanh uống nước ấm
Cho trẻ sốt mọc răng uống nước ấm sẽ giúp bé cảm thấy đỡ ngứa và đau ở vùng nướu khi răng mọc.

Cho trẻ uống nước ấm, sẽ làm dịu cơn đau cho trẻ: Trong quá trình mọc răng, bé sốt cao, chảy dãi gây mất nước. Bổ sung đủ nước cho bé là cần thiết. Hơn thế nữa, nước ấm sẽ giúp làm dịu niêm mạc nướu phần nào đó, giúp bé đỡ đau hơn.

Lau khô nước dãi cho trẻ bị sốt mọc răng: Để hạn chế vi khuẩn phát triển, mẹ nên lau khô nước dãi cho trẻ. Tránh trường hợp bé ngậm đồ chơi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển làm sốt mọc răng nanh lâu khỏi hơn.

Sử dụng thức ăn dạng lỏng, mềm dễ ăn cho trẻ: Cần tạo cho bé một thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất. Thực phẩm giàu canxi và vitamin C giúp tăng sức đề kháng ở trẻ và quá trình mọc răng được diễn ra thuận lợi hơn. Hạn chế những thực phẩm dai, cứng. Tăng cường cho bé sử dụng thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai, nuốt như cháo, sữa

Hạ sốt cho trẻ bị sốt mọc răng bằng các phương pháp vật lý:

Lau chườm cho trẻ sốt mọc răng nanh
Chườm ấm hoặc chườm mát là hai phương pháp đơn giản mà hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng để hạ sốt cho trẻ

Sốt mọc răng nanh thường là sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, mẹ không nên dùng thuốc để tránh tác dụng phụ của thuốc. Thay vào đó, mẹ dùng các phương pháp lau chườm hạ sốt cho con như:

  • Chườm ấm: Dùng khăn nhúng vào nước ấm khoảng 38 – 39 độ C, vắt khô lau chườm toàn thân cho con.
  • Chườm mát: Dùng khăn nhúng vào nước mát khoảng 32.5 – 35 độ C lau chườm toàn thân cho con. Mẹ lưu ý, không nên sử dụng khăn chườm quá lạnh vì có thể gây bỏng lạnh.

Ngoài ra, để hạ sốt mọc răng nanh mẹ có thể sử dụng cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt hoặc dùng khăn hạ sốt có tẩm các dịch chiết Dược liệu có tác hạ sốt hiệu quả, nhanh chóng hơn so với phương pháp chườm ấm hoặc chườm lạnh. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm khăn hạ sốt Dr.Papie

Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ mọc răng nanh sốt cao:

Sốt mọc răng bao nhiêu độ thì uống thuốc? Nếu trẻ sốt cao, mẹ có thể dùng một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ. Thường trẻ sẽ được dùng 2 loại thuốc là paracetamol hoặc ibuprofen. Xem thêm: :”Trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh?”

Trẻ sốt mọc răng nanh uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38.5 độ
Mẹ nên chọn thuốc hạ sốt có dạng siro mùi thơm vị ngọt để trẻ vui vẻ uống

Trẻ sốt mọc răng nanh không quá nguy hiểm nếu mẹ hiểu rõ và biết cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đúng cách  và áp dụng được khi chăm sóc trẻ sốt mọc răng.   

Xem thêm: Trẻ mọc răng cầm bị sốt và cách chăm sóc trẻ tại nhà.

Nếu còn băn khoăn về cách chăm sóc cho trẻ sốt mọc răng nanh hay mẹ chưa rõ bé mọc răng sốt bao nhiêu độ? Hay nhận biết trẻ sốt mọc răng dấu hiệu ra sao?  Hoặc mẹ có khó khăn khi điều trị sốt mọc răng ở trẻ, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được Chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook