Dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ là phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng khi bé sốt. Tuy nhiên phương pháp này có thật sự an toàn? Sử dụng hạ sốt cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu tác dụng hạ sốt của cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi còn có tên khác là cỏ mực, tên khoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ Cúc (Asteraceae), phân bố chủ yếu ở vùng Nam Á và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, cỏ nhọ nồi mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng đồng bằng, trung du và miền núi có độ cao khoảng 1500 m. Cây ưa ẩm, ưa sáng, dễ sinh trưởng và phát triển.

Đặc điểm cỏ nhọ nồi
Cây nhọ nồi là loài thân thảo, cao chừng 40cm, thân tròn màu lục hoặc đỏ tía, có lông. Lá cây hẹp, dài, mọc hình đối mác và có lông hai mặt. Hoa nhọ nồi màu trắng, mọc ở đầu hoặc kẽ lá. Quả có 3 cạnh, hơi dẹt.
Bộ phận dùng làm thuốc và thu hái
Thông thường, phần thân trên mặt đất của cỏ nhọ nồi sẽ được dùng làm thuốc. Cỏ nhọ nồi có thể dùng trực tiếp dưới dạng tươi hoặc dùng sau khi phơi khô.
Một lưu ý khi dùng dạng khô là nên thu hái vào mùa hè đúng thời điểm cây lá tươi tốt nhất. Đồng thời, nên cắt trước khi cây ra hoa để giữ được hàm lượng các chất cần thiết trong thân, lá ở mức tối đa.
Công dụng của cỏ nhọ nồi
Theo Y học hiện đại, trong dịch chiết cỏ nhọ nồi có chứa các chất như tinh dầu, tanin, alcaloid, saponin…Nhờ đó, cỏ nhọ nồi có các công dụng sau:
Hạ sốt
Tinh dầu có trong cỏ nhọ nồi giúp giãn mạch, giãn nở lỗ chân lông, từ đó tăng thải nhiệt và giúp cơ thể hạ sốt.
Kháng khuẩn
Năm 2011, một nghiên cứu trên diện rộng đã cho thấy tác dụng kháng khuẩn của cỏ nhọ nồi với 9 loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là Tụ cầu vàng – vi khuẩn hay gây mụn nhọt trên da.
Giảm đau
Trong thành phần dịch chiết của cỏ nhọ nồi có ethanol và các hợp chất alkaloid. Nhờ vậy, cỏ nhọ nồi có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học còn phát hiện cỏ nhọ nồi còn có các tác dụng y học khác như: cầm máu, tốt cho hệ tim mạch và tiêu hóa…
Theo y học cổ truyền: Cỏ nhọ nồi còn có tên khác là hạn liên thảo, có vị ngọt, chua, quy kinh can, thận, có công dụng lương huyết, chỉ huyết. Vì thế, dân gian thường dùng cỏ nhọ nồi điều trị các trường hợp trẻ sốt cao, chảy máu cam rất hiệu quả.
2. Cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ có an toàn không?
Một vấn đề khiến rất nhiều mẹ băn khoăn chính là “dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ có an toàn không?”.
Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi là vị thuốc không độc và đã được ứng dụng trong hàng ngàn bài thuốc. Đồng thời, y học hiện đại cũng có những thử nghiệm lâm sàng để chứng minh cỏ nhọ nồi không chứa độc tính.
Vì thế, dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ là biện pháp an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3. Cách dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ
Dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ là phương pháp dễ áp dụng và an toàn. Tuy nhiên, để việc hạ sốt cho bé được hiệu quả nhất, mẹ tham khảo 2 cách sau để áp dụng cho bé nhé.
Cách 1: Cho bé uống nước cỏ nhọ nồi
- Bước 1: Một nắm cây nhọ nồi tươi, bỏ rễ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Bước 2: Đun sôi cây nhọ nồi đã chuẩn bị với một cốc nước.
- Bước 3: Gạn lấy nước cốt, chia thành nhiều phần. Mẹ nên cho bé uống từng chút một và theo dõi con. Nếu trẻ không có biểu hiện khó chịu, nôn trớ hay các biểu hiện bất thường khác thì mới cho bé uống tiếp.
Cách 2: Dùng cỏ nhọ nồi lau, chườm cho bé
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị những nguyên liệu và vật dụng sau:
Một nắm cỏ nhọ nồi tươi, bỏ rễ, ngâm rửa sạch sau đó giã nát.
3 khăn xô sạch, mềm và thấm hút tốt
- Bước 2: Bọc cỏ nhọ nồi đã giã nát vào khăn đã chuẩn bị và lau toàn thân cho bé. Ngoài ra, mẹ chú ý chườm ở những nơi có mạch máu lớn đi qua như hai bên nách, hai bên bẹn để đạt hiệu quả hạ sốt cho bé tốt nhất nhé.
- Bước 3: Khi bé đã hạ sốt, nhiệt độ dưới 38 độ C, mẹ dừng lau cho bé và dùng một khăn khô, mềm lau khô toàn bộ cơ thể bé.
Những lưu ý khi dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ không cho trẻ uống nước cỏ nhọ nồi mà chỉ áp dụng biện pháp lau, chườm cỏ nhọ nồi để hạ sốt cho trẻ.
Bé trên 6 tháng mẹ có thể áp dụng đồng thời 2 cách để con hạ sốt hiệu quả hơn.
Khi bé sốt trên 38,5 độ C mẹ nên kết hợp giữa việc dùng thuốc hạ sốt và dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ để bé hạ sốt nhanh hơn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm do tình trạng sốt cao gây ra.
Thuốc hạ sốt thường dùng hiện nay là Paracetamol với liều dùng 10 – 15mg/kg cân nặng, các liều cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.
Việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần được sử hướng dẫn từ dược sĩ, bác sĩ hoặc người có chuyên môn để tránh tình trạng lạm dụng thuốc gây nguy hiểm cho trẻ.
Chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Khi sốt, thân nhiệt tăng cao dẫn đến tình trạng mất nước. Vì thế, mẹ cần bổ sung nước và điện giải cho bé.
Với trẻ dưới 6 tháng, mẹ tăng số lần cho bé bú và tăng lượng sữa mỗi lần bú.
Với trẻ trên 6 tháng, mẹ có thể khuyến khích con uống nhiều nước lọc, nước hoa quả hoặc Oresol.
Tuy nhiên, việc dùng Oresol cần tuân thủ đúng theo liều lượng và cách dùng được chỉ dẫn bởi dược sĩ, bác sĩ hoặc hướng dẫn in trên bao bì.
4. Hạ sốt nhanh cho trẻ bằng khăn hạ sốt tẩm sẵn dịch chiết cỏ nhọ nồi
Dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ là biện pháp hạ sốt an toàn và tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cũng gặp một số khó khăn nhất định khi thực hiện như:
- Khó khăn trong việc tìm kiếm cỏ nhọ nồi, đặc biệt là những mẹ đang sống ở thành phố.
- Dùng không đúng liều lượng: dùng quá ít sẽ khiến cho việc hạ sốt không hiệu quả, dùng quá nhiều có thể gây kích ứng cho trẻ.
- Mất thẩm mỹ: Dịch chiết cỏ nhọ nồi có màu xanh thẫm, sẽ để lại những vết bẩn trên da và quần áo của bé khi lau, chườm.
Khăn hạ sốt Dr.Papie chính là giải pháp hạ sốt nhanh, an toàn và tiện dụng dành cho mẹ.

Sản phẩm được tẩm sẵn dược liệu hạ sốt như dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh dầu tía tô, tinh dầu bạc hà, tinh chất chanh.
Nhờ vào sự kết hợp giữa các dược liệu, khăn hạ sốt Dr.Papie có tác dụng hạ sốt nhanh hơn, hiệu quả hơn so với việc chỉ sử dụng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ.
An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dược liệu hạ sốt tẩm trong khăn đều được đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie nghiên cứu để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khăn là trang thiết bị y tế loại A, được bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc và đạt tiêu chuẩn ISO 13485. Vì vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho con nhé.
Khăn được tẩm sẵn dịch nên khi bé sốt, mẹ chỉ cần lấy khăn và lau, chườm trực tiếp cho bé. Sản phẩm được đóng thành các túi nhỏ rất dễ dàng trong việc dự trữ và bảo quản. Hiện nay, khăn hạ sốt Dr.Papie là một sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc mỗi gia đình.
>> Xem thêm:
Bài viết trên đây đã chia sẻ phương pháp dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt cho trẻ đúng cách. Ba mẹ lưu lại và ghi nhớ để áp dụng cho con khi cần nha.

Tốt nghiệp Học viện Quân y, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho bé. Hiện đang đảm nhiệm vị trí Dược sĩ chuyên môn tại nhãn hàng Dr.Papie
Bài viết liên quan
Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt, bao nhiêu là nguy hiểm?
Ai cũng biết, sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao so với mức bình ....
Th12
Tiết lộ tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị sốt chuẩn chuyên gia áp dụng tại nhà
Mỗi lần con sốt là một lần áp lực và mệt mỏi cho cả gia ....
Hướng dẫn sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie khi trời lạnh
Một số mẹ muốn mua khăn hạ sốt Dr.Papie cho bé nhưng lại băn khoăn ....
Th2
Trẻ bị sốt virus nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục ....
Th1
Đắp khăn hạ sốt đúng cách: 5 bước thực hiện
Đắp khăn hạ sốt là phương pháp hạ sốt phổ biến hiện nay nhờ tính ....
Th1
Thành phần miếng dán hạ sốt là gì? Tại sao giúp bé hạ sốt?
Mẹ được giới thiệu dùng miếng dán hạ sốt cho bé nhưng còn phân vân, ....
Th12