Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà từ chuyên gia Nhi Khoa

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Sốt ở trẻ em là phản ứng bình thường và hầu hết là lành tính, tuy nhiên sốt làm trẻ mệt mỏi, bỏ ăn khiến cha mẹ lo lắng. Vậy làm thế nào để phòng trẻ mất nước và dinh dưỡng khi bị sốt, hãy cùng tham khảo hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà từ các chuyên gia Nhi khoa ngay sau đây.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc cho trẻ bị sốt

Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhỏ bị sốt nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên có chế độ chăm sóc đặc biệt để cơ thể nhanh hồi phục hơn.

Chăm sóc cho trẻ khi bị sốt có vai trò rất quan trọng:

  • Giữ cho trẻ có đủ nước: Sốt có thể làm trẻ bị mất nước nhanh chóng do hoạt động bài tiết mồ hôi. Mất nước có thể khiến tình trạng sốt trở lên trầm trọng hơn làm trẻ mê man, li bì.
  • Giảm nguy cơ các biến chứng: Sốt không chỉ gây cảm giác mệt mỏi khó chịu, nếu sốt cao trẻ còn có thể gặp các mà còn có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như co giật.
  • Đảm bảo trẻ vẫn có đủ dinh dưỡng: Bị sốt có thể làm trẻ chán ăn, bỏ ăn khiến cho hệ miễn dịch càng suy giảm. Vì vậy, việc chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể sớm hồi phục hơn.
  • Kiểm soát các vấn đề bệnh lý: Trẻ bị sốt có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng não, viêm phổi, hoặc một số bệnh vi khuẩn hoặc virus khác. Thường xuyên theo dõi thân nhiệt và chăm sóc cho trẻ sẽ giúp mẹ kiểm soát được tình trạng sốt của trẻ, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Lau người bằng khăn ấm cho trẻ bị sốt

1. Cho trẻ được nghỉ ngơi thoải mái

  • Khi trẻ bị sốt, hãy để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ, tránh gió lạnh trực tiếp.
  • Ngoài ra, tuỳ vào điều kiện thời tiết mà mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo vừa phải. Nên cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng khí, dễ thấm hút mồ hôi, dễ thoát nhiệt.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu lạnh, run khi sốt mẹ có thể cho trẻ mặc thêm quần áo để giữ ấm.

2. Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên

  • Mẹ cần kiểm tra thân nhiệt cho trẻ thường xuyên, nhất là khi trẻ bị sốt cao hay sốt liên tục.
  • Mẹ nên lưu lại các ghi chú lại thân nhiệt của trẻ khi sốt trong ngày để giúp bác sĩ có đầy đủ thông tin tình trạng khi thăm khám cho trẻ.

3. Lau người cho trẻ bằng khăn ấm

Lau người cho trẻ bằng nước ấm sẽ giúp giảm sự khó chịu khi trẻ sốt cao hoặc các tác dụng phụ của thuốc hạ sốt. Mẹ hãy dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm (khoảng 37-38°C) và lau người cho trẻ, đặc biệt là các vùng da nhiều mạch máu như trán, nách, bẹn.

Cha mẹ cần lưu ý lau người hạ sốt nên áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ làm trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt, mất nhiệt.

  • Không đắp khăn lên vùng trán, ngực.
  • Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu nước không còn ấm.
  • Cách 15 phút kiểm tra thân nhiệt của trẻ lại một lần, ngừng lau người cho trẻ khi thân nhiệt trẻ dưới 38.5°C.

4. Cho trẻ uống nhiều nước

  • Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn để tránh bị mất nước khi sốt. Hãy chia thành nhiều cữ bú nhỏ trong ngày và đảm bảo đủ lượng sữa mỗi cữ bú.
  • Với trẻ lớn hơn: Mẹ có thể bổ sung thêm nước cho trẻ bằng các loại nước ép trái cây, nước điện giải.

Khi nào cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt?

Chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên. Nếu trẻ đã có tiền sử co giật do sốt, hãy sử dụng hạ sốt khi trẻ sốt trên 38 độ C.

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là paracetamol dạng gói, siro hoặc viên đặt hậu môn. Thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng và có tác dụng kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ. Liều lượng 10-15mg/kg/1 lần.

Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc. Điều này không những không làm tăng thêm tác dụng mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể trẻ.

Có cần truyền dịch cho trẻ khi bị sốt?

Trường hợp trẻ sốt nhưng vẫn tỉnh táo, được bổ sung đủ nước bằng ăn uống thì không cần truyền dịch.

Khi trẻ bị mất nước nặng, trẻ bỏ ăn uống thì cần truyền dịch và chỉ nên thực hiện ở cơ sở y tế đảm bảo hoặc ở bệnh viện.

Cần phải làm gì nếu trẻ bị co giật do sốt?

Theo thống kê, có khoảng 1/3 trẻ sốt cao co giật thường bị tái phát co giật khi sốt. Vì vậy nếu trẻ từng có tiền sử co giật, cha mẹ cần phải tích cực hạ nhiệt và chăm sóc cho trẻ.

Khi trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ cần lưu ý:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đờm dãi dễ chảy ra ngoài, tránh hít vào phổi.
  • Đặt hậu môn thuốc hạ nhiệt nhóm acetaminophen (Efferalgan, Hapacol,…)
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sau khi sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện

Cha mẹ cần đưa trẻ đi viện khám ngay khi:

  • Trẻ sốt cao trên 39,5 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Trẻ sốt cao quá 2 ngày.
  • Sốt ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ sốt kèm một trong những dấu hiệu sau: ngủ li bì khó hoặc đánh thức, bị kích thích, nôn ói, không ăn uống được, co giật, khó thở hoặc thở gấp, phát ban, tiểu ra máu…

Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?

  • Không nên ủ ấm, mặc quần áo quá dày vì càng làm thân nhiệt trẻ tăng cao.
  • Không nên nặn chanh vào miệng trẻ vì trẻ dễ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở.
  • Không lau mát cho trẻ bằng nước đá lạnh
  • Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, vì sẽ khiến trẻ càng bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Thông tin tham khảo từ:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook