Khi sinh bé thứ 2, tôi thấy mình bất lực vì có quá ít thời gian dành cho bé đầu

Mẹ không yêu con, bố với mẹ chỉ biết có em thôi… Nếu bạn là mẹ nghe được những câu này từ con bạn có thấy buồn? Làm thế nào để giúp trẻ làm quen với việc có em, để mẹ cân bằng được giữa việc chăm em và quan tâm đến con đầu?

Người mẹ trẻ bật khóc trước câu nói: Mẹ chỉ là của em

“Mẹ ơi mẹ xong chưa mẹ chơi với con đi, con muốn chơi với mẹ”, đó là câu nói mà cu Tít rất hay nói với mẹ từ khi mẹ sinh em bé. Quay cuồng với con nhỏ, việc nhà, thời gian dành cho đứa đầu gần như không còn. Trước kia mỗi lần con đi học về, 2 mẹ con chơi với nhau chán chị Nhàn mới làm cơm tối. Nhưng từ khi có đứa thứ 2, cả ngày tã bỉm, dọn dẹp đã ngốn hết thời gian của chị. Khi bé Tít đi học về nó không còn được mẹ chơi cùng, không còn được chuyện trò, kể với mẹ hôm nay ở lớp ăn món gì, học cái gì, chơi với bạn nào… Cu Tít thấy mẹ cứ lùi xa lùi xa mình, nó thấy tủi thân vì trong mắt mẹ giờ toàn là em bé và việc nhà, hoàn toàn không có chỗ dành cho nó.

Tối nào trước khi đi ngủ nó cũng năn nỉ: “Mẹ ơi mẹ vào ngủ với con đi!” Tối nào chị Nhàn cũng hứa: “Con nằm trước đi, xong việc mẹ vào”, xong việc của chị thường là đến khuya, có những hôm 11h-12h chị mới đặt mình xuống giường. Lúc đó thì cu Tít đã ngủ say, trong mơ miệng thằng bé vẫn ú ớ: “Mẹ, mẹ chơi với con đi.”

Đây không phải là chuyện hiếm, thậm chí nó ngày càng phổ biến. Vì ngày càng nhiều gia đình trẻ chỉ có vợ chồng và con nhỏ, thiếu đi sự giúp đỡ của ông bà hoặc do khó khăn về kinh tế không thể có người hỗ trợ. Khi mới có một con thì hai vợ chồng còn có thể xoay xở nhưng khi sinh thêm bé thứ 2 thì nhiều gia đình rơi vào khủng hoảng vì không thể cân bằng được thời gian cho con cái, cho công việc… Người mẹ lúc này phải cáng đáng việc nhà và chăm con nên quỹ thời gian dành cho con lớn co hẹp lại đến mức chính người mẹ nhiều khi cũng không thể nghĩ có lúc mình lại dè sẻn thời gian bên con đến như vậy.

Khi sinh bé thứ 2, tôi thấy mình bất lực vì có quá ít thời gian dành cho bé đầu

Giúp con vượt qua khủng hoảng khi có em

Đã có những ghi nhận về nhiều trường hợp trẻ có biểu hiện tâm lý bất ổn khi có em:

Bé thứ nhất nhà chị Hằng bước sang tuổi lên 3, cái tuổi khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì hội chứng “khủng hoảng tuổi lên 3”. Nhưng thời điểm này với chị Hằng mà nói nó còn nặng nề và kinh khủng hơn vì đây cũng là lúc chị sinh bé thứ hai. Khi bé thứ hai được 2 tháng chị thấy bé đầu có những hành động kỳ lạ như bám dính lấy mẹ (trừ lúc đi học), mọi sinh hoạt ở nhà hoàn toàn dựa vào mẹ. Người khác động vào là bé lăn đùng ra ăn vạ, thậm chí có những hành động thô bạo khi chơi với em. Đến lúc này sự nhạy cảm của người mẹ khiến chị Hằng quyết định cho con đi khám tâm lý ở viện. Bác sĩ kết luận là con bị khủng hoảng tuổi lên 3 nặng, một phần là do có em, tâm lý sợ lo sợ phải chia sẻ sự quan tâm của mẹ với em thúc thẩy các hành vi sai lạc.

Sau khi đi khám về, chị Hằng cùng chồng đã ngồi lại bàn bạc và thống nhất sẽ dành thời gian nhiều hơn cho con. Bắt đầu từ việc khuyến khích con chăm em cùng mẹ: bóp tay, bóp chân, cầm bình cho em bú, uống sữa mẹ cùng em. Tối đến mẹ nằm ngủ giữa hai chị em, vừa ôm ấp vừa trò chuyện nhỏ to về tình yêu thương giữa hai chị em, rằng em cũng rất yêu chị, em cười khi nghe tiếng chị đi học về, ê a nói chuyện với chị khi được chị chơi cùng… Một thời gian sau đó, bé lớn đã có những thay đổi rõ rệt khi biết quan tâm đến em hơn, biết hỏi han giúp đỡ mẹ khi mẹ chăm em.

Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng may mắn như gia đình chị Hằng, vì ở Việt Nam phần lớn bố mẹ chưa biết, chưa quan tâm đến và cũng không biết cách để xử lý những bất ổn tâm lý ở trẻ.

Khi sinh bé thứ 2, tôi thấy mình bất lực vì có quá ít thời gian dành cho bé đầu

Nhãn hàng Dr.Papie đã tham vấn chuyên gia tâm lý về những  nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi ở trẻ:

– Trẻ được coi là trung tâm của cả nhà từ khi chào đời, trường hợp này đúng với hầu hết các bé là con đầu, vì được kỳ vọng nên mọi sự quan tâm cả vật chất lẫn tinh thần đều dồn cho trẻ. Dần dần khiến trẻ nảy sinh mặc định rằng đây là tất cả mọi thứ thuộc về mình và sẽ không thay đổi.

– Ngay từ khi mẹ mang bầu, những thay đổi quan tâm của mẹ tập chung vào bé nhỏ ngay từ khi trong bụng trẻ hoàn toàn cảm nhận được. Và với một số trẻ nhạy cảm tâm lý bài xích đã xuất hiện.

– Khi mẹ sinh em, ngày qua ngày trẻ phải chứng kiến cảnh mẹ cho em bú, mẹ vỗ về em và dần quên đi mình. Thậm chí khi mình dụi vào người mẹ để nhắc nhở về sự hiện diện của mình thì có khi lại bị mẹ “đuổi” ra với bố.

– Rồi hành động, lời nói của những người xung quanh: thăm cho quà em bé, khen em có cái này cái kia hơn anh (chị), trêu đùa “có em rồi, con ra rìa nhé”… khiến trẻ hoang mang, hờn tủi… Những cảm giác này cứ tích tụ mỗi ngày và có thể dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng trong tâm lý cũng như tính cách của trẻ sau này.

Bạn có đang gặp phải tình huống như 2 bà mẹ ở trên? Bạn đang có ý định sinh thêm con và muốn chuẩn bị dần tâm lý cho mình? Bạn muốn giúp bố mẹ và người thân hiểu hơn về tâm lý trẻ để hỗ trợ mình khi chăm trẻ?

Dù bạn ở hoàn cảnh nào thì hãy cùng theo dõi Fanpage: https://www.facebook.com/drpapie. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ các bố mẹ cùng lời khuyên của Chuyên gia tâm lý để giúp trẻ không bị rơi vào khủng hoảng tâm lý khi có thêm em.

Khi sinh bé thứ 2, tôi thấy mình bất lực vì có quá ít thời gian dành cho bé đầu
TS Vũ Thu Hương – Chuyên gia tâm lý giáo dục


Hãy Click vào link để lắng nghe những gợi ý chăm sóc con trẻ từ Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương.
Cha mẹ cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc liên quan đến chăm sóc sức khỏe trẻ hãy liên hệ đến số hotline: 0911225336 để được tư vấn miễn phí.


Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook