Trẻ bị tưa lưỡi khi nào? Theo các chuyên gia, tưa lưỡi (nấm lưỡi) thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có thể do lây từ trẻ khác, từ mẹ hoặc do dùng thuốc kháng sinh thường xuyên… Để hiểu và biết cách phòng tránh hiệu quả, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi? Cách điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả nhất.
1. Trẻ bị tưa lưỡi khi nào?

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể là dấu hiệu bệnh nấm lưỡi, viêm lưỡi bản đồ hoặc đơn giản chỉ là cặn sữa đọng lại trên lưỡi trẻ.
Độ tuổi trẻ hay bị tưa lưỡi nhất là dưới 3 tuổi. Tuy nhiên trẻ có thể tái nhiễm sau đó nếu không được điều trị dứt điểm.
Tưa lưỡi do nấm Candida Albicans ký sinh trong miệng trẻ gây ra. Loại nấm này có ở 10 – 25% trẻ khỏe mạnh. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến trẻ bị tưa lưỡi thường gặp nhất:
- Trẻ chưa biết tự vệ sinh răng miệng: Cặn sữa và thức ăn thừa không được làm sạch là môi trường phát triển lý tưởng của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh tưa lưỡi.
- Lây từ trẻ khác: Khi dùng chung đồ vật với trẻ bị nhiễm nấm như núm vú giả, bát, cốc, thìa, đồ chơi… trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm nấm do có thói quen ngậm mút đồ vật.
- Lây nhiễm từ mẹ: Mẹ bị nhiễm nấm âm đạo, trong quá trình mang thai và chuyển dạ có thể lây nấm sang con.
- Dùng thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh thường xuyên tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh, tăng nguy cơ mắc tưa lưỡi ở trẻ.
- Dùng thuốc ức chế miễn dịch: Phổ biến là sử dụng Corticoid đường hít điều trị bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu khiến nấm có cơ hội phát triển và lây lan nhanh chóng.
2. Cách phòng tưa lưỡi cho trẻ đang trong độ tuổi dễ mắc bệnh
Trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi là đối tượng dễ bị tưa lưỡi nhất. Đây là bệnh lành tính, không khó điều trị nhưng lại gây ra một số ảnh hưởng xấu cho trẻ. Dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc cho bé để phòng tránh tưa lưỡi.
2.1. Ngăn các yếu tố tấn công

1 – Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh: Ăn chín, uống sôi. Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
2 – Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh:
- Người lớn bị nấm miệng không nên thơm, hôn trẻ.
- Không cho trẻ dùng chung đồ dùng với trẻ bị nhiễm nấm.
- Vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm vú giả sau khi cho trẻ bú. Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.
- Mẹ vệ sinh vú và núm vú sạch sẽ bằng nước ấm sau khi cho trẻ bú.
- Nếu mẹ mắc nấm âm đạo khi mang thai thì cần được điều trị khỏi hoàn toàn để không lây sang bé.
2.2. Tăng cường các yếu tố bảo vệ
1 – Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể trẻ chống lại được các tác nhân có hại từ môi trường.

2 – Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
3 – Vệ sinh răng miệng thường xuyên

- Đối với trẻ đã biết vệ sinh răng miệng: Cho trẻ đánh răng, súc miệng 2 lần/ ngày.
- Đối với trẻ chưa biết vệ sinh răng miệng: Dùng gạc răng miệng rơ lưỡi cho trẻ 2 lần/ ngày.
Lưu ý: Khi chọn gạc rơ lưỡi cho trẻ: Để phòng ngừa tưa lưỡi hiệu quả cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày cho bé, mẹ nên chọn loại gạc rơ lưỡi chuyên dụng đã tẩm sẵn dịch diệt khuẩn kháng nấm với những đặc điểm sau:
- Thành phần dịch tẩm trong gạc: Nước muối sinh lý, NaHCO3, dịch chiết lá hẹ… Những hoạt chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm. Đồng thời, gạc giúp phòng tưa lưỡi hiệu quả và cực kì an toàn cho bé.
- Chất liệu gạc: Ưu tiên sợi Polyester vì độ mềm dai, không bị mục mủn trong môi trường ẩm, không để lại sợi bông gây kích ứng so với gạc dệt bằng sợi Cotton hoặc có thể dùng tưa lưỡi silicon.
- Hình dáng: Gạc thiết kế dạng ống dạng xỏ ngón tiện lợi, dễ dùng hơn so với gạc quấn quanh ngón tay.
- Chứng nhận an toàn: Gạc phải đảm bảo vô trùng, đã được Bộ y tế chứng nhận an toàn với trẻ em và cấp phép lưu hành.
3. Kết luận
Vậy “Trẻ bị tưa lưỡi khi nào?” Trong khoảng 3 năm đầu đời, trẻ có nguy cơ bị mắc tưa lưỡi, nấm lưỡi cao. Để phòng tránh, mẹ cần giữ vệ sinh khoang miệng bé sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo cho bé vui chơi, ăn uống khoa học.
Ngoài câu hỏi trẻ bị tưa lưỡi khi nào? Mẹ cũng có thể gửi các băn khoăn khác đến chuyên gia Dr.Papie bằng cách phản hồi bên dưới hoặc liên hệ qua Hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác.
Bài viết liên quan
Đẹn lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Đẹn lưỡi ở trẻ hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ là tình trạng phổ ....
Th4
Gạc Dr.Papie công thức sáng chế độc quyền 4P thành phần bảo vệ răng miệng bé yêu
Có thể bạn chưa biết, bộ 4 thành phần dịch tẩm ẩm có trong gạc ....
Th10
Gạc rơ lưỡi Dr.Papie mua ở đâu chính hãng (Danh sách cập nhật mới nhất)
Gạc Dr.Papie là gạc răng miệng số 1 Việt Nam được hàng triệu mẹ bỉm ....
Th6
5+ cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà
Trắng lưỡi là một tình trạng khá phổ biến với các mảng trắng hình thành ....
Th3
Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi: Nhận biết và mẹo chữa tại nhà
Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là một trong những bệnh lý phổ biến ....
Th2
Nấm miệng ở trẻ 1 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa nhanh khỏi nhất
Trong những giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên trẻ ....
Th2