Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng & cách phòng ngừa

Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp. Nếu mẹ không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh, mẹ tham khảo để áp dụng với con nhé!

1. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Trẻ bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh khá lành tính, thường không gây nguy hiểm gì cho trẻ

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là tình trạng da bị tổn thương, hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, bệnh khá lành tính, thường không gây nguy hiểm gì cho trẻ nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Triệu chứng điển hình của bệnh là trên da trẻ xuất hiện mẩn đỏ li ti, tập trung thành từng đám chủ yếu ở mặt, cổ, sau lan rộng sang tay chân và các bộ phận khác trên cơ thể. Da vùng bị viêm có biểu hiện khô, nứt nẻ và bong vảy, gây ngứa ngáy cho trẻ.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa chủ yếu do di truyền và do các yếu tố kích ứng bên ngoài tiếp xúc với da bé

Hiện nay, nguyên nhân gây viêm da cơ địa chưa được xác định rõ ràng. Mặc dù vậy, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể do cơ địa dị ứng hoặc do di truyền: Khoảng 60% bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa có con bị bệnh, tỉ lệ con bị viêm da cơ địa lên đến 80% nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh. (Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015)

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh:

  • Do ô nhiễm môi trường: Da trẻ sơ sinh còn rất mỏng, khi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân như bụi bẩn, khói bụi trong môi trường bị ô nhiễm, da dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa.
  • Do tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: Len, phấn hoa hay lông động vật (chó, mèo…) có thể gây dị ứng cho trẻ khi tiếp xúc. Tình trạng này kéo dài khiến da tổn thương nặng hơn, dẫn đến viêm da cơ địa.
  • Do thức ăn dễ gây dị ứng: Trẻ có thể dị ứng khi ăn thức ăn giàu protein như sữa bò, hải sản, các loại đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen…) với biểu hiện da bị phồng rộp, nổi mẩn đỏ. Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ cao trẻ sẽ bị viêm da cơ địa.

3. Triệu chứng viêm da cơ địa trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

Thông thường, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh diễn ra theo 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp và mãn tính. Mỗi giai đoạn, da trẻ lại có biểu hiện khác nhau.

3.1. Giai đoạn cấp tính

Viêm da cơ địa cấp tính ở trẻ sơ sinh
Da xuất hiện các đám, mảng hồng nhạt hoặc đỏ là dấu hiêu đầu tiên của viêm da cấp tính

Giai đoạn này, các triệu chứng xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh, với các biểu hiện:

  • Trên da xuất hiện các đám, mảng hồng nhạt hoặc đỏ, thường không thấy rõ ranh giới với vùng da quanh đó.
  • Sau đó, từ đám hồng (đỏ) đó nổi các mụn nước li ti, chứa dịch trong, gây ngứa rát.
  • 1-2 ngày sau, mụn nước vỡ ra hoặc khô lại thành vảy khiến da khô, bong tróc. Giai đoạn này, nếu không được chăm sóc da dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công, gây tổn thương nặng nề.

3.2. Giai đoạn bán cấp

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh dạng bán cấp
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh dạng bán cấp khiến da bé khô ráp kéo dài

Sau giai đoạn cấp tính, các triệu chứng của viêm da cơ địa bắt đầu giảm nhẹ:

  • Da khô, không còn tình trạng chảy nước, chảy mủ.
  • Da hơi đỏ so với vùng da xung quanh.

3.3. Giai đoạn mạn tính

Viêm da cơ địa mạn tính ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa mạn tính đặc trưng bởi vùng da tổn thương màu đỏ thẫm

Có thể nhận biết viêm da cơ địa ở giai đoạn mạn tính qua các triệu chứng:

  • Vùng da tổn thương chuyển từ đỏ hồng sang đỏ thẫm.
  • Da khô ráp, có thể nứt nẻ gây chảy máu.

Viêm da cơ địa mạn tính dai dẳng, khó điều trị và rất dễ tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

4. Hình ảnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh

Hình ảnh viêm da cơ địa ở tay

viêm da cơ địa ở tay trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở tay trẻ sơ sinh khiến bé khó cầm nắm đồ vật

Hình ảnh viêm da cơ địa chân

Hình ảnh viêm da cơ địa chân trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da cơ địa chân trẻ sơ sinh

Hình ảnh viêm da cơ địa ở mặt

Hình ảnh viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt nếu không điều trị sớm có thể để lại sẹo

Hình ảnh viêm da cơ địa ở cổ

Hình ảnh viêm da cơ địa ở cổ
Viêm da cơ địa ở cổ dễ xảy ra do cổ nhiều nếp gấp khiến mồ hôi đọng lại

Hình ảnh viêm da cơ địa cấp tính

Hình ảnh viêm da cơ địa cấp tính
Hình ảnh viêm da cơ địa cấp tính với những mụn nước nổi lên nhiều

Hình ảnh viêm da cơ địa mạn tính

Hình ảnh viêm da cơ địa mạn tính
Hình ảnh viêm da cơ địa mạn tính với làn da mẩn đỏ, khô ráp kéo dài

5. Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

5.1. Nhiễm trùng

Đây là biến chứng hay gặp nhất khi trẻ bị viêm da cơ địa. Bởi lẽ, da vùng bị viêm thường ngứa ngáy, khiến trẻ gãi nhiều làm trầy xước da. Các vết thương hở này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm da. Đặc biệt, nếu nhiễm phải tụ cầu vàng hay trực khuẩn mủ xanh, tình trạng tổn thương thường nặng nề, khó điều trị hơn do các vi khuẩn này đã kháng nhiều thuốc, gây khó khăn trong lựa chọn kháng sinh điều trị.

5.2. Mắc các bệnh liên quan tới dị ứng

Trẻ sau khi bị viêm da cơ địa thường bị giảm đề kháng, dễ mắc phải các bệnh liên quan tới dị ứng. Các bệnh hay gặp nhất là hen, viêm mũi dị ứng…  gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.

5.3. Ảnh hướng tới làn da của bé sơ sinh bị viêm da cơ địa

Cấu tạo làn da trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, nếu điều trị kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ để lại sẹo cao. Đặc biệt, nếu viêm da cơ địa ở mặt để lại sẹo sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng xấu đến trẻ.

6. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Thời gian phục hồi da sau khi bị viêm da cơ địa phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cơ địa của trẻ. Thông thường, nếu được chăm sóc cẩn thận, trẻ sẽ khỏi sau 2-4 tuần. Ngoài ra, khi viêm da có nhiễm trùng, thời gian điều trị có thể dài hơn, tổn thương càng nặng thời gian càng kéo dài.

7. Cách điều trị bệnh chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm. Do đó, mẹ cần lựa chọn cách điều trị phù hợp, tránh da bị tổn thương nặng hơn. Chuyên gia Dr.Papie chỉ cho mẹ 4 cách điều trị chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất:

7.1. Tắm cho trẻ bằng lá nước tắm thảo dược

Tắm cho trẻ bị viêm da cơ địa bằng lá nước tắm thảo dược
Tắm cho trẻ bị viêm da cơ địa bằng lá nước tắm thảo dược giảm chứng khô ráp do viêm da cơ địa gây ra

Lá tắm thảo dược cung cấp nhiều dưỡng chất để phục hồi da, đồng thời dưỡng ẩm tốt, có tác dụng làm giảm triệu chứng khô nứt da khi trẻ bị viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, các thảo dược còn chứa kháng sinh thực vật, kháng khuẩn tốt, hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Một số thảo dược được dùng để tắm trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Lá sài đất, lá trà xanh, trà shan tuyết, lá tía tô, kinh giới…

7.2. Sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie để trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Nước tắm thảo dược Dr.Papie tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, làm sạch da dịu nhẹ, phù hợp với trẻ bị viêm da

Để điều trị viêm da cơ địa bằng thảo dược đạt hiệu quả tốt nhất, chuyên gia khuyên mẹ sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Pape. Sản phẩm nước tắm có chứa các thành phần thảo dược có khả năng điều trị bệnh, an toàn với da trẻ sơ sinh như sài đất, cỏ mần trầu, trà Shan tuyết, kinh giới, tía tô….

Ưu điểm khi sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie:

  • Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, làm sạch da dịu nhẹ, phù hợp với trẻ bị viêm da. Là sản phẩm được chuyên gia Nhi Khoa khuyên dùng cho trẻ bị viêm da.
  • Tiết kiệm thời gian chuẩn bị, tiện lợi khi sử dụng.
  • Giá cả hợp lý: 140.000 đồng/ chai 230ml.

7.3. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Để trị các triệu chứng bong tróc, nứt nẻ da khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ. Kem cấp ẩm, giữ cho da mềm mịn, mau chóng hồi phục.

Mẹ tham khảo các loại kem dưỡng ẩm an toàn cho trẻ sơ sinh như Eucerin, Cetaphil, Dexeryl Crème…

7.4. Sử dụng thuốc cho bé sơ sinh bị viêm da cơ địa

Sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa Hydrocortison bôi ngoài da cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa tiến triển với những tổn thương nặng nề như chảy nước, chảy mủ, xuất hiện các mụn mủ đục, sưng đỏ…, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc điều trị cho trẻ.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc:

  • Thuốc chứa kẽm Oxyd: Kẽm Oxyd 10%, Kidz Kream, Hồ nước…: Tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm do viêm da cơ địa.
  • Thuốc chống dị ứng: Clorpheniramin, Loratadin…: Ức chế phản ứng dị ứng, giúp làm dịu da, giảm ngứa.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm corticoid: Chỉ sử dụng Hydrocortison bôi ngoài da cho trẻ sơ sinh để giảm tác dụng không mong muốn toàn thân như teo cơ, rối loạn chuyển hóa, chậm phát triển…

Xem chi tiết: 9+ cách trị viêm da cơ địa cho bé dứt điểm chỉ sau 10 ngày

8. Cách phòng viêm da cơ địa tái phát ở trẻ sơ sinh

phòng viêm da cơ địa tái phát ở trẻ sơ sinh
Phòng tránh bụi bẩn tiếp xúc với da trẻ bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể điều trị khỏi nhưng khả năng tái phát khá cao. Do đó, ngoài biết chăm sóc và điều trị da trẻ đúng cách, mẹ cần nằm lòng các cách phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát ở trẻ sơ sinh dưới đây:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng:
    • Tránh ăn thức ăn gây dị ứng: Thịt bò, phomai, hải sản, sữa bò, các loại hạt…
    • Hạn chế cho trẻ chơi với chó mèo, tránh kích ứng da do tiếp xúc với lông chó mèo.
    • Che kín người bé khi ra ngoài, tránh bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bám lên da trẻ gây kích ứng da.
    • Cho trẻ chơi trong chỗ mát, tránh để trẻ ra mồ hôi – một trong những nguyên nhân có thể gây kích ứng da.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Để tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách cho bé uống nước trái cây, bổ sung nhiều nước…
  • Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược hàng ngày: Giúp làm sạch da, ngăn vi khuẩn tấn công da gây bệnh, đồng thời tăng sức đề kháng của da, giảm tỉ lệ viêm da cơ địa tái phát. Đặc biệt, chuyên gia khuyên mẹ sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie vừa có tác dụng làm sạch, vừa hỗ trợ điều trị viêm da hiệu quả

Như vậy, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khá lành tính, sẽ không gây nguy hiểm gì cho trẻ nếu mẹ phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ cũng cần biết cách phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh tái phát, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.

Nếu còn thắc mắc về viêm da cơ địa trẻ sơ sinh, hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook