Nguyên nhân & cách phòng ngừa hăm tã trong suốt giai đoạn sơ sinh của trẻ

Hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh với biểu hiện nổi mẩn đỏ trên khiến da khô ráp, nứt nẻ hay tiến triển thành mụn nước, lở loét. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách phòng ngừa hăm tã trong suốt giai đoạn sơ sinh của trẻ ra sao? Các chuyên gia của Dr.Papie sẽ giải đáp cho mẹ qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Trẻ đeo tã quá chặt khiến da bị hăm
Trẻ đeo tã quá chặt, lâu thay tã khiến da kèm thông khín từ đó ghê ra hăm tã

Các nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ:

  • Tã bẩn không được thay sớm, khiến da bé phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng da.
  • Dùng tã quá chặt, da vùng mặc tã không được thông thoáng.
  • Da trẻ dị ứng với chất tẩy rửa có trong sữa tắm, nước giặt quần áo hoặc nước xả vải.
  • Da trẻ bị dị ứng với chất làm trắng, chất tạo mùi thơm… có trong tã bỉm.
  • Trẻ ăn thức ăn lạ, dẫn đến dị ứng da hoặc tiêu chảy, da phải tiếp xúc với lượng phân lớn gây hăm tã.

2. 8 cách phòng ngừa hăm tã cho trẻ

Từ các nguyên nhân kể trên, Dr.Papie khuyên mẹ 8 cách phòng hăm tã cho trẻ hiệu quả:

2.1. Thay tã thường xuyên cho trẻ giúp ngừa hăm tã

Thay tã thường xuyên để phòng hăm tã cho trẻ
Thay tã thường xuyên cho trẻ đẻ giúp da bé không tiếp xúc quá lâu với các chất thải hạn chế kích ứng da

Kiểm tra và thay tã thường xuyên cho trẻ, khoảng 4 tiếng 1 lần để da trẻ không phải tiếp xúc với phân hay nước tiểu quá lâu gây kích ứng da. Đặc biệt, sau khi trẻ đi đại tiện mẹ cần thay ngay, tránh phân gây kích ứng, khó chịu và phòng hăm tã cho trẻ.

Xem thêm:

2.2. Chọn loại tã có khả năng thấm hút tốt

Tã có khả năng thấm hút làm giảm nước đọng lại trên vùng da mặc bỉm của bé, da bé khô ráo thoáng mát không bị bí bách sẽ hạn chế được tình trạng hăm. Do đó, nên tham khảo những loại tã có khả năng thấm hút tốt trước khi lựa chọn cho bé.

2.3. Hạn chế tối đa thời gian mang tã

Mẹ chỉ nên mang tã cho bé khi cần thiết như khi ra ngoài, khi ngủ. Nhờ đó, da vùng mặc tã được thông thoáng và hạn chế thời gian tiếp xúc với phân và nước tiểu, giảm kích ứng da phòng hăm tã ở trẻ.

2.4. Vệ sinh vùng quấn tã thường xuyên cho trẻ để ngừa hăm tã cho trẻ

Vệ sinh vùng quấn tã thường xuyên để phòng ngừa hăm tã cho trẻ
Vệ sinh vùng quấn tã thường xuyên cho trẻ hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào da

Vệ sinh vùng quấn tã giúp loại bỏ các tác nhân có khả năng cao gây hăm tã như phân, nước tiểu, vi khuẩn, nấm. Vì vậy, trẻ cần được thường xuyên vệ sinh vùng quấn tã để ngừa nguy cơ bị hăm.

2.5. Loại bỏ thực phẩm lạ khỏi thực đơn

Khi ăn phải thức ăn lạ, hệ miễn dịch của trẻ đáp ứng bằng các phản ứng viêm, dẫn đến dị ứng da, nguy cơ cao bị hăm tã. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, không tiêu hóa được một số thức ăn lạ, gây tiêu chảy, tăng lượng phân, thay đổi thành phần phân, tăng khả năng bị hăm khi dùng tã ở trẻ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm lạ như thịt bò, sữa bò, phomai…

2.6. Lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ với da trẻ để phòng hăm tã

Tắm cho trẻ bị hăm bằng sữa tắm dịu nhẹ để phòng hăm tã
Mẹ nên chọn các loại sữa tắm không chứa các chất hóa học, chất tạo bọt có thể gây kích ứng cho da.

Khi chọn sữa tắm cho trẻ, cần tránh những loại sữa tắm có chứa chất bảo quản, hương liệu hóa học, chất tạo bọt hay chất phụ gia gây kích ứng da trẻ. Nên chọn sữa tắm có thành phần thảo dược, vừa có tác dụng trị hăm tã vừa an toàn, tăng sức đề kháng cho da phòng hăm tã hiệu quả.

Mách mẹ sản phẩm Nước tắm thảo dược Dr.Papie – nước tắm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên như chiết xuất trầu không, trà shan tuyết, kinh giới, cỏ mần trầu,.. cùng tinh dầu sả chanh và tinh dầu tràm, an toàn dịu nhẹ với da bé, ngừa hăm tã hiệu quả.

2.7. Sử dụng khăn tắm mềm tránh chà sát mạnh

Chà sát mạnh khi tắm là sai lầm các mẹ thường gặp phải khi tắm cho con. Việc này vô tình làm xuất hiện trầy xước, tổn thương trên da bé, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển gây ra hăm tã. Mẹ nên sử dụng khăn tắm có bông mềm mại, kết hợp động tác nhẹ nhàng khi tắm để giữ làn da bé luôn mịn màng, phòng hăm tã xảy ra.

2.8. Sử dụng kem chống hăm tã

Sử dụng kem chống hăm tã cho trẻ để ngừa hăm tã
Sử dụng kem chống hăm tã giúp dưỡng ẩm làn da hạn chế sự khó chịu do hăm tã.

Vào mùa đông, trẻ thường xuyên mặc tã bỉm. Ngoài ra, thời tiết hanh khô khiến da trẻ dễ nứt nẻ, trẻ có khả năng cao bị hăm tã. Lúc này, mẹ nên sử dụng kem trị hăm tã cho trẻ nhằm cung cấp độ ẩm, làm mềm da và tạo lớp màng bảo vệ da khỏi tác nhân gây găm như vi khuẩn, nước tiểu hay phân.

Một số kem chống hăm tã an toàn và hiệu quả, được các mẹ đánh giá cao: Mustela, Chicco, Bepanthen, Sudocrem.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ đã bị hăm tã

 Các mụn nhỏ li ti xuất hiện do hăm tã ở mông
Khi mẹ thấy các mụn nhỏ li ti xuất hiện rải rác ở vị trí đeo tã thì rất có thể là trẻ đã bị hăm tã mức độ nhẹ

Mẹ có thắc mắc rắng bé bị hăm tã phải làm sao? Bên cạnh việc phòng hăm tã, mẹ cũng cần biết các biểu hiện trên da giúp nhận biết trẻ bị hăm tã để điều trị sớm nhất có thể.

  • Phần da tiếp xúc với tã như mông, bẹn và bộ phận sinh dục có biểu hiện mẩn đỏ, rải rác hoặc tập trung thành đám.
  • Vùng da mặc tã thường ấm hơn các vùng khác. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách trực tiếp sờ và cảm nhận nhiệt độ da trẻ.
  • Da vùng mặc tã xuất hiện vảy và bong tróc, sờ thấy khô, sần sùi.
  • Lâu ngày, vị trí da mẩn đỏ, có vảy tiến triển thành mụn mủ (có màu trắng đến đục, sưng), lở loét.

Hăm tã và rôm sảy là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân và cách điều trị. Tuy nhiên, biểu hiện của hai tình trạng này có nhiều điểm giống nhau khiến ba mẹ nhầm lẫn. Mẹ đừng bỏ lỡ: Hăm Tã Và Rôm Sảy: Chi tiết 9+ cách phân biệt CHÍNH XÁC nhất của chuyên gia Dr.Papie.

Hy vọng các thông tin bổ ích trên giúp mẹ ngừa hăm tã suốt giai đoạn sơ sinh của trẻ hiệu quả. Nếu mẹ còn thắc mắc về ngừa hăm cho con, hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận để được Chuyên gia Dr.Papie giải đáp sớm và chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook