Vệ sinh bộ phận sinh dục bé trai và bé gái

VỆ SINH BỘ PHẬN SINH DỤC CHO TRẺ TẠI SAO LẠI QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY?

Đã có rất nhiều trường hợp vô sinh sau này mà nguyên nhân lại do việc vệ sinh, chăm sóc không đúng cách ngày nhỏ của mẹ. Chính vì vậy, việc vệ sinh cho “con chim non ” và “cô bướm nhỏ” là vô cùng quan trọng trong giai đoạn trẻ nhỏ để tránh những đáng tiếc xảy ra sau này.

Vệ sinh bộ phận sinh dục bé trai và bé gái
                 Bộ phận sinh dục của trẻ cần được chăm sóc đúng cách

Bộ phận sinh dục là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của con người. Đã có rất nhiều trường hợp vô sinh sau này mà nguyên nhân lại do việc vệ sinh, chăm sóc không đúng cách ngày nhỏ của mẹ. Chính vì vậy, việc vệ sinh cho “con chim non ” và “cô bướm nhỏ” là vô cùng quan trọng trong giai đoạn trẻ nhỏ để tránh những đáng tiếc xảy ra sau này. Dưới đây là cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai và bé gái mẹ cần biết:

VỆ SINH BỘ PHẬN SINH DỤC CHO BÉ TRAI

Việc rửa vùng bẹn và “con chim con” của bé khá đơn giản. Ba mẹ có thể dùng nước không cũng được tuy nhiên nên dùng nước tắm có tính chuyên biệt để tắm sẽ tốt hơn. Ví dụ như nước tắm thảo dược Dr.Papie vì thành phần chứa dịch chiết trầu không, mướp đắng và lá trà Shan tuyết sẽ giúp kháng khuẩn tốt hơn.

Nếu bé đã được cắt bao quy đầu, mẹ rửa nhẹ nhàng vùng chim và đầu chim trong bồn tắm. Đừng lau mạnh quá hoặc dùng sữa tắm quá nhiều xà phòng, vì có thể ảnh hưởng đến chim bé. Tốt nhất mẹ nên sử dụng các loại nước tắm thảo dược có thành phần tự nhiên an toàn cho trẻ để tránh tình trạng nguy cơ xấu từ xà phòng hay chất tẩy rửa thông thường xâm nhập vào trong qua đầu quy đầu.

Vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai
                                     Bộ phận sinh dục bị đỏ tấy và trợt loét

Nếu bé không được cắt bao quy đầu, mẹ chỉ cần chút nước xối lên vùng chim của bé trong khi tắm, trong 2-3 năm đầu đời của trẻ. Không được cố gắng lật ngược bao quy đầu để vệ sinh, vì về mặt sinh lý, khoảng 90% da bao quy đầu không tách khỏi phần chim cho đến khi 4 tuổi. Trường hợp thấy những chất trắng đọng dưới da bao quy đầu chưa tự tách là bình thường không nên quá lo lắng. Đấy là các tết bào chết và chất tiết dưới da, không cần phải can thiệp để lấy ra vì chúng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bé, chúng sẽ tự tiêu đi và biến mất.

VỆ SINH BỘ PHẬN SINH DỤC CHO BÉ GÁI

Nếu nhìn kỹ, bướm của bé sẽ có hai vành mô mềm, màu đỏ hồng hoặc màu đỏ sẫm. Hai mép này của bé là nơi rất dễ tích tụ các chất dơ như phân, nước tiếu, kem bôi ngừa hăm tã cho trẻ, và vì vậy cần được chú ý khi vệ sinh. Mẹ cẩn thận có thể vệ sinh thêm cho bướm bé sau khi tắm bằng cách: cho bé nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch nhẹ vùng dưới ra và dùng một cục bông gòn, thấm nước, nhẹ nhàng lau chùi từ trước ra sau.

Nổi mụn, nút đỏ gây ngứa, khó chịu cho "cô bé nhỏ"
   Nổi mụn, nút đỏ gây ngứa, khó chịu cho “cô bé nhỏ” do vệ sinh không đúng cách

Đôi khi, bé gái có thể có một ít dịch tiết trong nhìn giống như lòng trắng trứng gà từ âm đạo. Một số ít trường hợp tiết ra dịch màu máu do ảnh hưởng hoocmon còn lại từ mẹ. Điều này là bình thường và mẹ không cần cố gắng lấy ra. Điều đặc biệt mà cũng là sai lầm của các mẹ khi chăm con là các mô mềm của “bướm” rất nhạy cảm. Vì vậy không nên dùng phấn rôm cũng như các loại dung dịch vệ sinh âm đạo người lớn hay sữa tắm có bọt để tắm hay rửa. Bởi vì, vô hình chung trong quá trình vệ sinh sẽ đưa các chất này vào sâu trong âm đạo của bé, gây ngứa, viêm và nấm.

Xem thêm: 90% mẹ không biết cách chăm sóc cho con đúng cách

Hăm tã và cách phòng tránh mẹ cần biết

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

0911225336 Zalo Facebook