Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không, những điều cha mẹ cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không, bé không chịu rơ lưỡi phải làm sao hãy cùng Dr.Papie tìm hiểu ngay sau đây

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không, vì sao nên rơ lưỡi cho bé thường xuyên
Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không

1. Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Theo các chuyên gia y tế, rơ lưỡi là việc đơn giản nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho trẻ sơ sinh. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là cần thiết và nên thực hiện mỗi ngày.

Lý do là bởi, trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện về hệ tiêu hoá, cùng với việc chưa tự làm sạch được khoang miệng nên sữa và thức ăn thừa dễ bị đọng lại ở lưỡi và khoang miệng. Nếu cặn sữa và thức ăn thừa không được loại bỏ kịp thời, lâu ngày sẽ là cơ hội thuận lợi cho nấm và các vi khuẩn có hại phát triển, khiến trẻ dễ gặp một số vấn đề về miệng, nướu như hôi miệng, tưa lưỡi, viêm lợi.

Rơ lưỡi cho bé thường xuyên giúp hạn chế tình trạng trắng lưỡi, tưa lưỡi
Rơ lưỡi cho bé thường xuyên giúp hạn chế tình trạng trắng lưỡi, tưa lưỡi

Một số lợi ích khác khi rơ lưỡi cho bé thường xuyên như

  • Kích thích vị giác: Vị giác của bé đã bắt đầu phát triển từ khi còn trong bụng mẹ. Việc rơ lưỡi cho bé thường xuyên sẽ giúp kích thích vị giác, giúp bé bú tốt hơn, thoải mái hơn khi bú.
  • Hình thành thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm: Việc rơ lưỡi thường xuyên cho bé không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn giúp bé sớm làm quen với các hành động vệ sinh khoang miệng.

2. Bé mấy tháng thì nên rơ lưỡi?

Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ có thể rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ khi mới sinh và tiếp tục cho đến khi trẻ có thể tự đánh răng, khoảng 2-3 tuổi.

3. Bé chỉ bú sữa mẹ có cần rơ lưỡi không?

Trẻ bú sữa mẹ có cần rơ lưỡi không
Trẻ chỉ bú sữa mẹ có cần rơ lưỡi không

Với những bé chỉ bú sữa mẹ, sẽ không cần phải rơ lưỡi cho bé thường xuyên. Bởi trong thành phần sữa mẹ đã có kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ miệng nướu của trẻ. Trong quá trình bú mẹ, lưỡi của bé cũng sẽ cọ xát với núm ti mẹ sẽ giúp loại bỏ các màng sữa thừa. Tuy nhiên, để làm sạch khoang miệng cho bé, mẹ vẫn nên rơ lưỡi cho bé khoảng 1-2 lần/tuần.

4. Có nên rơ lưỡi cho trẻ bị tưa lưỡi không?

Tưa lưỡi là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tưa lưỡi sẽ tự biến mất khi miệng bé có thể tiết ra nhiều nước bọt hơn hoặc khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc.

Tuy nhiên, bị tưa lưỡi có thể khiến trẻ biếng ăn, ảnh hướng tới sự phát triển tổng thể. Vì vậy, cha mẹ có thể cân nhắc việc nhẹ nhàng rơ lưỡi cho bé bằng vải mềm, ẩm hoặc bằng gạc răng miệng chuyên dụng sau khi ăn.

Lưu ý nếu sau 1-2 tuần rơ lưỡi mà tình trạng tưa lưỡi của bé không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

5. Bé không chịu rơ lưỡi phải làm sao?

Với những người lần đầu làm mẹ sẽ không khỏi lúng túng khi bé không hợp tác khi rơ lưỡi. Có nhiều nguyên nhân bé không chịu rơ lưỡi như:

Mẹ rơ lưỡi quá mạnh tay

Nhiều mẹ thường nghĩ rằng cần phải chà mạnh tay để làm sạch các mảng bám trong miệng và nướu. Tuy nhiên, khi rơ lưỡi quá mạnh tay có thể làm bé không thoải mái hoặc bị đau, tạo ra ấn tượng xấu với bé mỗi khi định vệ sinh miệng.

Rơ lưỡi không đúng thời điểm

Rơ lưỡi cho bé cũng cần có những thời điểm phù hợp trong ngày. Mẹ không nên rơ lưỡi ngay sau khi bé ăn hoặc uống xong vì rất dễ bị nôn trớ khiến bé khó chịu. Ngoài ra mẹ cũng nên tránh những lúc bé buồn ngủ, mệt mỏi hay đang khóc vì càng khiến bé khó hợp tác hơn khi rơ lưỡi.

Bé không thích mùi vị các dung dịch rơ lưỡi

Nhiều mẹ vẫn sử dụng các phương pháp dân gian để rơ lưỡi cho con như giã lá hẹ, rau ngót, thậm chí có mẹ còn dùng chanh để rơ lưỡi cho bé. Những cách trên đều gây khó chịu về mùi và vị, nhiều bé sẽ không hợp tác

5. Mẹo giúp trẻ hợp tác hơn khi mẹ rơ lưỡi

Một số lưu ý nhỏ sau sẽ giúp bé hợp tác hơn vào những giờ rơ lưỡi

  • Chọn thời điểm phù hợp: Thời điểm tốt nhất để rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng, tốt nhất là sau khi ăn xong khoảng 2 tiếng. Không nên rơ vào lúc bé đang khóc, khó chịu.
  • Thao tác nhẹ nhàng: Niêm mạc miệng lưỡi bé còn rất nhạy cảm và mỏng manh vì vậy mẹ nên thao tác nhẹ nhàng
  • Không đưa ngón tay quá sâu vì trẻ dễ bị nôn trớ
  • Không cố mạnh tay cạy các mảng trắng.
  • Trong khi rơ lưỡi, trẻ có thể vùng vằng, mẹ hãy dỗ dành, trò chuyện với bé để bé hợp tác hơn.
  • Dùng các dung dịch rơ lưỡi không có mùi vị như nước muối sinh lý hay các loại rơ lưỡi không chứa các hóa chất tạo mùi, để đảm bảo an toàn và bé hợp tác hơn khi rơ lưỡi.

Xem thêm:


Bài viết có sự tham vấn y khoa từ TS.BS Lê Minh Trác – Giám Đốc trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung ương. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook