Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh còn gọi là bệnh lác sữa kéo dài dai dẳng, bệnh khó chữa trị dứt điểm khiến cha mẹ đứng ngồi không yên. Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả nhất cho bé.

Bài viết dựa trên những chia sẻ của Thạc sĩ Bác sĩ Lê Minh Trác-Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Nhi Trung Uơng

 Bệnh chàm sữa là gì ?

  • Chàm  sữa là tình trạng viêm da mãn tính, dai dẳng với các nốt  phát ban gây ngứa thậm chí chảy mủ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nó có xu hướng xuất hiện trên má, da đầu, nhưng có thể lan sang cánh tay, chân, ngực hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Bệnh chàm không phải là bệnh truyền nhiễm, không  gây nguy hiểm cho bé nhưng rất khó chữa dứt điểm. Bệnh chàm sữa thường xuất hiện khi bé từ 2 tháng tuổi và khỏi khi trẻ 2- 3 tuổi, nếu trẻ không chữa trị đúng cách và dứt điểm,  sau 5 tuổi bé vẫn còn bị chàm thì đó gọi là “ bệnh chàm thể tạng” nguy hiểm hơn, khó chữa hơn.
  • Tỷ lệ mắc bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh khá cao, chiếm tới 20 % các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.

 

Nguyên nhân bé bị chàm sữa

Bệnh chàm sữa dai dẳng kéo dài không dễ đối phó bởi việc xác định nguyên nhân chính xác của một đứa trẻ bị chàm sữa rất khó. Theo như hướng dẫn của Bộ Y Tế về “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị về các bệnh da liễu” , 2 nguyên nhân chính của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh gồm:  cơ địa dị ứng và yếu tố bên ngoài tác động đến da  trẻ.

Cơ địa dị ứng?

Cơ địa dị ứng (yếu tố cơ địa) hay còn gọi là sự di truyền của bố mẹ sang con.Trẻ sơ sinh có bố hoặc mẹ bị bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da, dị ứng thời tiết,…..thì 50% đứa trẻ mắc các bệnh về dị ứng trong đó có chàm sữa, đặc biệt những trẻ có bố mẹ mắc các bệnh về dị ứng như hen suyễn, viêm da cơ địa,mẩn ngứa,…. thì 80 % đứa trẻ sinh ra cũng mắc bệnh dị ứng như chàm sữa.

Y học đã chứng minh rằng, yếu tố cơ địa chiếm tới 45 % nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Yếu tố bên ngoài

  • Chất gây kích ứng, dị ứng da như hóa chất có trong sữa tắm, nước giặt quần áo hàng ngày của trẻ… cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa.
  • Không khí môi trường ô nhiễm, khói bụi, lông động vật,….
  • Một số thực phẩm gây dị ứng như trứng sữa, hải sản, các loại hạt,… mẹ sử dụng có thể truyền trực tiếp từ sữa mẹ sang con  trở thành nguyên nhân gây bé bị dị ứng. Vì vậy mẹ nên lưu ý một số thực phẩm mẹ sử dụng có đang khiến bé càng nặng chàm sữa hơn không?
  • Yếu tố cơ địa bên trong cơ thể bé thì bé mẹ không loại bỏ nhưng nguyên nhân do môi trường bên ngoài tác động đến da con thì bố mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh để bé không mắc bệnh. Đối với những trẻ đã mắc bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, trong quá trình điều trị bố mẹ nên tránh các yếu tố bên ngoài tác động lên làn da con để bé nhanh khỏi hơn, tránh tái phát lặp lại.

Triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý
Triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý

Bệnh chàm sữa tiến triển theo thời gian với các biểu hiện đa dạng khác nhau, bệnh chàm thường có 5 giai đoạn

  1. Giai đoạn hồng ban: đây là giai đoạn đầu tiên của chàm sữa với biểu hiện 2 má của trẻ đỏ, có những phát ban màu đỏ.
  2. Giai đoạn 2 : da bé xuất hiện mụn nước nhỏ li ti gây ngứa, bé thường hay lấy tay cào gãi vào vùng da có mụn nước.
  3. Giai đoạn 3: Các mụn nước vỡ ra,gây ngứa do giải phóng histamin gây ngứa. Các vết cáo vết thương hở dẫn lối đưa vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.
  4. Giai đoạn 4 : Mụn nước vỡ ra và khô tạo thành một lớp vảy sần sùi, thô ráp trên mặt bé.
  5. Giai đoạn 5 : giai đoạn bong vảy thường gây đau cho trẻ, chăm sóc không đúng cách còn gây ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của da.

Trong 5 giai đoạn thì giai đoạn mụn nước vỡ ra là nguy hiểm nhất cho trẻ, nếu cha mẹ chữa trị không kịp thời và đúng cách, các mụn nước vỡ ra cùng với các vết thương hở sẽ dẫn lối đưa vi khuẩn xâm nhập vào khiến bé dễ bị nhiễm trùng nguy hiểm. Cha mẹ nên chú ý chăm sóc và quan sát các biểu hiện bất thường trên da trẻ để phát hiện sớm da con bị bệnh đưa ra giải pháp nhanh nhất, kịp thời nhất, hiệu quả nhất cho con.

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để điều trị dứt điểm, hiệu quả chàm sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ cần phải biết nguyên tắc điều trị bệnh cho con là gì ?

Theo bác sĩ da liễu Trần Thị Thanh Nho, bệnh viện hữu nghị Việt Xô chia sẻ, bệnh chàm sữa nên được điều trị kết hợp 4 yếu tố : kháng khuẩn, kháng viêm,chống ngứa , dưỡng ẩm da.

  • Kháng khuẩn để tiêu diệt loại bỏ những vi khuẩn xâm nhập vào da, qua các vết thương hở nhỏ, vết xước cào cấu gây tổn thương da bé.
  • Giai đoạn mụn nước vỡ ra cũng là lúc bé bị viêm và ngứa nhất nên mẹ cần chú ý sử dụng thuốc, thảo dược để chống viêm, chống ngứa cho con.
  • Da bé khô và bong tróc, chính vì vậy việc dưỡng ẩm da, cung cấp độ ẩm thích hợp cho da là vô cùng cần thiết.
  • 4 tiêu chí trên cực kì quan trọng và cần thiết phải kết hợp với nhau khi đưa ra 1 phác đồ điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Tất cả thuốc hoặc biện pháp để chữa bệnh cho con mẹ nên tham khảo ý kiến Bác Sĩ, Dược Sĩ có chuyên môn tư vấn, đưa ra chọn lựa hợp lý nhất, mẹ không nên tự ý mua thuốc để sử dụng bởi thông thường các thuốc chống ngứa cho trẻ sơ sinh là rất ít,thường thuốc giảm ngứa được dành từ 2 tuổi trở lên, mẹ dùng thuốc của người lớn cho con là một sai lầm nghiêm trọng.
  • Vì vậy khi thấy con có dấu hiệu của bệnh chàm sữa, mẹ nên đưa con đến Bác Sĩ, Dược sĩ để nhận được tư vấn chữa bệnh phù hợp.

Những sai lầm của mẹ khi chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến bé nặng hơn.

Thực tế một điều rằng cha mẹ luôn lo lắng, nôn nóng để chữa trị cho con, nhưng mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức để tránh các sai lầm dưới đây

  • Tắm lá cho con khi thấy bé bị đỏ mẩn ngứa.

Việc đầu tiên mẹ thường làm cho con là tắm lá, lá trầu, lá kinh giới, lá chè xanh,…. Những bài thuốc tắm lá này không phải không tốt cho con tuy nhiên mẹ cần thận trọng về loại lá, nguồn gốc lá sử dụng có an toàn không? Vô hình chung khi mẹ sử dụng lá tắm có phun thuốc hóa học, có sâu bọ, cỏ lông tơ trên lá sẽ gây kích ứng nặng hơn, da bé viêm nhiễm hơn. Bài tắm lá của mẹ sẽ giúp con giảm được ngứa, tuy nhiên chỉ giảm được ngứa không thì hiệu quả điều trị chưa đạt.

  • Sử dụng sữa tắm diệt khuẩn.

Một thực trạng sử dụng sữa tắm diệt khuẩn cho con khi thấy bé bị viêm là vô cùng nguy hiểm. Sữa tắm diệt khuẩn vô tình loại bỏ đi lớp màng bảo vệ trên da bé đồng thời làm mất cân bằng PH của da.

Sữa tắm có tác dụng diệt khuẩn có nhiều chất tạo bọt, chất tẩy rửa, chất tạo mùi thơm,…. gây kích ứng da bé nặng hơn. Những bé mà bị chàm sữa thì ít nhiều da bé rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng nên việc lựa chọn sữa tắm hóa học, diệt khuẩn cho con là không phù hợp. Trong trường hợp này mẹ chỉ nên dùng nước tắm thảo dược để làm sạch da con hàng ngày sẽ hợp lí nhất.

  • Bôi sữa mẹ lên vết chàm.

Mẹ thường có quan niệm trong sữa mẹ có chứa kháng sinh sinh miễn dịch, phòng bệnh cho con đồng thời bệnh chàm sữa mà bôi sữa lên sẽ khỏi ngay. Nhưn mẹ thực hiện theo cách này cực kì nguy hiểm cho con bởi vô tình protein và dinh dưỡng trong sữa sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng báu bở cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi nảy nở, tình trạng bệnh của bé trở nên nặng hơn.

  • Sử dụng kem bôi corticoid kéo dài.

Thường thì khi con bị viêm da mẹ sẽ lựa chọn ngay mua kem bôi corticoid mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Corticoid bôi thì bé nhanh khỏi lắm, tuy nhiên lạm dụng kéo dài sẽ làm mất khả năng sinh miễn dịch tự nhiên của da, làm khô da teo da vô cùng nguy hiểm và khó hồi phục lại da cho trẻ. Mẹ cần biết điều này để tránh tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Mẹ nên làm gì khi bé bị chàm sữa

Để chữa trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, mẹ nên tránh các yếu tố gây dị ứng, kích ứng da cho đồng thời chăm sóc da bé cẩn thận. Dưới đây cung cấp cho mẹ một số mẹo nhỏ khi chăm sóc da cho bé bị chàm cũng như chăm sóc da để trẻ không bị chàm sữa.

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế cho con tiếp xúc với lông động vật như chó mèo,…
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước tắm thảo dược không có chất tẩy rửa, chất tạo mùi thơm, chất hóa học gây kích ứng da bé, tránh sử dụng sữa tắm có chất diệt khuẩn, chất tạo bọt gây kích ứng,bào mòn da, loại bỏ đi lớp màng bảo vệ trên da con.
  • Dưỡng ẩm da cho con hàng ngày.
  • Cắt móng tay cho con tránh con cào, gãi vào vùng da bị ngứa tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Mẹ nên chú ý một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, lac… có khiến tình trạng bệnh của con nặng hơn không?
  • Xem xét quần áo, chăn sử dụng hàng ngày có gây kích ứng da trẻ không?
  • Không sử dụng corticoid bừa bãi cho con, đưa con đi thăm khám bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Sử dụng nước tắm thảo dược vừa làm sạch da bé vừa cung cấp kháng sinh tự nhiên, vitamin bảo vệ da bé phòng, hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh đang được xem là giải pháp hiệu quả nhất và an toàn nhất.

Xem thêm về nước tắm thảo dược điều trị dứt điểm chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại đây

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
  • Website: drpapie.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook