Chàm sữa có để lại sẹo không? Và cách điều trị dứt điểm chàm sữa

Chàm sữa có để lại sẹo không? Cách điều trị chàm sữa thế nào để bé nhanh khỏi và không để lại sẹo? Đây là những thắc mắc của hầu hết các mẹ có con đang bị chàm sữa, đặc biệt chàm sữa ở mặt. Để có câu trả lời chính xác nhất cho các băn khoăn trên, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây.

1. Chàm sữa có để lại sẹo không?

Trẻ bị chàm sữa trên mặt
Trẻ bị chàm sữa trên mặt sẽ để lại sẹo nếu mẹ chăm sóc bé không đúng cách

chàm sữa có để lại sẹo không? Theo các chuyên gia, chàm sữa để lại sẹo. Điều này khá dễ hiểu, vì trẻ hay đưa tay lên gãi vết chàm do ngứa ngáy, làm vùng da tổn thương nhiễm trùng, thời gian làm lành lâu hơn dẫn đến nguy cơ để lại sẹo cao. Mặt khác, da trẻ rất mỏng, khả năng tăng sinh mạnh, rất dễ hình thành sẹo trong quá trình phục hồi da.

Tuy nhiên, tỷ lệ để lại sẹo sau khi bị chàm sữa ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà phần lớn là do cơ địa da và cách chăm sóc da cho trẻ. Trẻ có cơ địa da nhạy cảm tỷ lệ sẹo sau khi chàm sữa cao hơn trẻ khác. Bên cạnh đó, chàm sữa nếu không được chăm sóc đúng cách dễ bị nhiễm trùng, kéo dài thời gian điều trị và có thể để lại sẹo trên da.

Mẹ tham khảo thêm:

2. Các dạng sẹo có thể để lại do chàm sữa

Sẹo do chàm sữa để lại trên mặt của trẻ
Chăm sóc không đúng cách khiến chàm sữa biến chứng nặng nề và để lại sẹo trên da mặt của bé

Chàm sữa không được điều trị đúng cách có thể hình thành sẹo dưới 1 trong 3 dạng: Sẹo rỗ, sẹo thâm và sẹo lồi.

2.1. Sẹo rỗ

Sẹo rỗ do chàm sữa là các vết sẹo lồi lõm, dày đặc với kích thước các vết rỗ nhỏ (đường kính dưới 1mm) có khi chỉ là một chấm nhỏ.

Sẹo rỗ hình thành khi mụn nước vỡ ra, nhất là khi mụn mọc dày đặc, liên tục. Bên cạnh đó, một số thuốc trị chàm sữa nếu sử dụng không đúng cách có thể bào mòn da trẻ, làm da mỏng hơn và xuất hiện sẹo rỗ.

2.2. Sẹo thâm

Sẹo thâm là tình trạng vết chàm sữa có màu tối hơn vùng da xung quanh. Sẹo thâm thường khá “dai dẳng”, tuy nhiên, một số sẹo thâm có thể mờ dần rồi mất hẳn sau một thời gian ngắn.

Sẹo thâm xuất hiện khi chàm sữa tái phát nhiều lần, da vùng bị chàm chưa phục hồi hoàn toàn lại tiếp tục bị tổn thương, không thể trở lại như trạng thái ban đầu nữa.

2.3. Sẹo lồi`

Sẹo lồi là vết sẹo cao vượt bề mặt da, thường có màu đậm hơn, kích thước lớn hơn sẹo lõm (đường kính 1-2 mm). Đây là dạng sẹo khó gặp nhất sau khi bị chàm sữa và cũng “cứng đầu”, khó trị dứt điểm nhất.

Trẻ bị sẹo lồi sau khi bị chàm sữa thường do trong quá trình điều trị, trẻ ăn những thực phẩm kích thích quá trình liền sẹo (rau muống, trứng gà, thịt bò...), làm tăng sinh quá mức da vùng tổn thương, dẫn đến hình thành sẹo lồi.

3. Điều trị chàm sữa theo từng giai đoạn tránh để lại sẹo

Chàm sữa phát triển thành các giai đoạn với mức độ nặng dần. Do đó, mỗi giai đoạn có cách điều trị khác nhau. Dưới đây chỉ cho mẹ các cách điều trị chàm sữa theo từng giai đoạn, hạn chế hình thành sẹo.

3.1. Giai đoạn chàm sữa nhẹ

Trẻ bị chàm sữa nhẹ trên mặt
Trẻ bị chàm sữa nhẹ trên mặt có dấu hiệu là các mụn nước nhỏ, đỏ, ngứa trên mặt trẻ

Giai đoạn này, da vùng bị chàm sữa thường khô, xuất hiện từng đám mẩn đỏ gây ngứa ngáy mà chưa nổi mụn nước hay lở loét. Do đó, có thể điều trị cho trẻ bằng các biện pháp đơn giản như làm sạch da hay dùng kem dưỡng ẩm.

3.1.1. Làm sạch da trẻ bị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa tắm lá thảo dược
Trẻ bị chàm sữa tắm lá thảo dược vừa làm sạch da vừa sát khuẩn hạn chế nhiễm trùng da

Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các loại lá thảo dược có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm và cải thiện tình trạng da bị chàm sữa. Vậy cụ thể trẻ bị chàm sữa tắm lá gì? Các loại lá thường được sử dụng: Lá trầu không, kinh giới, sài đất, trà xanh, khế, diếp cá,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá thảo dược (100 – 200 gam tùy từng loại), rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn và chất bẩn.
  • Bước 2: Đun sôi lá với khoảng 1 lít nước, chắt lấy nước lá.
  • Bước 3: Pha loãng nước vừa đun sôi đến khoảng 35-38 độ và tắm cho bé.

Lưu ý:

  • Không cần tráng lại bằng nước sạch.
  • Tắm cho trẻ 1 lần/ngày.
  • Mẹ có thể sử dụng sản phẩm nước tắm thảo dược chuyên dụng để tiết kiệm thời gian chuẩn bị và an toàn, tác dụng tốt hơn. Các chuyên gia khuyên dùng Nước tắm thảo dược Dr.Papie – dòng nước tắm đầu tiên cung cấp “kháng sinh tự nhiên”, giúp làm sạch da, điều trị chàm sữa, ngăn ngừa hình thành sẹo hiệu quả.

Ngoài sử dụng lá tắm thảo dược thì mẹ cũng có thể áp dung các phương pháp Đông y chữa chàm sữa cũng đem lại hiệu quả không kém.

3.1.2. Dưỡng ẩm vùng da bị chàm sữa cho trẻ

Dưỡng ẩm vùng da bị chàm sữa cho trẻ
Dưỡng ẩm vùng da bị chàm sữa cho trẻ giúp da không bị khô, nứt nẻ hạn chế nhiễm trùng

Da bị chàm sữa cần được dưỡng ẩm để giảm tình trạng khô nứt, căng rát, trẻ bớt gãi ngứa giúp da nhanh lành mà không để lại sẹo. Nên dùng kem dưỡng ẩm khi vùng da chàm có dấu hiệu khô, bong tróc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các loại kem dưỡng ẩm an toàn, hiệu quả cho bé mẹ nên dùng: Eucerin, Cetaphil, Cerave Baby, Aveeno Baby.

Cách sử dụng: Bôi một lớp mỏng lên vùng da bị chàm sữa, 2 lần/ ngày.

3.2. Giai đoạn chàm sữa nặng

Trẻ bị chàm sữa nặng
Trẻ bị chàm sữa nặng do nhiễm khuẩn thì cần sử dụng các thuốc do bác sĩ kê đơn để điều trị

Giai đoạn nặng, chàm sữa tiến triển thành mụn nước, vỡ ra gây lở loét, dễ nhiễm khuẩn thành các mụn mủ (mụn có dịch trắng đục hay vàng bên trong). Để cải thiện tình trạng này, trẻ có thể sử dụng thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng sinh hay gel ngừa sẹo.

3.2.1. Sử thuốc chống viêm corticoid cho trẻ bị chàm sữa

thuốc chống viêm corticoid cho trẻ bị chàm sữa
Mẹ chỉ được sử dụng thuốc hydrocortisone bôi ngoài da khi có sự chỉ định của bác sĩ

Thuốc chống viêm corticoid ức chế các phản ứng viêm, làm giảm các biểu hiện viêm nhiễm tại vị trí da bị chàm sữa như sưng, đau, ngứa rát. Nhờ đó, da bị chàm sớm phục hồi, giảm nguy cơ để lại sẹo.

Tuy nhiên, mẹ chỉ sử dụng corticoid khi có chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bé được chỉ định sử dụng hydrocortisone bôi ngoài da để đạt hiệu quả cao, tránh các tác dụng phụ như teo da, rối loạn sắc tố da, rối loạn nội tiết.

Cách sử dụng: Bôi một lớp mỏng lên vùng da tổn thương, 2 lần/ ngày.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc quá 14 ngày tránh ảnh hưởng đến nội tiết và chuyển hóa ở trẻ.

3.2.2. Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị chàm sữa nặng

Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị chàm sữa nặng
Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị chàm sữa nặng giúp diệt khuẩn nhanh, giảm sưng đau cho bé

Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng sưng, đau, giúp da bị chàm nhanh chóng phục hồi, giảm đáng kể tỷ lệ để lại sẹo.

Thuốc kháng sinh thường dùng: Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin.

Lưu ý: Nên sử dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da, liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

3.2.3. Sử dụng gel ngừa sẹo

sử dụng gel ngừa sẹo cho trẻ bị chàm sữa
sử dụng gel ngừa sẹo cho trẻ bị chàm sữa

Khi chàm sữa bắt đầu ăn da non, trẻ có biểu hiện ngứa, hay gãi làm trầy xước, nhiễm khuẩn khiến vết thương lâu liền. Đây là giai đoạn dễ để lại sẹo nhất, mẹ nên sử dụng gel ngừa sẹo có tác dụng ngăn cản quá trình hình thành sẹo, đồng thời giảm ngứa, dưỡng ẩm hiệu quả cho da.

Một số gel ngừa sẹo được đánh giá cao: Hiruscar Kids, Mederma for Kids, Stratamed, Dermatix,…

Lưu ý : Tuyệt đối không dùng gel ngừa sẹo khi vết thương hở làm mất tác dụng của gel và tổn thương da nặng hơn.

4. Những lưu ý giúp bé tránh sẹo khi bị chàm sữa

Mẹ đã biết chàm sữa có để lại sẹo không? Vậy cần làm gì để bé không bị sẹo? Theo chuyên gia da liễu thì bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng da bị chàm, tránh để lại sẹo, mẹ cần lưu ý 5 điều sau:

4.1. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm gây sẹo

thực phẩm gây sẹo cho trẻ bị chàm sữa
Mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn gây sẹo như rau muống, thịt bò, thịt gà, cơm nếp…

Một số thực phẩm kích thích quá trình liền sẹo dẫn tới tăng sinh biểu bì da quá mức, dễ hình thành sẹo sau khi bị chàm sữa. Do đó, mẹ cần loại bỏ khỏi thực đơn của bé một số thức ăn như rau muống, thịt bò, trứng gà,…

4.2. Bổ sung collagen trong chế độ ăn cho trẻ

Bổ sung collagen giúp các tổn thương nhanh lành, da bị chàm sữa phục hồi nhanh chóng. Mẹ nên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu collagen như quả bơ, cam, việt quất, dâu tây.

4.3. Không để trẻ gãi các vết chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa ở mặt
Chàm sữa khiến bé bj ngứa, nếu gãi dễ khiến vết chàm bị xước làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào da

Động tác gãi ngứa của trẻ vô tình làm trầy xước gây tổn thương da, mang vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt khi trẻ gãi mạnh, gãi thường xuyên, vết thương càng khó liền, nguy cơ để lại sẹo cao.

Do đó mẹ cần để ý, KHÔNG cho trẻ gãi các vết chàm, hoặc hạn chế bằng cách cắt móng tay thường xuyên cho trẻ hoặc đeo bao tay đối với trẻ sơ sinh.

4.4. Tránh để trẻ ra nhiều mồ hôi

Mồ hôi tiết nhiều, tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Mẹ nên tránh để trẻ ra mồ hôi bằng cách lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt hay chơi trong phòng mát.

4.5. Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng

Che khăn mỏng khi cho trẻ bị chàm sữa đi ra ngoài
Che khăn mỏng khi cho đi ra ngoài hạn chế các yếu tố gây kích ứng tiếp xúc với vùng da bị chàm

Những tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật dễ gây kích ứng da, nổi mẩn, phồng rộp gây ngứa ngáy làm da tổn thương nặng nề. Tình trạng này da khó phục hồi hoàn toàn, dễ để lại sẹo trên da.

Vì vậy, mẹ hạn chế để trẻ tiếp xúc với tác nhân này bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé sạch sẽ, hạn chế cho trẻ ra ngoài hoặc mang mũ (nón) có che chắn cho trẻ trong thời gian bị chàm sữa.

Vậy chàm sữa có để lại sẹo không? Chàm sữa có thể để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách ngay từ khi vết chàm nhẹ thì bé sẽ khỏi nhanh, không để lại sẹo trên da. Trong trường hợp nặng (có mụn mủ, lở loét) thì mẹ nên cho bé đi bác sĩ để dùng thuốc, phục hồi tình trạng chàm sữa nhanh chóng.

Ngoài băn khoăn về chàm sữa có để lại sẹo không? mẹ có thể để lại các câu hỏi khác ở phần phản hồi bên dưới hoặc liên hệ qua hotline 0911225336 để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook