Hăm tã ở trẻ khi mặc bỉm và cách phòng tránh

Hăm tã do mặc bỉm làm cho da ở vùng này sẽ có những mẩn đỏ, gồ ghề, thành từng mảng trông rất ghê đôi khi có thể có những chấm đỏ rải rác xung quanh.

Như đã biết, da trẻ em rất mỏng manh và vô cũng nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng xấu bởi các yếu tố bên ngoài dù là nhẹ nhất. Đặc biệt, vùng da mông, bẹn và bộ phận sinh dục lại nằm trong top vùng da “bẩn” nhất trong cơ thể , vì mỗi ngày đều có nguy cơ tiếp xúc với biết bao cơ man tạp chất từ những chất thải đi cầu, đi tè từ chính trẻ đến chóng mặt vì trẻ lúc này như một nhà máy nhỏ đang trên đà “phất lên” liên tục nạp nguyên liệu (bú rất nhiều) đồng nghĩa với đó là thải cũng rất nhiều. Vì vậy dù có thường xuyên vệ sinh thì vùng da này cũng liên tục tiếp xúc với chất bẩn. Đó là chưa kể đến việc lau chùi thường xuyên trên bề mặt da để vệ sinh và việc “đóng thùng” cho trẻ bằng tã , bỉm làm ẩm ướt da hơn và da không “thở” được lại càng làm cho vùng da đặc biệt này khó mà khỏe lên được.

BIỂU HIỆN CỦA HĂM TÃ:

Da ở vùng này sẽ có những mẩn đỏ, gồ ghề, thành từng mảng trông rất ghê đôi khi có thể có những chấm đỏ rải rác xung quanh. Vì da đã bị tổn thương, trẻ có thể có cảm giác đau, khó chịu, ngứa ngáy đặc biệt cảm giác sót sau mỗi lần tè hay đau rát mỗi lần lau chùi trực tiếp. Vì vậy trẻ hay khóc và khó nằm ngửa hơn bình thường. Việc điều trị hăm tã sự thật là “không có thuốc điều trị” bởi nó là một triệu chứng xảy ra mà nguyên nhân là do cách vệ sinh chưa đúng cách.

Hăm tã ở trẻ khi mặc bỉm và cách phòng tránh
                                                Bé hăm tã đỏ ửng, đau rát hai mông

CÁCH KHẮC PHỤ HĂM TÃ:

Hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh với biểu hiện nổi mẩn đỏ trên khiến da khô ráp, nứt nẻ hay tiến triển thành mụn nước, lở loét. Việc khắc phục triệu chứng này chỉ có thể phòng ngừa và giảm thiểu các yếu tố tổn thương da từ đó ngừa hăm tã xảy ra. Mẹ tham khảo cách phòng hăm tã sau:

  1. Làm ẩm ướt cho da:

– Cách tốt nhất là dùng tã 1 lần vì loại tã này hút ẩm rất tốt và nhanh. Tã bằng vải mặc dù tốt cho môi trường nhưng khả năng thấm hút kém hơn.

– Nếu được thì tốt nhất cho trẻ không mặc tã càng nhiều càng tốt, vì giúp da được “thở” và khô thoáng một cách tự nhiên.

2. Giảm các kích thích gây bẩn và tổn thương da:

– Thay tã thường xuyên để giúp da không bị tiếp xúc quá lâu với phân và nước tè của trẻ.

– Khi lau vệ sinh vùng bẹn, mông không được sử dụng các loại khăn ướt dùng một lần. Mặc dù, nhìn có vẻ rất tiện lợi nhưng loại khăn này chắc chắn luôn chứa các chất bảo quản, hóa học tẩy trắng giấy còn chưa nói hàng ngàn hóa chất khác cũng có thể được tẩm vào vì vậy việc gây kích ứng da là điều sớm muộn. Thay vào đó là một mẹo đơn giản là dùng khăn xô sau đó thấm nước và lau nhẹ vùng da dính bẩn của bé.

– Đặc biệt lưu ý không nên dùng các loại phấn rôm, vì có thể càng làm kích ứng da thêm. Đừng quên một ví dụ điển hình đó là đã có những loại là phấn sau nhiều năm sử dụng đã bị thu hồi vì có chứa chất gây ưng thư. Tiện đây lưu ý cho mẹ việc sử dụng các loại sữa tắm cho bé cũng nên chọn lượng kỹ lưỡng không nên vì thơm mà lựa chọn bừa vì đó là yếu tố gây hại thêm cho da bé.

– Nếu bé đã bị hăm tã, nên bắt đầu bôi kem chống hăm thường xuyên.

– Không tắm hay rửa cho bé bằng các loại sữa tắm có bọt, hoặc mùi thơm nồng nàn do hóa mỹ phẩm, điều này sẽ càng làm trầm trọng hơn tình trạng tổn thương da tại vùng bị hăm. Thay vào đó, nên dùng các loại nước tắm có pH phù hợp. Có nguồn gốc tự nhiên, chữa những dưỡng chất tự nhiên, giúp làm săn se, làm lành những vùng da đang bị viêm do hăm tã gây nên.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

0911225336 Zalo Facebook