Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em: cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng của bệnh và tình trạng dễ tái phát có thể khiến cha mẹ rất lo lắng, dễ dẫn đến những hành động tự điều trị một cách thái quá.

1. Viêm lưỡi bản đồ là bệnh gì?

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một rối loạn lành tính thường gặp
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một rối loạn lành tính thường gặp

Viêm lưỡi bản đồ (còn gọi là viêm lưỡi di chuyển lành tính) là tình trạng viêm mãn tính tái phát lành tính ở khoang miệng, có thể xảy ra ở trẻ em ở nhiều lứa tuổi khác nhau, kể cả trẻ sơ sinh. Đây là một tình trạng viêm lành tính ảnh hưởng đến bề mặt trên và dưới của lưỡi.

Thông thường, lưỡi bé được bao phủ bởi cơ quan cảm giác vị giác màu trắng hồng gọi là nhú lưỡi. Phần lưỡi bị tổn thương bị mất các phần nhú che phủ bề mặt lưỡi, gây ra các mảng đỏ không đều có hình dạng giống như bản đồ. Đôi khi, các tổn thương cũng xuất hiện tương tự ở các vị trí miệng khác, chẳng hạn như vòm miệng, má, dưới lưỡi hoặc trên nướu.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có liên quan tới di truyền, hệ thống miễn dịch
Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có liên quan tới di truyền, hệ thống miễn dịch

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh viêm lưỡi bản đồ vẫn chưa được xác định chính xác. Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em được cho là có liên quan đến các yếu tố như di truyền, chức năng hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng từ việc vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lưỡi bản đồ ở trẻ em bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Một số bé bị viêm lưỡi bản đồ có tiền sử gia đình từng mắc loại bệnh này. Vì vậy, yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ bé bị viêm lưỡi bản đồ.
  • Nứt lưỡi ở trẻ: Thống kê cho thấy 40% trẻ bị viêm lưỡi bản đồ cũng bị tình trạng nứt lưỡi kèm theo. Cả nứt lưỡi và viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em đều không phải tình trạng viêm nhiễm có hại, và thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào.
  • Thiếu hụt vitamin: Viêm lưỡi bản đồ thường thấy ở những trẻ bị thiếu hụt vitamin B6, B12 và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm.
  • Suy giảm hệ miễn dịch

3. Dấu hiệu và triệu chứng bé bị viêm lưỡi bản đồ

Hầu hết, trẻ bị viêm lưỡi bản đồ đều không xuất hiện triệu chứng cụ thể, nên mẹ rất khó phát hiện. Một số triệu chứng điển hình khi bé bị viêm lưỡi bản đồ như:

  • Trẻ nhạy cảm hơn khi ăn các đồ ăn mặn, ngọt, chua,…
  • Trẻ khó nhai, nuốt, biếng ăn. Với trẻ sơ sinh, trẻ có thể bỏ bú.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em:

  • Lưỡi trẻ xuất hiện các mảng mịn, màu đỏ, có hình dạng không cố định như bản đồ trên bề mặt lưỡi hoặc cạnh lưỡi. Mặt trong mảng đỏ mịn mất hết nhú lưỡi so với xung quanh.
  • Các vết tổn thương có viền màu trắng hơi nhô lên tạo ranh giới với niêm mạc lưỡi, giống các vết viêm loét.
  • Các mảng viêm có thể tự lành ở một khu vực và sau đó xuất hiện ở một khu vực khác của lưỡi.
  • Các mảng viêm thường thấy nhất ở bề mặt lưỡi, nhưng đôi khi xuất hiện ở vùng má, vòm miệng, lợi của trẻ
Hình ảnh nhận biết trẻ bị viêm lưỡi bản đồ
Hình ảnh nhận biết trẻ bị viêm lưỡi bản đồ
Hình ảnh trẻ bị viêm lưỡi bản đồ
Hình ảnh trẻ bị viêm lưỡi bản đồ

4. Cách điều trị và phòng tránh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là tình trạng lành tính, có thể tái phát và không có biện pháp điều trị triệt để. Hầu hết, trẻ bị viêm lưỡi bản đồ cũng đều không biểu hiện triệu chứng nên thường sẽ không cần điều trị. Bệnh cũng không xác định được nguyên nhân nên cũng sẽ không có cách phòng tránh hiệu quả.

Viêm lưỡi ở trẻ em không gây nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát và không có biện pháp điều trị triệt để
Viêm lưỡi ở trẻ em không gây nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát và không có biện pháp điều trị triệt để

Trong trường hợp trẻ ăn uống bình thường, không khó chịu, không đau, không bỏ ăn uống, mẹ chỉ cần chú ý thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng như:

  • Vệ sinh miệng cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý để chống bội nhiễm. Với trẻ sơ sinh, thường xuyên rơ lưỡi làm sạch khoang miệng cho bé.
  • Cho bé ăn các thức ăn lỏng, nguội. Hạn chế thức ăn nóng để các vết tổn thương nhanh lành.
  • Bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin C và vitamin B để tăng cường đề kháng cho bé

Đối với những trẻ có triệu chứng khó chịu, đau hay ngứa thì ngoài áp dụng các biện pháp trên có thể dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như:

  • Cho bé súc miệng bằng các loại nước súc miệng có gây tê hay chất kháng histamin.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi chống viêm tại chỗ.
  • Nếu trẻ đau khi ăn uống, các bác sĩ có thể cho bé dùng các thuốc giảm đau tại chỗ.

Lưu ý:
Khi nghi ngờ bé bị viêm lưỡi bản đồ, mẹ cần tránh tự mua thuốc hoặc làm theo các cách điều trị trên mạng. Việc này có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn và có thể gây ra những tổn thương khác cho bé. Nếu mẹ nghi ngờ bé bị viêm lưỡi bản đồ thì nên đưa bé để tới các cơ sở y tế để chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khiến trẻ bỏ ăn và có phương án điều trị cụ thể.

5. Câu hỏi thường gặp về viêm lưỡi bản đồ

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Mặc dù, tình trạng viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em trông có vẻ đáng lo ngại nhưng thường không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ em. Tuy nhiên, viêm lưỡi bản đồ có thể khiến trẻ sẽ nhạy cảm hơn với một số loại thực phẩm, gia vị, cũng có thể khiến bé bị đau, rát lưỡi bỏ bú, bỏ ăn.

Viêm lưỡi bản đồ có lây không?

Đây là một tình trạng viêm da mãn tính của lưỡi, không liên quan đến bất kỳ loại vi khuẩn, virus hay nấm nào. Do đó, không có khả năng lây nhiễm viêm lưỡi bản đồ từ người này sang người khác.

Trẻ bị viêm lưỡi bản đồ bao lâu thì khỏi?

Thời gian trẻ khỏi viêm lưỡi bản đồ không cố định, phù thuộc vào từng cơ địa trẻ và cách chăm sóc. Thông thường, bệnh tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.


Bài viết có sự tham vấn y khoa từ TS.BS Lê Minh Trác – Giám Đốc trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện phụ sản trung ương. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tài liệu liên quan:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook