Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản dễ làm

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng hay gặp. Các mẹ thường sử dụng mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh để chữa cho trẻ vì tính hiệu quả, an toàn cao.

 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

  • Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa. Đây là một bệnh lý về viêm da thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi.
  • Bên ngoài lớp da của bé sẽ có một hàng rào bảo vệ. Khi hàng rào này bị tổn thương, yếu đi không đảm bảo được chức năng bảo vệ và giữ ẩm cho cơ thể nữa, xuất hiện hiện tượng da khô, ráp, nổi mụn, ửng đỏ. Đó là chàm sữa.
  • Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khó điều trị dứt điểm. Mặc dù không lây lan nhưng dễ tái phát.
  • Ban đầu bệnh không nguy hiểm nhưng nếu các mẹ không hiểu rõ về bệnh thì việc điều trị cho bé sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Trước tiên, các mẹ cần hiểu rõ về nguyên nhân và những triệu chứng thường gặp của chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

  • Cơ địa: Những trẻ có cơ địa hay bị dị ứng khi thay đổi thời tiết sẽ rất dễ mắc chàm sữa. Điều này có thể được di truyền từ bố mẹ.
  • Cơ thể bé sơ sinh khá nhạy cảm nên nguồn thức ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con thông qua sữa mẹ. Ăn hải sản, đồ tanh,…cũng có thể là một nguyên nhân.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh: Môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh hoặc tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa cũng là một mối nguy cơ gây chàm sữa ở trẻ.

Chung quy lại, nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở trẻ sơ sinh chính là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tổ tấn công trên làn da của trẻ. Có thể liên quan đến hệ miễn dịch cơ thể. Hàng rào bảo vệ làn da trẻ có nhiệm vụ giữ ẩm, chống lại các tác nhân bên ngoài. Nhưng khi hàng rào tự suy yếu hoặc tác nhân bên ngoài tấn công quá mạnh mẽ thì làn da bé sẽ bị tổn thương gây chàm sữa.

Triệu chứng hay gặp của chàm sữa ở các bé

Các triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nên chú ý
Các triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nên chú ý
  • Da khô do mất cân bằng độ ẩm, có thể bong tróc, nứt nẻ.
  • Xuất hiện mẩn đỏ, có thể có các mụn nước li ti, chảy dịch màu vàng.
  • Vùng da bị chàm sữa sẽ ửng đỏ, hoặc hồng.
  • Vị trí xuất hiện các triệu chứng trên thường ở hai má, cằm, khuỷu tay khuỷu chân. Nếu như nặng hơn nữa thì sẽ lây lan khắp toàn thân.
  • Đặc biệt, thường trẻ sẽ ngứa ở những vùng da này. Nếu trẻ gãi làm da bong tróc, mất vệ sinh,bệnh tiếp tục nặng thêm, gây ra một vòng luẩn quẩn khó điều trị.
  • Những triệu chứng của chàm sữa khá rõ rệt, dễ nhận biết. Các mẹ nên để ý để điều trị càng sớm càng tốt, đem lại hiệu quả cao.

Ở những bé mới mắc phải, các triệu chứng còn nhẹ thì các mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian. Những mẹo dân gian này dựa vào kiến thức về thuốc nam. Nguyên liệu chủ yếu từ cây thảo dược có sẵn nên khá lành tính đối với làn da em bé.

 

Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

  • Lá trà xanh rất tốt trong việc kháng viêm. Hơn thế còn cải thiện làn da rất hiệu quả. Nên khi bé có triệu chứng của chàm sữa, hãy đun nước lá trà xanh để tắm cho bé. Những vùng da bị nổi đỏ bong tróc, mẹ lấy khăn tẩm  dịch thấm nhẹ nhàng, đợi khô. Thực hiện liên tục hằng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao, nhanh khỏi.
  • Lá ổi cũng là một loại lá cây có tính sát khuẩn rất tốt nên sẽ hiệu quả trong điều trị chàm sữa. Cách thực hiện khá đơn giản. Vò lá ổi đun sôi với nước khoảng 10 phút. Sau đó, để nước ấm, thấm khăn mềm, lau khô vùng da bị tổn thương. Có thể lau nhiều lớp. Sau vài lần tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Có thể áp dụng cách tương tự với lá sim, lá trầu không,… Những loại lá này cũng có tính sát khuẩn cao, hiệu quả trong điều trị chàm sữa.

Việc sử dụng các mẹo chữa chàm sữa này rất an toàn, lành tính mà hiệu quả rất tốt. Trong trường hợp bệnh có phần phức tạp, cần sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Việc kết hợp thuốc bôi, thuốc kê đơn của bác sĩ và tắm bằng nước lá sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn là chỉ dùng thuốc tây hoặc chỉ chữa bằng mẹo.

Chàm sữa là một bệnh mạn tính, dễ tái phát nhiều lần nên ngay cả khi em bé đang không mắc bệnh hoặc đã chữa khỏi thì mẹ vẫn cần chú ý cách chăm sóc trẻ. Chăm sóc thế nào để hạn chế tối đa việc tái phát chàm sữa ở trẻ.

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

  • Đảm bảo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ. Hạn chế tiếp xúc với lông động vật hoặc phấn hoa.
  • Quần áo mặc cho bé nên chọn chất liệu mềm mại, thấm hút tốt. Tránh mặc quá chật, chất liệu dày gây bí bách.
  • Không để em bé toát mồ hôi ẩm ướt, lau mồ hôi thường xuyên giữ cho da khô thoáng. Đặc biệt thay tã lót thường xuyên.
  • Không tắm cho trẻ quá lâu, thời gian tắm 3-5 phút. Tắm cho trẻ bằng nước ấm. Nước lạnh hoặc nước quá nóng đều không tốt cho sức khỏe và làn da em bé. Tắm nước ấm còn có tác dụng giảm ngứa khi trẻ đang mắc chàm sữa.
  • Không tắm cho trẻ bằng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Như vậy sẽ gây tổn thương, bào mòn làn da trẻ, tăng nguy cơ mắc chàm sữa.
  • Các loại nước tắm từ thảo dược, nước lá để tắm cho trẻ cũng mang lại hiệu quả điều trị và phòng ngừa rất tốt, lại an toàn. 
  • Các mẹ có thể sử dụng một số sản phẩm sữa tắm, nước tắm được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên để tắm cho bé. Với hàm lượng cao và kết hợp nhiều loại khác nhau sẽ cho hiệu quả cao hơn và tiện lợi hơn. Gợi ý cho các mẹ một sản phẩm các mẹ có thể lựa chọn: nước tắm Dr.Papie. Với chiết xuất từ cỏ mần trầu, kinh giới, khổ qua,… rất tốt và an toàn đối với làn da em bé.

Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh được các mẹ tin dùng. Vừa mang lại hiệu quả điều trị mà lại an toàn đối với em bé.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
  • Website: drpapie.com.vn

DSĐH Lê Thu Phương

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

One thought on “Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook