Lưỡi bé bị đốm trắng rơ không sạch có phải là bị tưa lưỡi?

Lưỡi bé bị đốm trắng có thể do cặn sữa dư thừa mà chưa được vệ sinh sạch hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi.

Nguyên nhân vì sao lưỡi trẻ bị đốm trắng
Nguyên nhân vì sao lưỡi trẻ bị đốm trắng

1. Do cặn sữa

Trẻ sơ sinh thường có lớp phủ màu trắng trên lưỡi, đặc biệt là ngay sau khi bú. Tình trạng này được gọi là “lưỡi sữa”. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ khả năng tiết nước bọt để làm sạch miệng sau khi bú cho đến khi được 5-6 tháng tuổi. Vì vậy, lượng sữa dư thừa sẽ tạo một lớp màng trắng mịn trên bề mặt lưỡi. Lớp phủ có thể dày hơn nếu bé bú sữa công thức thay vì sữa mẹ.

Trong hầu hết các trường hợp, cặn sữa sẽ bị làm sạch trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, nếu việc bú mẹ bị ảnh hưởng do ngậm khớp ngậm quá nông, con bạn có thể có nhiều khả năng bị lưỡi sữa hơn.

Lưỡi bé bị đốm trắng do màng sữa mẹ có thể dễ dàng lau sạch
Lưỡi bé bị đốm trắng do màng sữa mẹ có thể dễ dàng lau sạch

Thông thường, trẻ bú sữa mẹ sẽ không cần vệ sinh lưỡi thường xuyên, vì trong sữa mẹ đã có đặc tính bảo vệ miệng. Màng sữa mẹ cũng sẽ thường tan hết sau khoảng một giờ bé bú. Nếu muốn làm sạch, mẹ có thể rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng bằng các loại gạc rơ lưỡi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để loại bỏ bớt màng sữa. Với những trẻ sử dụng sữa công thức, cặn sữa có thể gây ra một số bệnh về răng miệng ở trẻ sơ sinh nên mẹ chỉ cần duy trì hoạt động rơ lưỡi cho bé thường xuyên hơn.

Có thể mẹ quan tâm:
Gạc rơ lưỡi Dr.Papie là sản phẩm gạc răng miệng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh đã được Bộ Y Tế cấp phép là thiết bị y tế loại A. Gạc Dr.Papie cũng là lựa chọn tin dùng của rất nhiều y bác sĩ của các bệnh viện lớn trên toàn quốc như: bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi. Gạc Dr.Papie đã có mặt tại các nhà thuốc Long Châu, Pharmacity, An Khang và các chuỗi mẹ và bé trên toàn quốc.

2. Nấm miệng (tưa lưỡi)

Nếu lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng rơ không sạch có thể là dấu hiệu của bệnh nấm miệng (tưa lưỡi). Đây là một tình trạng nhiễm nấm phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh, do nấm Candida gây ra. Mặc dù hiếm gặp ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh nhưng bệnh có thể phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.

Các triệu chứng của tưa lưỡi ở trẻ bao gồm:

  • Lưỡi trẻ xuất hiện các đốm trắng nhỏ, có thể lan ra vòm họng, môi, hai bên má.
  • Đốm trắng khó làm sạch, nếu làm sạch sẽ thấy đốm chuyển thành màu đỏ.
  • Trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, sốt nhẹ.

Nếu mẹ nghi ngờ bé bị nấm miệng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Xem thêm: Nấm lưỡi (đẹn lưỡi) ở trẻ: những thông tin về bệnh có thể mẹ chưa biết!

3. Làm thế nào để loại bỏ đốm trắng trên lưỡi bé

4. Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa tình trạng lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng?

  • Trong hầu hết các trường hợp xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi thì không tìm được nguyên nhân ngoại cảnh gây nên bệnh tưa miệng. Vì hầu hết mọi người, kể cả trẻ sơ sinh, có Candida sẵn trong cơ thể. Do sự mất cân bằng nào đó đã khiến Candida phát triển quá mức và gây bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh lưỡi bé, hạn chế để mảng bám có cơ hội hình thành. Gợi ý cho mẹ nên sử dụng gạc lưỡi Dr.Papie mỗi ngày. Mẹ sẽ tạm biệt với các triệu chứng của tưa miệng.
  • Nếu em bé của bạn thường xuyên ngậm đồ chơi thì hãy rửa sạch hoặc khử trùng chúng. Đặc biệt những đồ chơi nhỏ, hay đưa vào miệng.
  • Nếu bạn cho bé bú bình, hãy vệ sinh bình sữa và núm vú thường xuyên. Ngoài ra, vệ sinh cả ti giả và các đồ cho ăn mỗi ngày
  • Đừng cho bé uống thuốc kháng sinh trừ khi thật cần thiết. Bệnh tưa miệng thường xuất hiện sau mỗi lần uống thuốc kháng sinh.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi cho ăn và thay tã.

5. Miệng, lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có nguy hiểm không?

Hầu hết các câu trả lời là không. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến việc ăn và ngủ của trẻ. Nếu em bé của bạn rất quấy khóc và không thoải mái, bệnh tưa miệng có thể cản trở việc cho ăn. Bé ăn không ngon miệng, dẫn đến biếng ăn, còi xương và ít cân.

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời đúng cách, nấm có thể lan rộng gây các hậu quả như:

  • Nấm lan xuống cơ quan hô hấp gây ra các bệnh viêm phổi, viêm phế quản,…
  • Nấm lan xuống thực quản gây tức ngực, khó nuốt, nôn trớ.

Vì vậy, cần thiết phải chăm sóc và vệ sinh lưỡi bé hàng ngày để trẻ phát triển khỏe mạnh. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng loại thuốc và tuân thủ điều trị hoàn toàn trong thời gian điều trị.

6. Miệng bé bị đốm trắng có nên tiếp tục cho bú mẹ không?

  • Hãy xác định rõ ràng nguyên nhân nấm miệng từ đâu. Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú, hãy chuẩn bị những tình huống lây nhiễm chéo giữa bạn và bé.
  • Đây có thể là một vấn đề ít được biết đến nhưng nhiễm chéo gây ra tưa vú hay nứt đầu ti. Đầu ti trở nên bị khô, bong chóc, phồng rộp và bị đau khi bé ti.
  • Sử dụng một số loại kem ngăn ngừa tình trạng nứt đầu ti an toàn cho trẻ sơ sinh. Điều này sẽ giúp mẹ an tâm không bị đau đầu ti. Tuy nhiên, nó chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng.
  • Việc tiếp tục cho con bú cần được theo dõi bởi mẹ. Mẹ sẽ chủ động phòng ngừa khi bé bị nấm miệng và lây sang đầu ti. Đồng thời, hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ để được tư vấn điều trị kết hợp cả mẹ và con.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để biết trẻ bị tưa lưỡi hay lưỡi sữa?

Nếu cặn trắng dễ dàng lau đi, để lộ bề lưỡi màu hồng khỏe mạnh thì đó có thể chỉ là cặn sữa. Nếu cặn trắng vẫn còn trên lưỡi của bé sau khi lau hoặc bong ra và để lộ nền màu đỏ đậm thì nhiều khả năng đó là bệnh tưa miệng.

Có thể cho con bú sữa mẹ khi bé bị tưa lưỡi không?

Mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú trong khi điều trị bệnh tưa miệng . Bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng các loại thuốc bôi chống nấm hoặc thuốc dạng lỏng.

Kết luận

Hầu hết tình trạng lưỡi bé bị đốm trắng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu bé hoàn toàn khoẻ mạnh. . Nếu lưỡi bé bị đốm trắng kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở,… mẹ cần đưa bé tới các trung tâm y tế để kiểm tra ngay lập tức.


Bài viết trên có sự tham vấn y khoa từ TS.BS Lê Minh Trác – Giám Đốc trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung ương. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook