Bị chàm sữa bôi sữa mẹ có được không và cần lưu ý gì khi bôi

Để giảm bớt triệu chứng của chàm sữa, dân gian từ xưa đã sử dụng sữa mẹ bôi lên vết chàm cho trẻ. Tuy nhiên, bị chàm sữa bôi sữa mẹ có thực sự hiệu quả? Thực hiện như thế nào mới khoa học? Bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ giải đáp những câu hỏi về cách chữa chàm bằng sữa mẹ.

Mẹ đọc thêm: Chàm sữa có nguy hiểm không? 4 biến chứng thường gặp khi không điều trị.

1. Bị chàm sữa bôi sữa mẹ có được không?

Trẻ bị chàm sữa ở mặt
Chàm sữa biểu hiện đặc trưng là triệu chứng da khô, ngứa do các mụn nước li ti nổi trên da

Chàm sữa là bệnh phổ biến ở trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi đặc trưng bởi các biểu hiện da nổn đỏ, có mụn nước sau đó khô, tróc vảy và ngứa, đau.

Khi trẻ bị chàm sữa, mẹ hoàn toàn có thể chữa chàm bằng sữa mẹ. Sữa mẹ an toàn để bôi lên vùng da bị chàm do chủ yếu là nguồn kháng sinh, dưỡng chất tự nhiên. Đặc biệt, bôi sữa mẹ giúp giảm ngứa, chống viêm, kháng khuẩn cho vết chàm rất hiệu quả.

2. Tác dụng của sữa mẹ trong việc điều trị chàm sữa

Thành phần của sữa mẹ khi soi dưới kính hiển vi
Sữa của mẹ qua kính hiển vi, các bong bóng chính là chất béo, tế bào bạch cầu, các yếu tố miễn dịch khác.

1.1. Giảm ngứa nhanh cho bé

Trong sữa mẹ có chứa Endorphin, đây là một hormon tự nhiên của cơ thể. Endorphin có tác dụng giảm đau rát, giảm ngứa nhanh chóng do ức chế dẫn truyền cảm giác đau tại chỗ. Vì vậy, dùng sữa mẹ bôi lên vết chàm giúp giảm cơn đau ngứa, giảm khó chịu cho bé.

1.2. Chống viêm, kháng khuẩn

Sữa mẹ chứa nhiều thành phần có tính kháng khuẩn, chống viêm cho vết chàm sữa. Cụ thể:

  • Protein: Sữa mẹ rất giàu protein đặc biệt là đạm whey và casein. 2 chất này có tính kháng khuẩn nhẹ, giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Lactoferrin: Đây là một loại glycoprotein bọc sắt chưa bão hòa nên có vai trò kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn sống phụ thuộc sắt. Do đó, Lactoferrin có khả năng kìm khuẩn tốt, chống nhiễm khuẩn khi da bị chàm sữa.
  • Kháng thể IgA: Kháng thể giúp củng cố hệ miễn dịch tự nhiên trên da bé. Nhờ vậy, da bé khỏe hơn, chống lại vi khuẩn, nấm tốt hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng chàm sữa.

1.3. Làm sạch vết sừng cho da bé

Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ như: Vitamin A, C, D, E, khoáng chất, acid amin có vai trò nuôi dưỡng, cân bằng độ ẩm, làm mềm các vết sừng do chàm sữa. Vì vậy, sữa mẹ giúp quá trình làm sạch lớp sừng dễ dàng hơn, giảm ngứa do sừng hóa.

Ngoài ra, sữa mẹ cũng chứa một lượng đủ acid lactic giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn trên da, đồng thời củng cố lớp màng bảo vệ da, giữ cho da bé khỏe mạnh.

3. Cách chữa chàm bằng sữa mẹ

Chữa chàm bằng sữa mẹ là phương pháp hiệu quả, đơn giản mà tiết kiệm.

4 bước trị chàm sữa bằng sữa mẹ
Mẹ tham khảo 4 bước trị chàm sữa của chuyên gia Dr.Papie

Bị chàm sữa bôi sữa mẹ có được không và cần lưu ý gì khi bôiMẹ chỉ cần chuẩn bị 4 nguyên liệu:

  • Sữa mẹ mới vắt: Khoảng 5ml sữa của chính mình để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Băng gạc y tế.
  • 1 chiếc khăn bông mềm, sạch.
  • Nước muối sinh lý 0,9%.

Cách thực hiện đơn giản với 4 bước:

  • Bước 1: Vệ sinh tay mẹ sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, lau khô.
  • Bước 2: Lau nhẹ nhàng vùng da bị chàm bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Bước 3: Quấn băng gạc y tế quanh ngón tay trỏ 2 vòng, nhúng vào sữa rồi vắt nhẹ.
  • Bước 4: Sau đó thoa đều quanh vết chàm theo chiều xoắn ốc.

Lưu ý: Sữa mẹ bay hơi rất nhanh nên cần cần bôi cho trẻ từ 3 – 5 lần 1 ngày, mỗi lần bôi cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng. Bôi liên tục trong 5 – 6 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4. 4 lưu ý khi trị chàm sữa bằng sữa mẹ

Sử dụng sữa mẹ trị chàm sữa cho trẻ là phương pháp dân gian hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, vì sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển gây hại cho da nếu mẹ thực hiện không đúng cách. Vì vậy, mẹ cần tuân thủ 5 lời khuyên dưới đây để đảm bảo chữa chàm bằng sữa mẹ hiệu quả nhất.

4.1. Cẩn thận khi dùng cho trẻ có cơ địa dị ứng

trị chàm sữa bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dao tuy nhiên không phải trẻ bị chàm sữa nào cũng có thể bôi sữa mẹ được

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dào, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng từ thức ăn mẹ ăn. Vì vậy, với những trẻ có cơ địa dị ứng thức ăn, dùng sữa mẹ trị chàm sữa có thể làm tăng khả năng phát bệnh dị ứng. Mẹ cần chú ý khẩu phần ăn của mình, tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ.

Biểu hiện khi bị dị ứng do bôi sữa mẹ:

  • Da nổi nhiều mẩn đỏ, có thể ngứa hoặc không.
  • Vùng da bị chàm sữa lan rộng hơn, có dấu hiệu viêm nhiễm, đau rát thậm chí xuất hiện mụn mủ.

Nếu phát hiện những biểu hiện trên, mẹ ngừng ngay việc bôi sữa mẹ cho bé và đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị.

Xem thêm: 13 bài thuốc chữa chàm sữa bằng đông y theo từng dạng bệnh

4.2. Nên thử da bé trước khi sử dụng

Để đảm bảo bé không bị dị ứng bởi các thành phần trong sữa, mẹ nên bôi sữa mẹ lên 1 vùng da bình thường của bé trước. Sau 30 phút, nếu da bé không có hiện tượng kích ứng, mẹ có thể thực hiện trên vết chàm của trẻ.

4.3. Không bôi lên vết thương hở, các vết chàm sữa có dấu hiệu lở loét

Sữa mẹ là môi trường giàu dinh dưỡng béo bở cho vi khuẩn, nấm sinh sôi. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không sử dụng sữa mẹ bôi lên những vết thương hở, vùng da có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, các vết chàm đã lở loét. Trường hợp chàm sữa đã bị lở loét, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng sau này.

4.4. Không nên pha loãng sữa mẹ

Hàm lượng kháng sinh trong sữa mẹ phù hợp để trị chàm sữa, nếu pha loãng sẽ làm giảm nồng độ hoạt chất gây giảm hoặc mất tác dụng trị chàm. Bên cạnh đó, sữa mẹ mới vắt có nhiệt độ khoảng 37 độ C, nhiệt độ này dễ chịu với da trẻ nên không cần pha nóng hoặc lạnh

4.5. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Trong thời gian chữa chàm sữa cho trẻ bằng sữa mẹ, mẹ nên dùng các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng để có nguồn sữa mẹ tốt nhất. Đồng thời, tránh sử dụng những thực phẩm dễ gây kích ứng, không sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê…

5. Chữa chàm sữa bằng sữa mẹ bao lâu thì khỏi

trẻ bị chàm sữa
Đối vế chàm nhỏ dưới 4cm thì mẹ cần bôi sữa cho trẻ từ 2 – 4 tuần

Với mỗi tình trạng chàm sữa thì thời gian khỏi sẽ khác nhau:

  • Với vết chàm nhỏ (tầm 2cm2), da sẽ cải thiện sau khoảng 1 – 2 tuần bôi sữa mẹ liên tục.
  • Với vết chàm lớn hơn (tầm 3 – 4 cm2), mẹ thực hiện liên tục khoảng 2 – 4 tuần vết chàm mới có thể khỏi hẳn.
  • Với vết chàm lớn từ 10 – 20 cm, có hiện tượng xước da do bé gãi hay nhiễm trùng, sưng, mủ, tuyệt đối không dùng sữa mẹ bôi lên vết chàm. Lúc này, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

6. Có phải bị chàm sữa bôi sữa mẹ dễ bị tái phát?

Nhiều mẹ có quan niệm “bôi sữa mẹ trị chàm sữa dễ bị tái phát” nhưng điều này hoàn toàn không phải do sữa mẹ. Trẻ bị chàm sữa bôi sữa mẹ bị tái phát là do những nguyên nhân dưới đây:

  • Chàm sữa không được điều trị khỏi hẳn nên đã trở nặng.
  • Bé bị chàm sữa mạn tính hoặc di truyền từ cha mẹ cũng dễ tái phát hơn.
  • Bé bị dị ứng với các loại thức ăn, gây kích ứng da và tái phát bệnh

7. Các phương pháp trị chàm sữa tại nhà khác thay thế sữa mẹ

Điều trị chàm sữa bằng sữa mẹ tuy hiệu quả nhưng thời gian khỏi lại khá lâu. Vì vậy, chuyên gia gợi ý cho mẹ một vài phương pháp trị chàm tại nhà khác có thể thay thế sữa mẹ, vẫn an toàn mà đạt hiệu quả cao hơn.

Sử dụng nước tắm thảo dược cho trẻ

Tắm cho trẻ bị chàm bằng nước tắm thảo dược
Các loại lá thảo dược trị chàm sữa hiệu quả tuy nhiên mẹ cần sơ chế sạch sẽ là trước khi đun nước tắm

Tắm bằng nước lá thảo dược giúp làm sạch da loại bỏ vi khuẩn, nấm và các yếu tố gây kích ứng khác, kháng khuẩn, kháng viêm cho vết chàm. Bên cạnh đó, nước lá còn dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất, thúc đẩy quá trình tái tạo da giúp vết chàm nhanh khỏi. Đây là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng và mang đến hiệu quả cao.

  • Một số loại thảo dược trị chàm: Mướp đắng, cỏ mần trầu, trầu không, trà Shan tuyết, kinh giới…
  • Tần suất tắm: Mẹ tắm, rửa mặt, vệ sinh vùng da chàm sữa 1 lần/ ngày cho trẻ. Thực hiện liên tục khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Lưu ý khi dùng nước lá: Mẹ cần chọn lá sạch, không chứa thuốc trừ sâu đồng thời sơ chế lá kĩ để loại bỏ tạp chất gây hại cho da trẻ.

Cụ thể: Trẻ bị chàm sữa tắm là gì? 8 loại lá tắm thảo dược an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ bị chàm sữa

Dùng nước tắm thảo dược chuyên dụng

Dùng nước tắm thảo dược chuyên dụng cho trẻ bị chàm sữa
Sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng đảm bảo an toàn đồng thời hiệu quả chữa chàm sữa cao hơn so với nước lá thảo dược thông thường

Để không tốn thời gian chọn, sơ chế và đun nước lá thảo dược tắm cho bé, mẹ bỉm hiện nay thường chọn các loại nước tắm chuyên dụng để trị chàm cho con. Trước nhiều loại sữa tắm trên thị trường, chuyên gia gợi ý mẹ sử dụng nước tắm Dr.Papie – dòng nước tắm được bác sĩ da liễu khuyên dùng nhờ ưu điểm:

  • Hiệu quả trị chàm tốt, nhanh:
    • Thành phần kết hợp nhiều loại thảo dược trị chàm như mướp đắng, trà Shan tuyết, cỏ mần trầu, kinh giới… giàu vitamin, khoáng chất, kháng sinh tự nhiên giúp dưỡng ẩm và kháng khuẩn cho da.
    • Hàm lượng dược chất được giữ nguyên vẹn do công nghệ chiết ở nhiệt độ thấp, hiệu quả hơn so với nước lá tự đun.
  • An toàn với trẻ:
    • Nước tắm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, sạch, chuẩn hữu cơ châu Âu.
    • Công nghệ lọc, chiết loại bỏ hoàn toàn cặn, lông tơ, vi khuẩn trong dược liệu, đảm bảo không kích ứng da trẻ.
    • Không chứa chất tạo bọt, hương liệu, cồn khô hoặc các chất hóa học khác.
  • Tiện lợi: Không cần đun nước lá cầu kì, chỉ cần tắm cho bé bằng 3 bước đơn giản:
    • Bước 1: Pha nước tắm theo tỉ lệ 2,5ml Dr.Papie và 5 lít nước ấm (35-38 độ C).
    • Bước 2: Gội đầu, rửa mặt, tắm và mát xa vùng da chàm sữa cho bé.
    • Bước 3: Dùng khăn mềm lau khô, không cần tráng lại.

Ngoài nước tắm thảo dược thì sữa tắm cho bé bị chàm cũng là một biện pháp tốt tuy nhiên mẹ cần chọn lữa kỹ càng vì các thành phần hóa học trong sữa tắm dễ làm bé bị kích ứng da làm chàm sữa trở nặng thêm.

Ngoài cách trên mẹ có thể tham khảo kĩ hơn về các cách chữa chàm sữa bằng hồ nước hoặc cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh cũng rất được mẹ tin dùng.

Bôi các loại kem trị chàm sữa cho trẻ

Bôi các loại kem trị chàm sữa cho trẻ
Mẹ có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm da sẽ giuuos bé đỡ khó chịu do chàm sữa

Kem trị chàm có các dụng dưỡng ẩm cho da đồng thời kháng khuẩn, giảm ngứa, làm dịu vùng da chàm sữa.

  • Một số loại kem trị chàm an toàn cho trẻ: Bepanthen Eczema Sensiderm Cream, Sudocrem Healing Cream, Vaseline Baby Healing Jelly, AVEENO® Baby, Eczema & Psoriasis Cream…
  • Lưu ý: Mẹ cần chọn loại kem không có hương liệu hóa học, cồn khô,…ưu tiên chọn loại có thành phần từ thảo dược. Chỉ sử dụng kem khi đã vệ sinh da sạch sẽ và lau khô.

Bị chàm sữa bôi sữa mẹ là phương pháp khá hiệu quả, đơn giản và lành tính với da bé. Tuy nhiên, để giảm thời gian điều trị, mẹ cần kết hợp vệ sinh da sạch sẽ và thiết kế chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ.

Nếu còn băn khoăn, chưa biết xử trí thế nào khi con bị chàm sữa, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie. 

Mẹ xem thêm: Bé bị chàm sữa có nên tiêm phòng? 10 lưu ý trước và sau khi tiêm

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook