Hướng dẫn cách dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ đơn giản tại nhà

Hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô
Mẹo hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô

Hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô là mẹo hạ sốt dân gian an toàn và hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách, hãy cùng Dr.Papie tìm hiểu ngay sau đây.

Công dụng hạ sốt của lá tía tô

Tía tô có tên khoa học là Folium Perillae Frutescentis, là loài thực vật thuộc họ Hoa Môi. Tía tô là cây thân thảo, cao khoảng 0.5 -1m, lá mọc đối, mép khía răng cưa, mặt dưới màu tím tía, có lông theo gân lá. Mặt trên màu tím hoặc màu xanh lục.

Trong Đông y, tía tô cũng là một vị thuốc quen thuộc và được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc. Theo PSG.TS.Trần Công Khánh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc Y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc thuộc nhóm phát tán giải biểu, có vị cay, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, hạ sốt. Ngoài ra, vị thuốc tía tô còn giúp kích thích tiêu hóa, thân và cành giúp trừ ho đờm, hen suyễn, an thai. 

Theo Tây y, lá tía tô có tác dụng hạ sốt nhờ vào các thành phần sau:

  • Tinh dầu: Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất, bao gồm các hợp chất như rosmarinic acid, perillaldehyde, limonene, α-pinene, β-pinene,… Các hợp chất này có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, và chống co thắt cơ trơn.
  • Vitamin C: Lá tía tô cũng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Chất khoáng: Lá tía tô chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như kali, magiê, canxi,… Các khoáng chất này giúp điều hòa điện giải trong cơ thể, hỗ trợ chức năng tim mạch, và giúp cơ thể hạ sốt hiệu quả hơn.

Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng giải cảm, trị ho, long đờm, và thanh nhiệt. Vì vậy, dùng lá tía tô để hạ sốt là một mẹo vặt dân gian rất an toàn và khoa học, mẹ có thể áp dụng để hạ sốt cho bé.

Cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô

1. Hạ sốt bằng nước ép lá tía tô

Hạ sốt cho trẻ bằng nước lá tía tô
Hạ sốt cho trẻ bằng nước lá tía tô

Nguyên liệu:

  • 15 – 20 lá tía tô tươi.
  • 500g đường phèn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô, ngâm qua nước muối
  • Đun sôi lá tía tô với đường phèn và 500ml nước. Đun sôi 3 phút và để nguội.
  • Cho thêm một ít nước chanh cho trẻ dễ uống.

2. Hạ sốt bằng cách lau, chườm lá tía tô

Hạ sốt cho trẻ với tía tô
Lau chườm hạ sốt cho trẻ với lá tía tô

Chuẩn bị nguyên liệu.

  • 1 nắm lá tía tô tươi ( khoảng 15 – 20 lá)
  • 1 hoặc 2 chiếc khăn sạch, mềm. Mẹ nên lựa chọn loại sạch, mềm, không vương sợi bông để đảm bảo an toàn cho bé để bé không bị khó chịu khi mẹ lau, chườm.

Cách thức hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15- 20 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Giã dập lá tía tô sau đó bọc vào khăn mềm và lau cho bé. Chú ý lau và chườm ở các vị trí như trán, 2 nách, 2 bẹn để giúp con hạ sốt nhanh hơn. Mẹ hạn chế việc chà xát quá mạnh khi lau cho con, tránh lau vào gần mắt, mũi và những vùng da con đang bị trầy xước nhé.

3. Hạ sốt, giải cảm cho trẻ với cháo tía tô

Cháo tía tô thịt heo:

  • Nguyên liệu: Gạo tẻ (80-100g), lá tía tô (10 lá), thịt heo (100g), gia vị.
  • Cách thực hiện: Nấu cháo với gạo, thịt heo, và lá tía tô thái nhỏ. Múc cháo ra bát và cho bé ăn ngay khi còn nóng.

Cháo lá tía tô với gừng tươi và trứng gà:

  • Nguyên liệu: Gạo tẻ (80g), lá tía tô tươi (10 – 15 lá), gừng (10 – 15g), trứng gà (01 quả), hành tím (10 – 15g), gia vị.
  • Cách thực hiện: Nấu cháo với gạo, lá tía tô, gừng, trứng gà, và hành tím. Đảo đều và nêm gia vị cho vừa ăn trước khi cho bé ăn.

Có thể mẹ quan tâm:

Lưu ý khi dùng tía tô hạ sốt cho trẻ

  • Không sử dụng các lá tía tô héo úa, bị dập nát hoặc có dấu hiệu nấm mốc.
  • Rửa sạch lá tía tô trước khi sử dụng.
  • Không nên dùng lá tía tô cho trẻ dưới 3 tháng tuổi vì hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển đầy đủ.
  • Sử dụng lá tía tô với lượng phù hợp. Không nên sử dụng quá nhiều lá tía tô vì có thể làm trẻ khó hấp thụ, buồn nôn.
  • Trẻ có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi sử dụng lá tía tô. Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở,… sau khi sử dụng lá tía tô, cần ngừng sử dụng ngay và đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Nên dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ trong trường hợp nào

Dùng lá tía tô để hạ sốt cho trẻ khá an toàn, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên sử dụng lá tía tô để hạ sốt cho trẻ. Cha mẹ chỉ nên dùng tía tô hạ sốt cho trẻ trong trường hợp:

  • Trẻ bị cảm lạnh: Lá tía tô có tính ấm, giúp giải cảm, giảm ho và sổ mũi, hỗ trợ bé nhanh khỏi bệnh.
  • Sau khi trẻ tiêm phòng: Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Lá tía tô có thể giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng khó chịu do phản ứng sau tiêm.
  • Mọc răng: Khi mọc răng, trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc. Lá tía tô có thể giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng khó chịu cho bé.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số trường hợp không nên sử dụng lá tía tô hạ sốt cho trẻ:

  • Trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C: Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Trẻ bị dị ứng: Một số trẻ có thể bị dị ứng với lá tía tô, biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở,… Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ dị ứng, hãy ngừng sử dụng lá tía tô ngay lập tức và đưa bé đến gặp bác sĩ.

Hạ sốt an toàn với khăn hạ sốt Dr.Papie

Sử dụng lá tía tô hạ sốt cho trẻ là phương pháp an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian trong khi việc hạ sốt cho con cần nhanh và cấp bách.  Ngoài ra, không phải lúc nào mẹ cũng có sẵn hoặc tìm mua được lá tía tô, đặc biệt khi con sốt vào ban đêm.

Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie sẽ giúp mẹ giải quyết hết những vấn đề này. Khăn hạ sốt Dr.Papie cũng được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được rất nhiều mẹ ưa chuộng nhờ các ưu điểm vượt trội sau:

Thành phần khăn hạ sốt Dr.Papie
Thành phần khăn hạ sốt Dr.Papie
  • Hạ sốt nhanh, hiệu quả

Khăn hạ sốt Dr.Papie được tẩm sẵn dịch có chứa dược liệu hạ sốt. Khăn được chia thành 2 loại với thành phần cụ thể như sau:

  • Khăn hạ sốt 0+ dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Tinh dầu tía tô, dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh chất chanh, diệp lục từ tảo.
  • Khăn hạ sốt 3+ dùng cho trẻ trên 3 tháng tuổi: Tinh dầu bạc hà, dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh chất chanh, diệp lục từ tảo.

Sự kết hợp các loại thảo dược trên mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc mẹ chỉ sử dụng lá tía tô hạ sốt cho trẻ. Ngoài ra, công nghệ sản xuất hiện đại giữ loại hoàn toàn những dược chất cần thiết cho việc hạ sốt. Do đó, sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie mang lại hiệu quả hạ sốt vượt bậc so với phương pháp sử dụng lá tía tô thông thường.

  • An toàn, không tác dụng phụ

Nguồn dược liệu hạ sốt tẩm trong khăn hạ sốt Dr.Papie đều được lựa chọn và kiểm tra kỹ càng, sử dụng nguồn dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, liều lượng dược chất cũng được nghiên cứu và tính toán chính xác để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khăn hạ sốt Dr.Papie là Trang thiết bị y tế loại A, được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Ngoài ra, sản phẩm còn đạt tiêu chuẩn ISO 13485 nên mẹ càng yên tâm hơn khi sử dụng cho con.

  • Tiện dụng

Mẹ chẳng còn phải lo lắng tìm mua lá tía tô mỗi khi con sốt vì đã có khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie. Khi bé sốt, mẹ chỉ cần rút khăn từ túi zip ra là dùng cho con được ngay. Con vừa hạ sốt nhanh, hiệu quả mà mẹ cũng không cần lích kích chuẩn bị đồ như khi sử dụng lá tía tô hạ sốt cho con.

Mẹ cũng dễ dàng dự phòng khăn trong nhà, khi bé sốt là có thể dùng để lau, chườm cho bé được ngay. Khăn được đóng gói thành các túi lẻ, mẹ dễ dàng mang theo bên mình mỗi khi đưa con ra ngoài.

Hiện, Dr.Papie đang có chương trình “mua khăn hạ sốt – tích điểm nhận quà” với nhiều phần quà hấp dẫn. Để tư vấn thông tin chi tiết, mẹ có thể liên hệ với Dr.Papie theo hotline hoặc fanpage để được hỗ trợ.

Khăn lau hạ sốt Dr.Papie có tốt không, vì sao được mẹ tin dùng?

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook