Nấm lưỡi ở trẻ em có lây không? Câu trả lời từ chuyên gia

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em có lây không? là băn khoăn của nhiều mẹ có con bị nấm lưỡi. Theo các chuyên gia, bệnh CÓ THỂ LÂY LAN sang các bộ phận khác trên cơ thể bé hoặc lây từ bé sang mẹ nếu không được chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây, Dr.Papie sẽ giúp mẹ hiểu hơn về khả năng lây nhiễm của nấm lưỡi và cách phòng tránh hiệu quả nhất.

1. Nấm lưỡi ở trẻ em có lây không?

Nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng xuất hiện những mảng màu trắng sữa bám chắc và rất khó làm sạch trên bề mặt niêm mạc lưỡi của trẻ. Nguyên nhân chính gây ra nấm lưỡi là do nấm Candida Albicans – loại nấm này có khả năng lây lan mạnh.

Nấm Candida gây nấm miệng
Nấm Candida thuộc dạng vi nấm – là loại nấm có khả năng lây lan rất mạnh

1.1. Nấm lưỡi ở trẻ em lây qua đường nào?

Nấm lưỡi ở trẻ em lây nhiễm khi, lưỡi trẻ tiếp xúc với bào tử nấm theo 3 con đường dưới đây:

  • Lây từ trẻ bị nấm lưỡi sang trẻ khác khi dùng chung đồ vật như bình uống sữa, núm vú giả, cốc, thìa, đồ chơi…
  • Lây từ miệng trẻ bị nhiễm nấm sang đầu ti của mẹ khi mẹ cho con bú và ngược lại.
  • Lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai sinh nở nếu mẹ bị nhiễm nấm âm đạo.

Đối với trẻ đã bị nhiễm nấm lưỡi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nấm có thể lây cả khoang miệng và lan sang những cơ quan khác của trẻ: khí phế quản, thực quản, thanh quản…

1.2. Một số nguyên nhân khác có thể gây nấm lưỡi

Ngoài việc lây nhiễm từ người bị nấm lưỡi khác, một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến trẻ tự phát bệnh nấm lưỡi:

Trẻ lười vệ sinh răng miệng có nguy cơ lây nhiễm nấm miệng cao hơn
Những trẻ lười vệ sinh sẽ có nguy cơ nhiễm nấm miệng cao hơn
  • Trẻ vệ sinh răng miệng kém khiến cặn sữa và thức ăn thừa đọng lại trong miệng tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện.
  • Sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ tiêu diệt lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm nấm ở trẻ.
  • Sử dụng thuốc Corticoid trong thời gian dài để điều trị bệnh (hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…), trẻ bị ức chế miễn dịch nên có nguy cơ bội nhiễm nấm Candida.

1.3. Những trẻ dễ bị lây nhiễm nấm lưỡi

Trẻ thuộc các đối tượng sau sẽ dễ bị lây nhiễm nấm lưỡi:

  • Trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ sinh non thiếu tháng, còi xương suy dinh dưỡng.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc hoặc sống cùng người thân bị nhiễm nấm.
  • Trẻ sử dụng các đồ dùng chung như cốc uống nước, khăn mặt, bát đũa… ở trường học.

2. Dấu hiệu nhận biết khi đã bị lây nhiễm nấm lưỡi

Mẹ phát hiện trẻ bị lây nhiễm nấm lưỡi khi trẻ có những hiện tượng sau:

Các đốm trắng, mảng trắng là dấu hiệu điển hình của nấm miệng
Các đốm trắng, mảng trắng là dấu hiệu điển hình của nấm miệng
  • Xuất hiện các mảng trắng sữa trên bề mặt lưỡi trẻ. Những mảng này bám chắc và khó làm sạch, nếu cạo bỏ sẽ để lại những vết tròn sưng đỏ, có thể chảy máu.
  • Da miệng khô, khóe miệng có vết nứt.
  • Hôi miệng do chất thải của nấm Candida.
  • Đau nhức hoặc nóng rát trong miệng khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú.
  • Có thể có sốt nhẹ.

Để chắc chắn trẻ đã bị nhiễm nấm lưỡi mẹ có thể xem thêm 11+ Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ em

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ lây lan và dễ tái phát nhưng nếu biết cách phòng tránh và chăm sóc đúng cách, tỷ lệ lây nhiễm rất thấp. Dưới đây là cách phòng lây nhiễm cho cả mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm:

3. Cách phòng lây nhiễm nấm lưỡi ở trẻ em

3.1. Cách phòng lây nhiễm nấm lưỡi cho trẻ

Nấm lưỡi hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mẹ biết cách. Dưới đây là 4 cách phòng lây nhiễm nấm cho con hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng:

Mỗi trẻ cần có một bình sữa riêng do nấm miệng có thể lây khi trẻ sử dụng chung bình sữa
Mỗi trẻ cần có một bình sữa riêng do nấm miệng có thể lây khi trẻ sử dụng chung bình sữa
  • Hạn chế dùng chung đồ dùng: Để tránh nấm lây nhiễm chéo từ trẻ đến mọi người trong gia đình và ngược lại, ngăn nấm lưỡi tái đi tái lại nhiều lần khó điều trị dứt điểm.
  • Vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ 2 lần/ngày bằng gạc rơ lưỡi: BS CKII Nguyễn Thu Hoa (Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị Sơ Sinh – BV phụ sản TW) khuyên các mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi Dr.Papie để làm sạch cặn sữa và thức ăn còn đọng lại trên lưỡi trẻ, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn đủ dinh dưỡng Để tăng cường sức đề kháng chống lại sự phát triển của vi nấm. Mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày kết hợp bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ: Chất đạm, chất béo, tinh bột, khoáng chất… Đặc biệt nên bổ sung vitamin và chất xơ thường xuyên cho trẻ từ hoa quả và rau xanh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, Corticoid theo chỉ định của bác sĩ.
    • Kháng sinh: Tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện cho nấm lưỡi tăng sinh.
    • Corticoid: Tác dụng phụ là ức chế miễn dịch khiến trẻ có nguy cơ cao nhiễm nấm lưỡi.  

Lưu ý: Nếu trẻ dùng corticoid dạng hít qua miệng để điều trị hen suyễn thì mẹ phải vệ sinh lưỡi miệng thật sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần sử dụng.

3.2. Cách phòng lây nhiễm nấm cho mẹ và người xung quanh.

Đối với mẹ:

Trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm có thể lây sang mẹ khi mẹ cho con bú
Trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm có thể lây sang mẹ khi mẹ cho con bú

Bé bị nấm lưỡi bú mẹ vô tình làm lây nhiễm nấm từ miệng bé sang đầu ti của mẹ, dưới đây là 1 số lưu ý giúp phòng nhiễm nấm cho mẹ rất hiệu quả:

  • Cho trẻ bú trong thời gian ngắn và chia làm nhiều lần để hạn chế sự tiếp xúc của vú mẹ với miệng trẻ. Rửa sạch vú mẹ sau khi cho trẻ bú.
  • Dùng bình sữa đựng sữa mẹ cho trẻ bú, đặc biệt với trẻ bị nấm lưỡi nặng.

Lưu ý: Rửa sạch núm vú và bình sữa sau khi trẻ bú.

Đối với các thành viên khác trong gia đình:

  • Hạn chế dùng chung đồ của bé với trẻ bị nhiễm nấm: núm vú giả, bình sữa, đồ chơi (trẻ có thói quen ngậm mút đồ chơi)…
  • Hạn chế việc thơm, hôn trẻ khi không đảm bảo vệ sinh
  • Vệ sinh các đồ dùng chung của mẹ và bé sạch sẽ.

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ có nguy cơ cao bị nấm lưỡi và bệnh có khả năng lây lan cao. Vì vậy, mẹ cần chú ý chăm sóc khoa học, đúng cách để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm cho trẻ.

Nếu còn băn khoăn về nấm lưỡi ở trẻ, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook