Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách điều trị dựa theo nguyên nhân

Chàm sữa là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thường gặp chàm sữa ở cổ, chàm sữa quanh miệng và chàm sữa ở mặt trẻ. Nếu mẹ không phát hiện và điều trị chàm sữa kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bài viết dưới đây, các chuyên gia Dr.Papie sẽ chỉ cho mẹ nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách điều trị dựa theo nguyên nhân, mẹ đừng bỏ lỡ.  

1. Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ

Hiện nay, có 4 nguyên nhân chính gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ được ghi nhận:

1.1. Nguyên nhân bị chàm do di truyền

Trẻ bị chàm sữa
Trẻ có nguy cơ bị chàm sữa cao khi trong gia đình có bố, mẹ từng mắc các bệnh dị ứng

Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ đã từng mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm da cơ địa, nguy cơ trẻ bị chàm sữa cao hơn các trẻ khác. Theo kết quả thống kê, trong số trẻ bị chàm sữa, có đến 73% trẻ có người thân trong gia đình mắc các bệnh về viêm da cơ địa.

1.2. Nguyên nhân bị chàm do cơ địa của bé

Những trẻ có sức đề kháng da kém hay thường gặp các vấn đề về da như viêm da, hăm tã, rôm sảy, mụn nhọt… có nguy cơ bị chàm sữa cao.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết của trẻ bị rối loạn cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây chàm sữa cho trẻ.

1.3. Do bị kích ứng với các yếu tố bên ngoài  

Các yếu tố bên ngoài có thể là tác nhân gây kích ứng da, dẫn đến chàm sữa ở trẻ nhỏ. Các tác nhân thường gặp: Lông động vật (lông chó, mèo…), phấn hoa, bụi bẩn, khói bụi…

Ngoài ra, trẻ có thể bị dị ứng, nổi mẩn đỏ khi thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt khi trời lạnh và khô, gây nguy cơ cao bị chàm sữa ở trẻ.

1.4. Nguyên nhân bị chàm do thói quen ăn uống

Bé đang ăn
Chế độ ăn cũng là một nguyên nhân gây chàm sữa khá phổ biến cho trẻ nhỏ

Chế độ ăn cũng là một nguyên nhân gây chàm sữa khá phổ biến cho trẻ nhỏ. Bởi hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, khi trẻ ăn thực phẩm lạ (sữa bò, thịt bò, phomai, hải sản…) cơ thể trẻ có thể bị dị ứng, gây chàm sữa.

2. Những dấu hiệu trẻ đã bị nhiễm chàm sữa

trẻ đã bị nhiễm chàm sữa
Chàm sữa có những dấu hiệu ngoài da điển hình rất dễ nhận biết

Chàm sữa có những dấu hiệu ngoài da điển hình. Dựa vào những biểu hiện này, mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ có phải bị chàm sữa không?

  • Đầu tiên, da trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti, rải rác ở hai bên má sau đó lan rộng ra cả mặt một số lan rông khiến bé bị chàm sữa ở cổ.
  • Mẩn đỏ phát triển thành các mụn nước, có dịch trong, đường kính 1-2 mm.
  • Mụn nước vỡ ra, gây lở loét. Giai đoạn này, nếu không vệ sinh da sạch sẽ, các nốt chàm sữa dễ nhiễm trùng, dẫn đến sưng, đau, nóng vùng da bị chàm.
  • Mụn chàm sữa khô lại, đóng vảy và bong ra, da non mọc lên và nhanh chóng phục hồi.

Bên cạnh đó, chàm sữa gây ngứa khiến trẻ ngứa ngáy, hay gãi và quấy khóc. Cũng có trường hợp trẻ biếng ăn, ngủ không thẳng giấc.

3. Cần làm gì khi xác định được nguyên nhân gây chàm sữa

Chàm sữa có nguy hiểm không? Chàm sữa ở trẻ nhỏ sẽ không gây nguy hiểm và khỏi hoàn toàn nếu mẹ chăm sóc da đúng cách và điều trị đúng nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ. Dưới đây, chuyên gia sẽ chỉ cho mẹ chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị theo nguyên nhân, giúp mẹ biết cách xử lý phù hợp khi con gặp tình trạng này.

3.1. Đối với trẻ bị chàm sữa do di truyền, cơ địa

Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách điều trị dựa theo nguyên nhân

Chàm sữa do di truyền hay cơ địa thường khó điều trị dứt điểm và nguy cơ tái phát cao. Trường hợp này, mẹ nên dùng kem bôi trị chàm sữa cho trẻ để giảm các triệu chứng của bệnh kết hợp với việc chăm sóc da, chế độ ăn đúng cách.

Các loại kem mẹ nên dùng cho trẻ:

  • Kem dưỡng ẩm: Cấp ẩm cho da, làm dịu da, giảm tình trạng khô nứt do chàm sữa. Ví dụ: Aveeno Baby, Eucerin, Cetaphil…
  • Kem ngừa sẹo: Ngăn ngừa hình thành sẹo, đặc biệt trong giai đoạn ăn da non. Giai đoạn này, trẻ thường xuyên gãi do ngứa ngáy, có thể làm vỡ mụn nước dẫn đến điều trị lâu khỏi, nguy cơ để lại sẹo cao. Ví dụ: Scaryl Cicatrici Gel, Mederma for Kids…
  • Kem kháng viêm Corticoid: Ức chế các phản ứng viêm, giảm tình trạng sưng, đỏ, đau tại vị trí da bị chàm. Với trẻ nhỏ, bác sĩ thường chỉ định kem bôi ngoài da Hydrocortison để đạt hiệu quả cao, giảm tác dụng không mong muốn với trẻ.

Lưu ý:

  • Lựa chọn kem bôi có thành phần an toàn, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Sử dụng liều lượng phù hợp theo hướng dẫn.
  • Chỉ sử dụng kem bôi Hydrocortison khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu da trẻ có dấu hiệu bất thường, cần dừng bôi thuốc và đưa trẻ đến bác sĩ.

Đối với trẻ có cơ địa bị chàm, mẹ tuyệt đối không nên dùng nước tắm có chứa xà phòng, chất hóa học. Vì đây là những chất gây khô da, dễ gây kích ứng da và làm bệnh chàm của con trở nên nặng hơn.

3.2. Đối với trẻ bị chàm sữa do môi trường khí hậu

Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách điều trị dựa theo nguyên nhân

Để cải thiện tình trạng chàm sữa do môi trường hay khí hậu, mẹ cần:

  • Cho trẻ mặc quần áo dài mỗi khi ra ngoài: Bởi quần áo dài sẽ hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn bám dính vào da, ngăn ngừa chàm sữa bị viêm nhiễm.
  • Hạn chế cho trẻ chơi với chó mèo: Lông động vật (phổ biến nhất là lông chó, mèo) nguy cơ cao là tác nhân gây kích ứng da trẻ khi tiếp xúc, dẫn đến tổn thương nặng nề vùng da bị chàm sữa. Do đó, cần hạn chế cho trẻ chơi với chó, mèo hay đến những nơi có thể có lông chó, mèo.
  • Tránh xa những nơi bụi bặm, ô nhiễm: Đây là môi trường chứa nhiều tác nhân gây viêm nhiễm (bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi…), gây ra chàm sữa bội nhiễm. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ chơi trong nhà hoặc những nơi thoáng mát, sạch sẽ.

Xem thêm: 

3.3. Đối với trẻ bị chàm sữa do thói quen ăn uống

Trẻ bị chàm sữa ăn
Cách trị chàm sữa hiệu quả nhất trong trường hợp này là thay đổi thói quen ăn uống cho trẻ

Cách trị chàm sữa hiệu quả nhất trong trường hợp này là thay đổi thói quen ăn uống cho trẻ. Cụ thể:

  • Cần tránh xa thức ăn gây dị ứng: Thức ăn gây dị ứng làm da nổi mẩn đỏ, phồng rộp, làm nặng thêm các triệu chứng của chàm sữa, khiến da tổn thương nặng nề, gây khó khăn trong điều trị. Vì vậy, nên loại những thực phẩm này ra khỏi thực đơn khi bé bị chàm sữa.
  • Một số thực phẩm cần tránh do khả năng cao gây dị ứng cho bé: Thịt bò, sữa bò, hải sản, phomai…

Ngoài ra, bé cần được bổ sung dưỡng chất để nâng cao đề kháng bằng cách ăn các thực phẩm giàu protein, chất khoáng và vitamin như thịt lợn, cá, rau xanh, trái cây….

4. Những hiểu lầm của mẹ về nguyên nhân gây chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa
Cách trị chàm sữa chưa đúng các rất dễ gây nguy hiểm cho bé

Một số mẹ thường chủ quan, chưa tìm hiểu kĩ nên hiểu lầm về nguyên nhân gây chàm sữa, dẫn đến cách điều trị chưa đúng, có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây chỉ ra 2 sai lầm thường gặp nhất.

4.1. Chàm sữa có thể lây khi tiếp xúc qua da

Điều này hoàn toàn sai lầm. Như các nguyên nhân đã liệt kê ở trên, chàm sữa không lây qua da cũng không lây khi dùng chung đồ. Vì vậy, mẹ có thể thoải mái chăm sóc trẻ mà không lo gặp bệnh lý ngoài da tương tự như trẻ.

 4.2. Virus, vi khuẩn là một nguyên nhân gây chàm sữa

Virus, vi khuẩn KHÔNG là nguyên nhân gây chàm sữa. Nó chỉ xâm nhập vào các vết thương hở, chàm sữa lở loét hay chảy nước để phát triển, gây nhiễm khuẩn vết thương khiến tình trạng chàm sữa thêm trầm trọng, kéo dài thời gian điều trị.

Do đó, cần loại bỏ vi khuẩn trên da bé bằng cách vệ sinh da thường xuyên, tránh cho trẻ chơi ở môi trường ô nhiễm, bụi bẩn như đã trình bày ở trên.

Chàm sữa nếu được phát hiện và điều trị theo nguyên nhân sẽ mau khỏi mà không gây ra biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Nếu còn băn khoăn ngoài nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách điều trị dựa theo nguyên nhân, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook