Mọc răng ở trẻ: dấu hiệu và quá trình mọc răng của trẻ mẹ nên biết

Trẻ mấy tháng mọc răng? Mọc răng là một bước quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của trẻ. Tuy vậy, nhiều cha mẹ vẫn chưa thật sự hiểu rõ về quá trình mọc răng ở trẻ dẫn đến cách chăm sóc chưa hiệu quả. Điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé sau này. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề khi bé mọc răng và cách chăm sóc bé tốt nhất trong quá trình mọc răng của bé.

Trẻ mấy tháng mọc răng?

  • Ở những trẻ khác nhau thì độ tuổi bắt đầu mọc răng cũng khác nhau.
  • Độ tuổi bắt đầu mọc răng bình thường khoảng 6 tháng. Tuy nhiên có một số trẻ có thể sớm hơn ở tháng thứ 4,5 hoặc mới sinh ra đã có một đến hai răng răng ngựa. Hoặc một vài trường hợp mọc răng muộn hơn bình thường. Nhưng đa số, đến khi bé 3 tuổi sẽ mọc đủ 20 răng.
  • Trường hợp bé mọc răng quá sớm nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, trong quá trình mang thai mẹ bổ sung nhiều can-xi cho thai nhi. Tình trạng này có lẽ không quá nguy hiểm nhưng trong một vài trường hợp bố mẹ cần thận trọng. Răng ngựa có thể lung lay, rụng hoặc gây ngứa, khó chịu cho bé. Lúc này, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để xử lý chiếc răng.
  • Nếu hơn 1 tuổi bé vẫn chưa mọc răng, đó có thể do cấu trúc phát triển và sự duy truyền. Tuy nhiên vẫn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh

Mọc răng ở trẻ: dấu hiệu và quá trình mọc răng của trẻ mẹ nên biết

                         Sốt là dấu hiệu hay gặp ở giai đoạn mọc răng ở trẻ

Dấu hiệu mọc răng rõ rệt nhất và dữ dội nhất có lẽ là khi bé mọc chiếc răng đầu tiên. Ở những chiếc răng sau đó, triệu chứng vẫn vậy nhưng mức độ nhẹ hơn và khi này bé cũng lơn hơn nên sức khỏe đã tốt hơn khi mọc chiếc đầu. Một số dấu hiệu như:

      1. Sốt:

  • Đây là triệu chứng thường gặp nhất và đáng lo nhất. Hầu như các bé ở những lần mọc răng đầu tiên đều có triệu chứng này. Thông thường sốt do mọc răng nhiệt độ rơi vào khoảng 38,0-38,5 độ. Đôi khi nhiệt độ có thể cao hơn nếu tình trạng viêm quanh chân răng, nướu răng. Bố mẹ cần lưu ý đưa bé đến cơ sở y tế để được theo dõi kịp thời. Tránh co giật hay nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đôi khi bố mẹ hay nhầm lẫn sốt do mọc răng với sốt do một số bệnh khác. Đối với sốt virus, nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 độ, có thể sốt liên tục hoặc theo cơn. Sốt kèm theo phát ban, đỏ mặt, đỏ mắt, đỏ họng. Hoặc nếu bé sốt kèm tiêu chảy thì đây không phải dấu hiệu của sốt do mọc răng.

    2. Khó chịu, quấy khóc:

  • Do sốt và cơ thể bị yếu đi nên bé ở giai đoạn mọc răng khá mệt mỏi, hay quấy khóc, ít ngủ.

     3.Chảy dãi:

  • Đây cũng là dấu hiệu hay gặp ở trẻ. Do cơ thể bé yếu nên vi khuẩn dễ xâm nhập, phản ứng tiết nước dã nhiều hơn để dội rửa và dọn dẹp sạch sẽ vùng miệng. Ngoài ra, ở giai đoạn này, bé hay mắc phải một số bệnh đường tiêu hóa.

     4. Ngứa răng:

  • Ở vị trí nướu răng nứt để chuẩn bị mọc răng, bé sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu. Bé hay đút tay hay đồ vật vào miệng cắn. Khi bú mẹ, bé lười bú mà hay cắn, ray ti mẹ. Khi nướu răng nứt ra, dễ nhiễm trùng nên có thể sốt vào thời điểm này. Và nướu răng cũng đau.

    5. Lười ăn, sút cân:

  • Hầu như những bé ở thời kỳ mọc răng xuất hiện những triệu chứng trên nên bé sẽ nhác ăn dẫn đến sút cân.

Những triệu chứng trên thường xuất hiện dữ dội nhất khi mọc răng đầu tiên. Đến những chiếc sau vẫn có dấu hiệu nhưng có thể mức độ nhẹ hơn. Bố mẹ cần lưu ý những cách xử lý khi bé ở giai đoạn này.

Trẻ mọc răng nào trước, mọc theo thứ tự nào?

Sơ đồ mọc răng của trẻ
Các giai đoạn mọc răng ở trẻ

Trẻ mấy tháng mọc răng? Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc khi bé từ 6 đến 7 tháng tuổi. Tuy vậy vẫn có những trường hợp bé mọc răng sớm từ tháng thứ 4, thứ 5 hoặc có những bé đến tận tháng thứ 10 thì răng mới xuất hiện. Cha mẹ có thể tham khảo thứ tự mọc răng được liệt kê dưới đây:

Hàm trên:

  • Răng cửa giữa : 7 – 12 tháng.
  • Răng cửa bên : 9 – 13 tháng.
  • Răng nanh : 16 – 22 tháng.
  • Răng hàm sơ cấp : 13 – 19 tháng.
  • Răng hàm thứ cấp : 25 -33 tháng.

Hàm dưới

  • Răng cửa giữa : 6 – 10 tháng
  • Răng cửa bên : 7 – 16 tháng
  • Răng nanh : 16 – 23 tháng
  • Răng hàm sơ cấp : 12 -18 tháng
  • Răng hàm thứ cấp : 20 – 31 tháng

Có thể bạn quan tâm: Trẻ sốt mọc răng nanh mấy ngày và cách hạ sốt đúng cách

Trẻ mọc răng chậm có nguy hiểm không?

Phần lớn răng của trẻ sẽ mọc theo thứ tự như trên, nhưng vẫn có những trường hợp trẻ mọc răng chậm. Tức là từ tháng thứ 10, 11 hay thậm chí một năm. Đây không phải là một hiện tượng quá nguy hiểm. Để khắc phục, cha mẹ nên bổ sung thêm canxi và đảm bảo lượng sữa hàng ngày của bé. Tuy nhiên, nếu trên 18 tháng bé vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng thì cha mẹ cần đưa ngay bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời. Sốt mọc răng cũng trở nên nguy hiểm cho sức khỏe của bé nếu nó diễn ra quá lâu. Vậy sốt mọc răng mấy ngày hết?

Trẻ sốt mọc răng kéo dài bao lâu?

Sốt mọc răng kéo dài bao lâu? Hay cụ thể hơn là trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Đây là băn khoăn chung của nhiều bà mẹ đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Theo các chuyên gia về lĩnh vực nhi khoa thì thông thường trẻ sẽ sốt mọc răng trong 1 – 2 ngày.

Trẻ sơ sinh mọc răng sốt mấy ngày? Thông thường trẻ sẽ sốt mọc răng từ 1 – 2 ngày tuy nhiên ở trẻ sơ sinh thì khác do thời điểm sơ sinh sức đề kháng của trẻ yếu trước nên sốt sẽ diễn ra sớm và lâu khỏi hơn. Vậy thì bé mọc răng sốt mấy ngày? Trả lời là bé sơ sinh sốt mọc răng trong khoảng 4 – 5 ngày.

Những dấu hiện khi mọc răng ở trẻ và cách xử lý.

mọc răng ở trẻ
Những lưu ý trong giai đoạn mọc răng ở trẻ

Trong quá trình mọc răng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu, một số gây ảnh hưởng tới trẻ nếu mẹ không biết cách xử lý khi trẻ sốt mọc răng. Sau đây là một số triệu chứng và cách xử lý chúng:

  • Sốt: Trước khi mọc răng từ 3 đến 5 ngày, trẻ có thể xuất hiện những cơn sốt nhẹ kéo dài từ 2-3 ngày, gọi là sốt mọc răng.

Cách khắc phục: Đây là hiện tượng bình thường, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại dành cho trẻ em để làm dịu cơn sốt của trẻ. Nếu cơn sốt lên đến trên 38 C và kéo dài không có dấu hiệu dừng lại, cha mẹ nên ngay lập tức đưa bé đi khám để có biện pháp chữa trị kịp thời.

  • Chảy dãi: Mọc răng làm nước dãi của bé chảy nhiều hơn bình thường. Khi đó nước dãi có thể gây ngứa các phần cẳm, cồ của bé, đôi khi nổi mẩn

Cách khắc phục: Cha mẹ nên đeo yếm và vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé bằng gặc răng miệng hoặc khan vải mềm nhúng nước ấm. Ngoài ra cha mẹ cũng cần lau nước dãi chảy ra cho bé bằng khăn ấm tránh vết nước dãi dính lại gây nổi mẩn ngứa cho trẻ.

  • Ho: Việc chảy dãi dễ dẫn đến bé ho nhiều và bị sặc

Cách khắc phục:Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, súc miệng bằng nước ấm đều đặn cho trẻ

  • Khó ngủ: Những cơn đau nhức khi mọc răng đôi khi cản trở giấc ngủ của bé. Nếu việc đau nhức kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ, ảnh thưởng tới sức khỏe chung của bé.

Cách khắc phục: Cha mẹ cần chú ý tới những vấn đề như nhiệt độ khi ngủ, đung đưa nhẹ khi ngủ hoặc hát ru cho bé khiến bé quên đi cơn đau nhức và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Đau nhức và ngứa nướu: Khi răng mới nhú, phần lớn trẻ sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu phần nướu. Khi đó, trẻ thường có thói quen gặm đồ hoặc đưa tay vào miệng để nhai. Đây là một việc làm tưởng chừng vô hại nhưng lại mang rất nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ. Do tay và các vật bé đưa vào miệng thường chứa rất nhiều các loại vi khuẩn.

Cách khắc phục: Để giảm đi những cơn đau nhức, cha mẹ có thể massage lợi bé với tay sạch, chườm mát nướu cho bé hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh tay và đồ chơi của trẻ thường xuyên hạn chế vkhuẩn. Nên mua các đồ chơi thiết kế riêng cho trẻ sơ sinh, có chất liệu an toàn và thích hợp cho bé gặm khi ngứa răng. Mẹ có thể rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hay là các loại lá thảo dược như lá hẹ giúp trẻ mọc răng không bị sốt

Nếu như mẹ vẫn còn các thắc mắc liên quan đến sốt mọc răng ở trẻ hay vẫn chưa hiểu rõ bé mọc răng sốt mấy ngày thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bé từ chuyên gia Dr.Papie.

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
  • Website: drpapie.com.vn

Hà Linh

26/2/2020

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook