6 cách trị hăm tã mùa đông hiệu quả, an toàn với da nhạy cảm

Mùa đông, thời tiết lạnh và hanh khô, bé bị hăm tã thường lâu khỏi và khó điều trị hơn. Nếu mẹ chăm sóc không đúng cách, trình trạng hăm tã không cải thiện, da yếu khiến bé dễ mắc những bệnh ngoài da khác như khô da, ngứa, vảy nến…

Thấu hiểu nỗi lo và khó khăn của mẹ, ở bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn chi tiết 6 cách trị hăm tã mùa đông hiệu quả có thể áp dụng tại nhà. Mẹ đọc để hiểu và áp dụng đúng phương pháp chữa trị cho con.

Vậy tại sao trẻ thường bị hăm tã vào mùa đông? Dưới đây là 3 nguyên nhân chính:

  • Vào mùa đông, mẹ thích mặc tã bỉm cả ngày để giữ ấm cho con. Điều này vô tình tạo môi trường ẩm ướt vùng tã lót, vi khuẩn có ở nước tiểu của bé phát triển và gây hăm.
  • Mùa đông thời tiết hanh khô, làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé dễ bị nứt nẻ, khô ráp nên dễ bị tổn thương hơn.
  • Ngoài ra, thời tiết lạnh còn làm sức đề kháng của bé suy giảm, vi khuẩn và nấm dễ xâm nhập hơn, gây hăm tã.

1. Sử dụng nước tắm thảo dược cho trẻ

Nước tắm thảo dược Dr.Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie chứa các thành phần thảo dược tự nhiên tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da hiệu quả

Mùa đông, thời tiết hanh khô khiến da bé dễ nứt nẻ, vì vậy mẹ bỉm thường có xu hướng sử dụng những loại sữa tắm kêt hợp tác dụng trị hăm và cấp ẩm cho da.

Nước tắm Dr.Papie được Bác Sĩ bệnh viện Nhi TW, bệnh viện phụ sản TW tin tưởng dùng là cách trị hăm tã nhanh nhất cho các em bé sơ sinh từ thuở lọt lòng. Sản phẩm được đánh giá là 1 trong những dòng nước tắm có tác dụng phòng và điều trị hăm tã an toàn – hiệu quả nhất:

  • Thành phần 100 % từ thảo dược trị hăm tự nhiên như: Trà Shan tuyết, cỏ mần trầu, trầu không, mướp đắng, sài đất… Đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn châu Âu.
  • Chiết xuất dược liệu ở nhiệt độ thấp, giữ lại nguyên vẹn các “kháng sinh thực vật” có tác dụng tiêu diệt, loại bỏ tác nhân gây hăm như vi khuẩn, vi rút, nấm men.
  • Ngoài ra, nước tắm Dr.Papie còn chứa tinh dầu tràm có tác dụng phòng cảm mạo vào mùa đông cho bé.

Cách sử dụng: 3 bước tắm đơn giản sử dụng Dr.Papie:

    • Bước 1: Pha theo tỉ lên 2,5ml Dr.Papie và 5 lít nước ấm 35 – 38°C.
    • Bước 2: Tắm, rửa, gội đầu và ngâm mình bé trong nước tắm. Chú ý vệ sinh kĩ vùng da trẻ bị hăm tã mùa đông
    • Bước 3: Không tráng lại bằng nước thường. Dùng khăn mềm, sạch để lau khô người bé.

2. Trị hăm tã mùa đông bằng lá trầu không

Nước tắm lá trầu không
Trầu không có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi bé bị hăm tã

6 cách trị hăm tã mùa đông hiệu quả, an toàn với da nhạy cảmTrầu không có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa và giúp nhanh lành vết thương. Vì vậy dân gian thường sử dụng lá trầu không nấu nước tắm cho trẻ để phòng và trị hăm tã nhanh nhất. Bên cạnh đó, trầu không có tính ấm nên ngoài tác dụng trị hăm, tắm lá trầu không còn giúp phòng ngừa cảm lạnh vào mùa đông.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 lá trầu (to bằng bàn tay) sạch, không bị sâu cắn, rách nát. Ngâm lá trầu không với nước muối loãng trong 5 – 7 phút, rồi rửa sạch lại bằng nước trắng, để ráo.
  • Bước 2: Vò lá trầu vào khoảng 1 lít nước, đun sôi trong 10 phút.
  • Bước 3: Để nguội đến 35 – 38°C thì chắt lấy nước, dùng để rửa cho bé vào vùng da bé bị hăm.
  • Bước 4: Dùng khăn mềm lau nhẹ, không cần tráng lại bằng nước thường.

Lưu ý: 

  • Thực hiện 1 lần/ngày, liên tục đến khi khỏi hăm.
  • Không rửa cho vết thương hở, da trầy xước, lở loét.

3. Cách trị hăm tã mùa đông bằng lá chè xanh

tắm cho trẻ bị hăm tã mùa đông bằng nước lá trà xanh
Trà shan tuyết chứa EGCG là các chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả

Nước tắm lá trà xanh là cách trị hăm tã nhanh nhất và rất dễ làm. Chè xanh có chứa 205 tanin với tác dụng làm sạch, sát khuẩn mạnh và thúc đẩy tái tạo da giúp vùng da bị thương do hăm tã nhanh lành. Ngoài ra, chè xanh còn chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng, nâng cao đề kháng và cơ chế tự bảo vệ của da đặc biệt vào mùa đông.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 100g (1 nắm) lá chè xanh tươi, không sâu bệnh. Ngâm nước muối loãng trong 5-7 phút. Rửa sạch và vò nhẹ.
  • Bước 2: Đun sôi lá với 1 lít nước trong 10 phút (có để cho thêm 1 nhúm muối ăn).
  • Bước 3: Chắt bỏ bã lá trà và dùng nước đó để tắm (để nước nguội còn 35 – 38°C), rửa vùng da hăm cho trẻ.
  • Bước 4: Thấm khô người cho bé bằng khăn sạch, không cần tráng lại bằng nước thường.

Lưu ý:

  • Nhiều trẻ có thể dị ứng với trà xanh, vì vậy mẹ nên thử dùng trên vùng da nhỏ cho bé trước khi rửa lên phần da bị hăm.
  • Trà xanh có thể gây xót, rát khi bé bị hăm nặng, da có vết loét. Vì vậy mẹ tránh sử dụng trong trường hợp này.

4. Cách trị hăm tã mùa đông bằng lá kinh giới

Lá kinh giới
Lá kinh giới có chứa các flavonoid, tinh dầu có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da, giúp hăm tã nhanh khỏi

Lá kinh giới có chứa các hoạt tính sinh học với tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm viêm nên được dùng để điều trị hăm cho trẻ bj hăm tã mùa đông. Ngoài ra, kinh giới còn có vị cay tính ấm giúp phòng ngừa cảm mạo vào mùa đông.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá kinh giới sạch tươi, không bị nát, sâu bệnh. Ngâm lá kinh giới với nước muối loãng trong 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch để ráo nước.
  • Bước 2: Thái nhỏ lá kinh giới, sau đó cho vào khoảng 1 lít nước, đun sôi 10 phút.
  • Bước 3: Để nguội khoảng 35 – 38°C, gạn lấy nước và rửa lên vùng da bị hăm cho trẻ.

Lưu ý:

  • Thực hiện 1 lần/ngày đến khi khỏi hăm.
  • Không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Không dùng rửa những vùng da trầy xước, lở loét.

5. Cách trị hăm tã mùa đông bằng dầu dừa

Dầu dừa
Dầu dừa vừa tác dụng sát khuẩn vừa giúp giữ ẩm dưỡng da của trẻ khi bị hăm

Dầu dừa chứa nhiều acid lauric, các acid béo có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, ngăn chặn nấm và vi khuẩn xâm nhập gây hăm tã. Đồng thời, các loại vitamin E, K,… trong dầu dừa cũng góp phần cân bằng độ ẩm, nuôi dưỡng, bảo vệ da, nâng cao sức đề kháng cho da khi bị hăm. Đồng thời cách trị hăm tã mùa đông bằng dầu dừa cũng được các bé rất hợp tác do tinh dầu dừa mùi thơm, dịu nhẹ với làn da.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng hăm tã của trẻ.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm thấp khô.
  • Bước 3: Thoa một lớp mỏng dầu dừa lên phần tổn thương, vừa thoa vừa mát xa nhẹ nhàng cho dầu thấm vào da.
  • Bước 4: Chờ 1 – 2 phút cho dầu thấm hoàn toàn rồi mặc tã mới.

Lưu ý: 

  • Thực hiện 2 lần/ngày.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi bôi dầu dừa cho bé.
  • Sử dụng dầu dừa có nguồn gốc rõ ràng, không chứa tạp chất hay chất hóa học.

6. Trị hăm tã nhanh nhất bằng tinh dầu tràm trà

tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà tác dụng giảm đau, sát khuẩn tại vị trí hăm. Mẹ nên dùng 2-3 lần/ngày khi trẻ bị hăm

Cách trị hăm tã mùa đông bằng tinh dầu Tràm trà đang được rất nhiều mẹ ưa dùng. Tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, giảm đau đồng thời làm dịu nhẹ vết thương hở. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm còn có tác dụng giữ ấm cho da vào mùa đông, phòng chống các bệnh do bé bị bị lạnh như cảm mạo, cảm gió.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh da cho bé sạch sẽ bằng các loại nước tắm thảo dược hoặc nước ấm.
  • Bước  2: Lau khô người bé bằng khăn mềm, sạch.
  • Bước 3: Xoa tinh dầu tràm lên vùng da bị hăm cho bé.

Lưu ý: 

  • Thực hiện 2 -3  lần/ngày đến khi bé khỏi hăm.
  • Sử dụng tinh dầu tràm nguyên chất (được chiết xuất 100% từ cây tràm, không bị pha nước hay chất hóa học), tránh tinh dầu handmade vì dễ chứa tạp chất.

Có thể bạn quan tâm:

7. Giải đáp thắc mắc người dùng khi trị hăm tã mùa đông cho trẻ

7.1. Chăm sóc trẻ bị hăm tã trong mùa đông như thế nào?

Lau mồ hôi ở vùng kín cho trẻ bị hăm tã mùa đông
Lau mồ hôi ở vùng kín, thay tã thường xuyên sẽ giúp trẻ sớm khỏi hăm tã mùa đông

Nguyên nhân chính bé bị hăm tã vào mùa đông là do mẹ thường xuyên mặc tã bỉm cho con cộng với việc vệ sinh, chăm sóc da bé không đúng cách. Mẹ nhớ bỏ túi 6 bí quyết dưới đây để chăm sóc trẻ bị hăm tã mùa đông khoa học, giúp trị hăm hiệu quả:

  • Tắm và mát xa da cho trẻ thường xuyên: Tắm rửa thường xuyên giúp loại bỏ chất bẩn, mồ hôi trên da, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi gây hăm da. Mùa đông, mẹ tắm cho bé 1 lần/ngày, nhiệt độ nước tắm thích hợp là 35 – 38°C.
  • Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻBổ sung dung dưỡng đầy đủ giúp trẻ khỏe mạnh, đề kháng tốt chống lại các tác nhân gây hăm. Mẹ cần cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trẻ trên 6 tháng, mẹ cần cho bé uống nhiều nước hoặc các loại nước hoa quả, sinh tố để bổ sung vitamin, khoáng chất, tránh khô da.
  • Chọn tã vừa vặn, thông thoáng: Tã bỉm thông thoáng giữ cho da vùng mặc tã khô ráo, không bị cọ xát gây kích ứng da. 3 tiêu chí chọn tã bỉm cho bé khi bị hăm:
    • Chọn tã theo cân nặng của bé.
    • Chọn tã thấm hút tốt và thoáng khí.
    • Ưu tiên chất liệu mềm mại, không kích ứng da.
  • Thay tã thường xuyên, hạn chế tối đa thời gian mang tã: Mẹ cần thay tã thường xuyên khoảng 4 tiếng/lần cho trẻ để giảm thời gian nước tiểu tiếp xúc với da. Đặc biệt mẹ nên thay tã ngay sau khi trẻ đại tiện. Ngoài ra, cần giảm thời gian đeo tã cho bé, chỉ mặc tã khi thật sự cần thiết.
  • Chỉ cần mặc quần áo đủ ấm: Mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé vào mùa đông, mặc đồ quá kín sẽ sinh ẩm ướt và hăm tã. Mẹ chỉ cần mặc đủ ấm cho con bằng cách sờ chân bé. Nếu chân con quá nóng, mẹ cần cởi bớt đồ cho bé.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp cân bằng độ ẩm cho da, giảm tình trạng khô da, da yếu dễ hăm tã. Mẹ bôi kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày cho bé, khi thay tã và sau khi tắm. Một số kem dưỡng ẩm an toàn với trẻ: Chicco, Johnson baby Cream, Bubchen, Aveeno Baby…

7.2. Những sai lầm khi trị hăm tã cho trẻ trong mùa đông

dùng phấn rôm cho trẻ
Lạm dụng phấn rôm khiến lỗ chân lông bị bít tắc làm tình trạng hăm tã mùa đông nặng hơn

Điều trị hăm tã mùa đông sai cách có thể khiến trình trạng hăm trầm trọng hơn. Vì vậy, mẹ cần tránh những việc làm dưới đây để trị hăm tã nhanh nhất cho bé mà vẫn đảm bảo tính khoa học:

  • Dùng sữa tắm không phù hợp: Các loại sữa tắm hóa học thường có chứa các chất tẩy rửa, chất tạo mùi thơm tổng hợp gây kích ứng và làm nặng hơn tình trạng hăm tã ở trẻ. Mẹ nên sử dụng nước tắm có nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện với bé vừa làm sạch da vừa nâng cao sức đề kháng cho da trẻ.
  • Sử dụng kem trị hăm cấp tốc: Các loại kem này có tác dụng giảm triệu chứng hăm ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thành phần kem có chứa corticoid dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với da trẻ như: teo da, bỏng da, kích ứng hoại tử da. Thậm chí, sử dụng lâu dài còn ảnh hưởng đến nội tiết, gây các bệnh loãng xương, còi xương và bệnh chuyển hóa khác.
  • Sử dụng phấn rôm để làm khô: Các hạt phấn rất nhỏ dễ bị đọng lại trên da và lỗ chân lông gây bít tắc dẫn đến viêm da, hăm tã nặng hơn. Bên cạnh đó, phấn rôm còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu chẳng may trẻ hít phải.

7.3. Hăm tã mùa đông có tự hết không?

Hăm tã mùa đông nếu phát hiện sớm, hăm tã nhẹ mẹ chỉ cần tạm ngưng dùng tã kết hợp chăm sóc, sử dụng nước tắm thảo dược, sau khoảng 3 – 5 ngày sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, hăm tã tiến triển nặng với biểu hiện là những vết phổng rộp, mụn nước, lở loét thì cần phải điều trị. Mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để có phương án chữa trị tốt nhất.

8. Kết luận

Hăm tã mùa đông thường lâu khỏi do tình trạng thời tiết khô hanh khiến bé cảm thấy khó chịu. Mẹ cần phải nắm bắt được cách trị hăm tã mùa đông để có thể giúp bé nhanh chóng khỏi hăm tả để có thể sinh hoạt bình thường trở lại.

Hăm tã không chỉ xảy ra ở mùa đông mà còn xảy ra cả ở mùa hè do thời tiết nóng ẩm. Mẹ tìm hiểu cách trị hăm tã mùa hè cho bé qua bài viết: Trẻ bị hăm tã mùa hè: Nguyên nhân, biến chứng, cách trị của chuyên gia Dr.Papie.

Nếu mẹ còn băn khoăn về cách trị hăm tã mùa đông hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook