Bé 3 tháng tuổi bị ngộ độc chì gấp 1400 lần do đánh tưa lưỡi bằng thuốc cam

Tác giả Tham vấn y khoa Thời gian đăng Thời gian sửa
Dược sĩ Cao Thị Thanh 14 Tháng Tám, 2020 28 Tháng Mười, 2022

Bé 3 tháng tuổi ngộ độc chì nặng vì mẹ đánh tưa lưỡi bằng thuốc cam. Qua xét nghiệm cho thấy, lượng chì trong máu cao quá ngưỡng cho phép có thể gây tổn thương não, thần kinh…

Ngộ độc chì do đánh tưa lưỡi bằng thuốc cam

Bé 3 tháng tuổi ngộ độc chì do trị tưa lưỡi bằng thuốc cam

Chiều 11/8/2020, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi 3 tháng tuổi nghi viêm màng não.  Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện: Nôn, đi ngoài, bỏ bú, co giât. Bác sĩ bệnh viện Xanh Pôn thăm khám cho thấy: Bệnh nhân hôn mê, da xanh  nhạt thiếu máu, sốt không rõ nguyên nhân.

Khi được hỏi về tiền sử dùng thuốc của trẻ trước đó, bố mẹ bé cho biết rằng con đã sử dụng thuốc cam màu hồng đánh tưa lưỡi kéo dài 7 ngày và dừng cách đây 5 ngày. 

Ngay lập tức, đội ngũ y Bác sĩ đã chẩn đoán bé bị ngộ độc chì. Kết quả xét nghiệm máu sau đó cho thấy, hàm lương chì trong máu bệnh nhi là 139,83Mg/ dL, cao gấp nhiều lần so với ngưỡng cho phép và vượt ngưỡng gây tổn thương não, thần kinh.” Nồng độ chì trong máu bình thường < 10µg/dL, nồng độ lý tưởng là 0 µg/dL. Với con số 139,83Mg/ dL vượt 1400 lần so với ngưỡng cho phép, quá cao so với ngưỡng tổn thương não bộ. 

Với nồng độ chì vượt quá ngưỡng cho phép gấp hơn nghìn lần này là con số không tưởng, vì vậy để khắng định chắc chắn nguyên nhân ngộ độc của bé có phải từ việc dùng thuốc cam hay không. Để có câu trả lời chính xác, các Bác sĩ đã nhanh chóng cho lấy gói bột màu hồng đánh tưa lưỡi cho bé đi chụp Xquang, hình ảnh phim chụp cho thấy cản quang rất mạnh do có kim loại nặng. Một lần nữa khẳng định, việc bé bị nhiễm độc chì là do rơ lưỡi bằng thuốc cam. 

Trẻ 3 tháng bị ngộ độc chì nặng nhất từ trước tới nay do dùng thuốc cam chữa tưa lưỡi

Đây không phải là trường hợp đầu tiên xuất hiện trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Đặc biệt, các trường hợp ngộ độc chì lại hầu hết đến từ việc các mẹ, các bà sử dụng thuốc càm rơ lưỡi cho con chữa các bệnh về tưa lưỡi, nấm lưỡi…

Ngày 1/11/2019 Tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản Nhi – bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu một cháu bé với triệu chứng lâm sàng: nhiều vết loét ở niêm mạc miệng. Trước đó bé ho, khò khè, sốt cao, nhiệt miệng. Qua xét nghiệm hàm lượng chì trong máu của trẻ là 129,8 µg/dl, cao gấp 13 lần so với bình thường. Và nguyên nhân cũng là do người nhà cho bé uống thuốc nam và bôi thuốc cam vào miệng để chữa tưa lưỡi. Hình ảnh cản quang của Chì trong phim chụp X-Quang gói thuốc Cam. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ

Xem thêm: Bé nhiễm độc chì do thuốc cam.

Ngày 21/6 vừa đây khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận một bệnh nhân 7 tháng tuổi ngộ độc chì do mẹ dùng thuốc cam. Hàng năm tại bệnh viện Nhi Trung ương cũng không ít bé ngộ độc chì vì chữa tưa lưỡi bằng thuốc cam không rõ nguồn gốc. 

Theo các bác sĩ, ngộ độc chì có thể gây tổn thương não, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhi  sẽ bị  tổn thương và di chứng nặng nề sau này. Các bác sĩ tiên lượng, việc điều trị cho bệnh nhân này đã cải thiện nhiều tuy nhiên sẽ vẫn phải tiếp tục các đợt điều trị khác khoảng vài năm mới có thể hết lượng chì trong cơ thể.

Mức độ nguy hiểm của chì đối với trẻ em

Do đặc tính kim loại nặng nên chì rất khó để đào thải ra bên ngoài. Do sau khi được hấp thu, chì vào máu và ít nhất khoảng 99% lượng chì gắn với hồng cầu. Sau đó, chì vào các tổ chức như xương và mô mềm. Về lâu dài chì tập trung chủ yếu ở xương trong suốt cuộc đời.

Điều đáng ngại, với các giai đoạn đang mang thai hoặc trẻ nhỏ, việc bị nhiễm lượng chì quá lớn gây các bệnh như mất xương, loãng xương, giòn xương hoặc trẻ em bị bất động do gãy xương.

Ở trẻ em, lượng chì giữ lại ở trẻ em chiếm tới 33% cao rất nhiều lần so với người lớn chỉ 1-4%. Chính vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm như thuốc cam để tưa lưỡi chữa nấm lưỡi cho trẻ em cần được quản lí nghiêm ngặt. Bộ y tế đã chính thức cấm lưu hành các loại thuốc cam không rõ xuất xứ nguồn gốc vì ngộ độc chì gây đần độn thậm chí tử vong từ rất lâu. Tuy nhiên, các trường hợp gặp phải hầu hết đến từ các ca mắc phải đều từ các xã, huyện với thói quen sử dụng thuốc cam từ xa xưa. 

Lời cảnh tỉnh cho mẹ khi sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc

Bác sĩ Chương chia sẻ: “Hàng năm chúng tôi tiếp nhận khá nhiều bệnh nhi ngộ độc thuốc do sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ. Để đề phòng ngộ độc nói chung và ngộ độc chì ở trẻ nhỏ nói riêng, các bậc phụ huynh không tự ý mua và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để uống, bôi; Chỉ sử dụng các thuốc của nhà sản xuất và phân phối có uy tín và được cơ quan chức năng cấp phép”.

Theo nghiên cứu, các thuốc nam dùng uống, bôi, được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi,… lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn). Đây là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em ở các tỉnh miền Bắc hiện nay. Đặc biệt nếu các thuốc dạng bột hoặc viên có màu đỏ, vàng cam hoặc hồng. 

Chì là một kim loại cực độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Thiếu máu
  • Tổn thương đường tiêu hóa
  • Tổn thương não, thần kinh
  • Tổn thương thận, gan

Khi đã bị nhiễm chì, cơ thể phải mất đến 10 năm mới có thể thải trừ hết chì ra khỏi cơ thể.

Phải chăng đó cũng là một lời cảnh tỉnh về việc sử dụng thuốc đánh tưa lưỡi bừa bãi của mẹ cho con.

Lối thoát nào cho bé bị tưa lưỡi, viêm lưỡi, nấm miệng, trắng lưỡi?

Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các biện pháp dân gian “khó chứng thực”, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đã được loại trừ. Các phát minh mới, nghiên cứu mới an toàn hơn, hiệu quả hơn được công bố và đưa vào sử dụng.

Một số thành phần như NaCl (khi pha với tỉ lệ 0,9% được gọi là nước muối sinh lý) có tác dụng kháng khẩn, loại bỏ vi khuẩn, virus bảo vệ răng miệng bé luôn khỏe mạnh.

NaHCO3 ( Natri Bicacbonat) hay còn gọi là thuốc muối, giúp chống nấm, giúp chữa nấm miệng, nấm lưỡi, trắng lưỡi ở trẻ vô cùng hiệu quả.

Hay thành phần dịch chiết lá hẹ, đã được chứng minh có tác dụng chữa tưa lưỡi, các bệnh về răng miệng ở trẻ em nhờ có những “kháng sinh thực vật” an toàn cho trẻ.

Mẹ nên sử dụng những sản phẩm có phối hợp các thành phần trên vệ sinh răng miệng, chữa tưa lưỡi cho trẻ thay vì sử dụng thuốc cam.

Thuốc đánh tưa lưỡi nào uy tín nhất hiện nay? 

Hơn 1 năm gần đây, sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie được các chuyên gia Nhi khoa, các Bác sĩ, y tá tại Bệnh viện Nhi Tw, Bệnh viện phụ sản TW tin dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đặc biệt, gạc được chứng nhận “Cấp bằng phát minh sáng chế” đã khẳng định chất lượng hiệu quả, an toàn vượt trội.

Gạc răng miệng đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và đạt tiêu chuẩn ISO 13485 về trang thiết bị y tế. 

Đây có thể nói là sản phẩm hoàn hảo về chất lượng lần độ an toàn nhất hiện nay được các mẹ Việt ưa chuộng năm 2020.

Gạc răng miệng Dr.Papie được Bộ Y tế cấp phép
Gạc răng miệng Dr.Papie được Bộ Y tế cấp phép

 

Thành phần của gạc với sự kết hợp nhiều thành phần:

  • Dịch chiết lá hẹ: Chứa kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm.
  • NaHCO3: Làm sạch mảng bám, kháng nấm.
  • Nước muối: Kháng khuẩn.
  • Xylitol: Làm sạch mảng bám, trị sâu răng.

Nhờ vào 4 thành phần trên Gạc răng miệng được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như nấm miệng, nấm lưỡi, sâu răng, viêm lợi…ở trẻ. Chưa kể gạc răng miệng được thiết kế dạng ống tiện lợi khi sử dụng.

Đặt hàng ngayMua gạc răng miệng Dr.Papie

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: Số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính024 3824 8222| Hotline: 0911.225.336

 

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

One thought on “Bé 3 tháng tuổi bị ngộ độc chì gấp 1400 lần do đánh tưa lưỡi bằng thuốc cam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook