Bé sốt phát ban ngứa trong bao lâu & 4 cách giảm ngứa cho trẻ

Sốt phát ban ngứa ở trẻ em là tình trạng nổi ban ngứa sau sốt, thường tự khỏi và không cần điều trị bằng thuốc. Vậy tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu? Cách chăm sóc như thế nào để bé giảm khó chịu. Mẹ cùng tìm hiểu tư vấn của chuyên gia Dr.Papie để biết sốt phát ban ở trẻ có ngứa không và cách trị qua bài viết sau.

1. Tình trạng sốt phát ban ngứa ở ở em

sốt phát ban ngứa ở ở em
Sốt phát ban gây ngứa do nổi sau 2 ngày sốt và có thể gây ngứa toàn thân ở những trẻ có làn da nhạy cảm

Sốt phát ban ở trẻ là bệnh do virus gây ra. Đặc điểm của bệnh là xuất hiện những vết nổi ban đỏ toàn thân và cơ thể tăng thân nhiệt đột ngột (có thể lên đến 39.5 độ C).

Vậy thi sốt phát ban ở trẻ có ngứa không? Phát ban có thể gây ngứa ngáy với những trường hợp trẻ có làn da nhạy cảm. Ngứa ngáy xuất hiện khoảng 2 ngày sau khi sốt. Lúc này, trên da bé hình thành những chấm nhỏ li ti, nằm rải rác hoặc tập trung thành mảng trên da và gây ngứa.

Tình trạng ngứa của bé của thể lan theo vết ban và khắp cơ thể. Điều này làm bé rất khó chịu, quấy khóc và mất ngủ. Để giảm khó chịu, bé thường có thói quen gãi các vết ban, có khi gãi đến chảy máu gây lở loét, nhiễm trùng da.

2. Trẻ bị sốt nổi ban đỏ ngứa kéo dài trong bao lâu?

Trẻ bị sốt nổi ban đỏ ngứa
Trẻ bị sốt nổi ban đỏ ngứa thường kéo dài từ 3 – 5 ngày khiến trẻ bứt rứt, khó chịu

Trẻ bị sốt nổi ban đỏ ngứa không nguy hiểm và có thể ngứa kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi sốt. Tuy nhiên sốt phát ban ngứa gây ra những bất tiện trong sinh hoạt thường ngày của bé và ảnh hưởng đến sức khỏe bé nếu bị viêm nhiễm nốt ban.

Ngứa ngáy vết ban làm cho bé rất bứt rứt và khó chịu đặc biệt là khi không được gãi. Vậy làm sao để loại bỏ ngứa cho bé khi phát ban? Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia để mẹ tham khảo.

3. Cách giảm ngứa cho bé sốt phát ban ngứa

3.1. Tắm cho bé sốt phát ban ngứa bằng nước tắm thảo dược

Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược
Nước tắm thảo dược chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên giúp làm sạch và không gây kich ứng đối với làn da nhạy cảm của bé,

Trong nước tắm thảo dược có chứa nhiều “kháng sinh tự nhiên” và tinh dầu, có tác dụng làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da, đồng thời làm dịu mát da, giảm ngứa ngáy trên da bé.

Mẹ có thể cân nhắc tự pha chế nước tắm hoặc mua nước tắm thảo dược chuyên dụng để tắm cho bé. Trong đó:

  • Tự nấu nước lá tắm: Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên lại khá mất thời gian chuẩn bị nước tắm và khó trong việc chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo. Một số lá thảo dược có khả năng giảm ngứa, kháng khuẩn da rất tốt hay được sử dụng như: Lá trà xanh, lá khế, lá kinh giới, lá tía tô, lá sài đất…

Tham khảo kỹ hơn qua bài viết: Sốt phát ban tắm là gì? 8 loại lá thảo dược nên dùng.

  • Sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng: Đây là cách được các mẹ thông thái lựa chọn để tắm cho con bởi hiệu quả, an toàn lại tiện dụng. Tuy nhiên, mẹ cần chọn mua ở nhà thuốc uy tín, tránh mua phải hàng nhái, hàng giả gây kích ứng da bé. Tham khảo: Nước tắm thảo dược Dr.Papie – chuyên gia khuyên dùng.

Lưu ý khi tắm nước tắm thảo dược cho bé sốt phát ban ngứa:

  • Không tắm khi bé có vết thương hở hay lở loét vết ban vì gây nhiễm khuẩn lây lan trên da bé.
  • Không tắm nước tắm lá quá đặc cho bé vì bã dược liệu cùng bụi bẩn khó trôi sạch khỏi da bé làm tăng tình trạng viêm da, phát ban.
  • Tắm cho trẻ 1 lần mỗi ngày để loại bỏ mồ hôi ứ đọng, vi khuẩn cùng bụi bẩn tích tụ trên da bé gây phát ban. Nên tắm cho bé trong vòng 5 – 7 phút để hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh.

Xem thêm: Sốt phát ban nổi hạch sau tai ở trẻ và cách xử lý đúng.

3.2. Sử dụng tinh dầu bôi ngoài da cho trẻ bị sốt nổi ban đỏ ngứa

Sử dụng tinh dầu bôi ngoài da cho trẻ bị ngứa do sốt phát ban
Mẹ có thể sử dụng các loại tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm ở các vùng da bị ngứa

Bôi tinh dầu ngoài da là kinh nghiệm được lưu truyền qua nhiều năm và được nhiều mẹ dùng cho con để phòng tránh côn trùng, ngăn ngừa vi khuẩn và giảm nhanh cơn ngứa.

Các loại tinh dầu an toàn, hiệu quả cho bé như:

  • Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà được coi là “thần dược giải ngứa” do có tính mát cùng khả năng kháng khuẩn cao. Lưu ý: Chỉ sử dụng tinh dầu bạc hà cho bé trên 3 tháng tuổi.  
  • Tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm có khả năng kháng khuẩn rất tốt, rất hiệu quả trong việc loại bỏ bụi nhờn trên da, kiểm soát ban da và các yếu tố gây viêm.
  • Tinh dầu oải hương: Tinh dầu oải hương (tinh dầu Lavender) có tác dụng chăm sóc và bảo vệ da, ngăn ngừa viêm nhiễm da gây ngứa.
  • Tinh dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp đã được chứng minh lâm sàng về tính hiệu quả với tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm. Vì vậy, mẹ có thể cân nhắc sử dụng khi bé bị sốt phát ban ngứa.

Xem thêm: Cách tắm tinh dầu tràm cho bé không bị nóng

Lưu ý khi dùng tinh dầu cho trẻ:

  • Chỉ dùng tinh dầu lên những vùng bị ngứa, không bôi lên vết thương hở, mụn lở loét
  • Không dùng tinh dầu ngay sau khi vừa bôi thuốc vì làm giảm nồng độ thuốc bôi, giảm tác dụng thuốc.
  • Sử dụng tinh dầu 2 – 3 lần mỗi ngày để làm dịu da và giảm ngứa.

3.3. Chườm mát bằng khăn hạ sốt cho trẻ

Chườm mát bằng khăn hạ sốt cho trẻ bị sốt phát ban
Chườm mát bằng khăn hạ sốt vừa có tác dụng làm sạch vừa có tác dụng diệt khuẩn giảm ngứa.

Khăn hạ sốt thường được tẩm dược liệu có tác dụng hạ sốt đồng thời có tác dụng giảm ngứa, làm sạch. Chính vì vậy, việc lau chườm bằng khăn hạ sốt giúp hạ sốt và giảm ngứa hiệu quả cho trẻ.

Khi chọn khăn hạ sốt, để an toàn nhất thì mẹ cần chọn loại khăn phù hợp với độ tuổi của con. Trên thị trường hiện nay có 2 loại khăn hạ sốt:

Lưu ý: Trong quá trình lau khăn hạ sốt toàn thân cho bé, mẹ nên lau chườm nhẹ nhàng. Không chà xát mạnh da bé vì da bé mỏng dễ bị tổn thương và tăng khả năng nhiễm trùng da do gây nứt vỡ nốt ban.

3.4. Sử dụng thuốc giảm ngứa cho trẻ

Sử dụng thuốc giảm ngứa cho trẻ bị sốt phát ban
Khi trẻ bị ngứa lâu ngày, xuất hiện viêm nhiễm thì mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để diều trị ngứa bằng thuốc kịp thời

Trẻ sốt phát ban uống thuốc gì? Và uống khi nào? Khi con bị sốt phát ban ngứa quá 7 ngày chưa khỏi hoặc có dấu hiệu lở loét, nhiễm trùng da, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng thuốc chống viêm corticoid bôi ngoài da và kháng histamin H1. Trong đó:

  • Thuốc chống viêm corticosteroid: Thuốc chống viêm corticosteroid bôi ngoài da là nhóm thuốc chống viêm dùng để điều trị ban da, sẩn ngứa, viêm da do vi khuẩn. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ đáng lo ngại nếu dùng sai cách của thuốc này đối với trẻ nhỏ như chậm lớn, nấm miệng, giảm sức đề kháng… Vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định liều dùng của bác sĩ.
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc kháng histamin H1 là lựa chọn đầu tay khi điều trị viêm da, phát ban, sẩn ngứa ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các thuốc kháng histamin H1 có thể kể đến như: Cetirizin, Desloratadine, Fexofenadine. Với trẻ nhỏ, bác sĩ thường kê cho bé thuốc dạng siro để dễ uống và chia liều hơn.

Như vậy, sốt phát ban ngứa ở trẻ em là biểu hiện thường gặp nếu bé sốt phát ban có làn da nhạy cảm. Tình trạng này không nguy hiểm, tuy nhiên, nếu thấy bé có biểu hiện lở loét hay viêm nhiễm da, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Có thể mẹ quan tâm: Phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ em & cách điều trị 

Nếu còn thắc mắc về cách chăm sóc và điều trị sốt phát ban ngứa ở trẻ em, mẹ có thể liên hệ hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 hoặc để lại phản hồi ở bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook