3 loại mụn hay gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh, khi ra đòi, da của trẻ từ môi trường nước ẩm chuyển sang môi trường hanh khô và khắc nghiệt hơn. Vì vậy có thể gây ra những thay đổi tạm thời, tạo nên các chấm mụn trông rất ghê làm cha mẹ lo lắng và nhìn hơi “tức mắt”

3 LOẠI MỤN TRẺ SƠ SINH THƯỜNG GẶP

  1. HẠT KÊ Ở TRẺ SƠ SINH:

Đây là những nang nhỏ, màu trắng đục, nằm ngay dưới da trẻ và nhìn rất giống hạt kê. Gần 50% trẻ sơ sinh sẽ có những hạt kê này. Thời gian xuất hiện khoảng sau vài ngày đầu sau sinh, đa số ở vùng mũi, một số xuất hiện trong miệng ở niêm mạc miệng hay ở vòm hầu họng. Số ít da nhạy cảm còn có thể xuất hiện rải rác trên da đầu, mặt và phần trên. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng mà cố gắng nặn hay tẩy những mụn này bởi chúng hoàn toàn lành tính và sẽ tự biến mất sau vài tuần.

Hạt kê mọc khắp mặt của trẻ sơ sinh
                                Hạt kê mọc khắp mặt của trẻ sơ sinh
  1. MỤN TRỨNG CÁ SƠ SINH

Đây là những hạt nhỏ, màu đỏ hoặc trắng xuất hiện khoảng 20% trẻ sơ sinh. Vị trí ưa thích của chúng là vùng mặt đôi khi lan xuống cổ và phần trên của trẻ sơ sinh và xuất hiện trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Tuy trông chúng cũng rất “ngứa mắt” nhưng lại không hề đáng sợ bởi chúng không gây ra bất cứ triệu chứng khó chịu nào như ngứa ngáy gì cho trẻ nên không cần có bất cứ sự can thiệp nào cả mà chỉ cần vệ sinh hằng ngày tắm cho bé là đủ , chỉ sau 3-4 tháng sẽ tự biến mất.

Mụn đỏ mọc khắp mặt trẻ sơ sinh
                              Mụn đỏ mọc khắp mặt trẻ sơ sinh
  1. MỤN TRỨNG CÁ NHŨ NHI

Đúng như tên gọi, đây là mụn trứng cá và xuất hiện sau 2 loại trên. Và cũng xuất hiện ở 1 số ít trẻ sau vài tháng tuổi. Vị trí mọc thường là má, cằm, và trán ít khi lan xuống phần thân trên. Đây là kết quả của sự tăng tạm thời lượng hormone testosterone ở trẻ sơ sinh gây ra kích thích hoạt động của các tuyến bã nhờn dưới da. Chính vì vậy, nó nhìn y chang như mụn “dậy thì”, có mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay mụn đỏ và có mủ. Không đơn giản như hai mụn trước, mụn này thường “ăn nằm ở dề” hơn, lâu hơn và có thể để lại sẹo cho trẻ.  Vì thế mẹ cần cẩn thận đưa bé đi khám bác sỹ để được tư vấn và điều trị bằng kem đặc hiệu. Ở những trường hợp nặng, có thể phải cần uống thuốc và theo dõi lâu dài nhằm tránh để lại sẹo cho trẻ. Nhưng báo cho mẹ và bố biết một tin vui, đối với những mụn bình thường thì chỉ cần vệ sinh da mặt đúng cách cho trẻ, đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có xà phòng để tắm rửa cho trẻ thì các mụn này sẽ tự giảm đi và hết khi trẻ 2 tuổi.

 Trứng cá nhũ nhi nhân trắng mọc quanh mũi và miệng
Trứng cá nhũ nhi nhân trắng mọc quanh mũi và miệng

Các loại mụn sơ sinh trông rất đáng sợ và làm xấu bé yêu của bạn. Nhưng cũng không nên quá nóng lòng nặn hay can thiệp sâu, cần xác định rõ chúng thuộc loại nào để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Để phòng ngừa những loại mụn này xuất hiện trên da của con, mẹ có thể tắm hay lau mặt thường xuyên cho bé bằng nước tắm Dr.Papie pha loãng.

Xem thêm: Mụn sữa quanh miệng và lưu ý khi điều trị

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

0911225336 Zalo Facebook