Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không và cần làm gì để phòng ngừa biến chứng

Trẻ bị sốt siêu vi có nguy hiểm không? Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra 1 số biến chứng nguy hiểm như: co giật, hôn mê sâu, trụy tuần hoàn… Bài viết sau, chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ có câu trả lời chính xác nhất về băn khoăn trên và chia sẻ với mẹ cách điều trị sốt siêu vi giúp bé khỏi nhanh, đề phòng biến chứng!

Mẹ quan tâm: Vì sao trẻ bị sốt siêu vi? 3 cách phòng sốt siêu vi ở trẻ em chuẩn nhất.

1. Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không?

1.1. Triệu chứng thường gặp của sốt siêu vi và cách xử lý

Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không? Sốt siêu vi không gây nguy hiểm nhưng gây mệt mỏi, khó chịu cho bé. Trẻ bị sốt siêu vi có biểu hiện gì? Thông thường các biểu hiện ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, điển hình nhất là: sốt, ho, viêm họng, phát ban, mệt mỏi…Dưới đây là những triệu chứng điển hình nhất và cách xử lý mẹ cần biết. 

Đo nhiệt độ để kiểm tra xem sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không
Sốt cao trên 38.5 độ C là triệu chứng thường gặp ở những trẻ bị sốt siêu vi

Triệu chứng

Cách xử lý

Sốt (có kèm theo ớn lạnh, rét run).

Hạ sốt đúng cách kết hợp cho trẻ uống nước thường xuyên.

  • Sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C): Chườm ấm hoặc chườm mát để hạ sốt từ từ, an toàn cho trẻ.
  • Sốt cao (trên 38.5 độ C): Dùng thuốc hạ sốt (chỉ nên dùng Paracetamol, Ibuprofen) kết hợp lau chườm như sốt nhẹ.

Co giật

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Viêm đường hô hấp nhẹ (ho, sổ mũi, khó thở)

Vệ sinh mắt, mũi, miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày kết hợp giữ ấm vùng cổ cho trẻ, thường xuyên lau mồ hôi để tránh bé bị nhiễm lạnh.

Lưu ý: Sử dụng thuốc ho thảo dược, kháng sinh (theo sự chỉ dẫn của bác sĩ)

Viêm da, phát ban

Mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi chạm vào bé. Các ban đỏ này sẽ tự hết khi bé khỏi bệnh.

Sốt kèm tiêu chảy

Cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa (cháo, sữa) kết hợp bù nước và điện giải cho bé, đơn giản nhất là sử dụng oresol, nước gạo rang, nước ép trái cây…

Nôn, buồn nôn

Không ép bé ăn no hay uống nhiều nước cùng một lúc.

Xem chi tiết: Cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em

1.2. Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Khi không điều trị đúng cách thì sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không? Sốt siêu vi nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây các biến chứng như: Sốc, viêm phổi, viêm thanh quản, biến chứng não… gây nguy hiểm cho trẻ.

Biến chứng nguy hiểm

Tần suất gặp

Ảnh hưởng tới trẻ

Sốc do mất nước

Thường gặp

(80%)

  • Sốt cao, co giật
  • Suy tim, suy thận do thể tích tuần hoàn giảm

Viêm phổi

Thường gặp (72%)

  • Biến chứng tại phổi: phù phổi cấp, áp xe phổi
  • Biến chứng tại lồng ngực: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi

Viêm tiểu phế quản

Thường gặp (71%)

  • Các tiểu phế quản bị sưng, phù làm hẹp đường thở, bé khò khè, khó thở
  • Da xanh hoặc tím tái

Viêm thanh quản

Thường gặp (68%)

  • Thành của thanh quản bị sưng lên khiến:Trẻ ho sặc sụa, có đờm ở họng, khàn giọng
  • Khó khăn khi thở, thở khò khè

Biến chứng não

Ít gặp (11%)

  • Gây co giật ở trẻ
  • Có thể dẫn đến tử vong

Viêm cơ tim

Ít gặp (9%)

  • Viêm cơ tim làm ảnh hưởng đến khả năng tạo nhịp tim, có thể xảy ra sốc tim

Vậy trẻ bị sốt siêu vi có nguy hiểm không? Sốt siêu vi nếu không được điều trị kịp thời sẽ tnguy hiểm với nhiều biến chứng trên các cơ quan. Ngoài ra, sốt siêu vi còn có một số biến chứng nguy hiểm nhưng ít gặp khác như: Suy gan, suy thận, nhiễm trùng máu… Bạn có thể xem chi tiết ở bài biến chứng của sốt siêu vi ở tr em của chúng tôi

2. So sánh mức độ nguy hiểm của sốt siêu vi và sốt thông thường

Sốt siêu vi Sốt thông thường
  • Sốt cao (thường là 39 – 40 độ C) và kéo dài hơn (khoảng 2 – 3 tuần)
  • Dễ gặp biến chứng mất nước, co giật hơn
  • Dễ gây các biến chứng nguy hiểm ở phế quản, phổi, tim
  • Có thể dẫn tới tử vong nếu không được chăm sóc đúng cách
  • Không sốt cao và nhanh khỏi hơn sốt siêu vi (khoảng 1 tuần)
  • Ít gặp biến chứng mất nước, co giật hơn
  • Không gây biến chứng ở phế quản, phổi, tim
  • Rất hiếm khi gặp tử vong

3. Cách phòng biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Cần đo nhiệt độ cho trẻ bị sốt siêu vi thường xuyên
Cần đo nhiệt độ cho trẻ bị sốt siêu vi thường xuyên để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm

Ở trên mẹ đã biết trẻ bị sốt siêu vi có sao không? Còn sau đây mẹ tham khảo hướng dẫn của chuyên gia Dr.Papie để biết cách đề phòng các biến chứng nguy hiểm do sốt siêu vi.

Biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

Co giật

Sốt cao trên 40 độ C

Theo dõi nhiệt độ, hạ sốt kịp thời, không để trẻ sốt cao trên 39.5.

Lưu ý: Trẻ có tiền sử co giật nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có sử dụng thuốc chống co giật hay không?

Sốc do mất nước

Sốt cao, khóc nhiều, nôn, tiêu chảy gây mất nước…

Bổ sung nước và điện giải cho bé: oresol, nước gạo rang, nước ép trái cây cho bé.

Viêm đường hô hấp

Nhiễm lạnh hoặc vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp

  • Đắp chăn khi bé ngủ để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Rửa mắt, mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng

Viêm cơ tim

Do nhiễm khuẩn ở cơ tim.

Cho bé đi khám nếu bé có các triệu chứng đau tức ngực, khó thở kể cả khi bé không làm gì.

Lưu ý: Không ép trẻ uống nhiều nước để tránh gia tăng thể tích tuần hoàn làm ảnh hưởng đến tim.

4. Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tránh nguy hiểm

4.1 Cách chăm sóc để bé nhanh khỏi sốt siêu vi

Trẻ bị sốt siêu vi có nguy hiểm không? Hiện nay, sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị tập trung hạ sốt (để tránh biến chứng nguy hiểm do sốt cao) và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé tự tiêu diệt virus nên sự nguy hiểm của sốt siêu vi dã giảm đi phẩn nào. Các cách chăm sóc tại nhà mẹ nên áp dụng như:

  • Bù nước đúng cách: Sốt siêu vi khiến cơ thể bé mất nước, mệt mỏi. Bù nước đúng cách giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm do mất nước và giúp bé khỏi bệnh nhanh hơn.
  • Bổ sung dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ: Trẻ bị sốt siêu vi sức đề kháng giảm, mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu protein (Thịt bò, đậu xanh, đậu phụ, thịt gà…), Probiotic (Súp miso, sữa chua, men tiêu hóa…) để tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhàNên cho bé nằm trong phòng, cơ thể bé được nghỉ ngơi sẽ chóng bình phục hơn. 
  • Đảm bảo không khí thoáng mát, đối lưu tốt: Sốt khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên, tăng thoát nhiệt. Mặc quần áo thoáng mát khiến nhiệt độ được thoát ra dễ dàng giúp bé mau hạ sốt hơn.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ: Chỉ sử dụng thuốc thuốc khi trẻ sốt trên 38,5 độ, nên chọn những loại thuốc an toàn cho bé như paracetamol, ibuprofen.
  • Lau chườm hạ sốt cho trẻ: Khi trẻ sốt dưới 38.5 độ, mẹ nên lau chườm toàn thân cho trẻ bằng cách chườm ấm hoặc dùng khăn lau hạ sốt để hạ sốt an toàn, hiệu quả cho trẻ.
chườm hạ sốt cho bé
Lau chườm cho bé được xem là cách hạ sốt vừa hiệu quả vừa an toàn

Xem thêm câu trả lời của chuyên gia về:

4.2 Cách chăm sóc cho trẻ sốt siêu vi tránh lây nhiễm

Trẻ bị sốt siêu vi có sao không? Có cần phải tránh tiếp xúc với trẻ khác không? Sốt siêu vi là bệnh rất dễ lây thông qua đường hô hấp, tiêu hoá. Vì vậy, mẹ cần hạn chế cho bé tiếp xúc gần với các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém như: Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… để hạn chế lây nhiễm.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc cho trẻ, mẹ cần đeo khẩu trang, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bé để tránh lây nhiễm từ bé sang mẹ.

Như vậy, với câu hỏi: Sốt siêu vi ở trẻ có nguy hiểm không? Dr.Papie khẳng định:

  • Bệnh sẽ nhanh khỏi và không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách
  • Ngược lại, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: Sốc, trụy tuần hoàn, viêm cơ tim… thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn về trẻ bị sốt siêu vi có nguy hiểm không? Hay chưa biết xử lý như thế nào khi con bị sốt siêu vi, mẹ hãy liên hệ hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bên dưới để được Dr.Papie giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook