5 nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người và cách điều trị tại nhà

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người thường đi kèm với các biểu hiện: ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào để bé mau khỏi? Mẹ hãy cùng chuyên gia Dr.Papie tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

5 nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người

trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người chủ yếu là do tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện. Khi trẻ tăng tiết mồ hôi, mồ hôi không thoát ra được gây bít tắc tạo thành rôm sảy, mụn nhọt. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người:

1. Trẻ bị rôm sảy khắp người do thời tiết nóng nực, oi bức

Thời tiết nóng bức dễ làm tăng thân nhiệt của trẻ. Vì vậy, cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt làm bít bí lỗ chân lông hình thành mụn nhọt, rôm sảy.

Ngoài ra, vì sợ trẻ cảm lạnh, cha mẹ có thói quen sử dụng phòng kín gió làm cho không khí không thông thoáng, bé nóng nên đổ nhiều mồ hôi cũng gây rôm sảy.

2.  Do bé thường xuyên được quấn chặt

Quấn tã, quần áo quá chặt khiến bé bị nóng bực, ra nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành rôm sảy, mụn nhọt.

3. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người do nằm nhiều

mặc quần áo quá dày khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng
Nằm nhiều và mặc quần áo quá chặt, khiến trẻ cảm thấy nóng và ra nhiều mồ hôi dẫn tới rôm sảy

Trẻ sơ sinh chưa biết bò, biết đi nên bé thường nằm nhiều. Nằm cả ngày làm người bé tiếp xúc nhiều với gối, đệm gây bí bách. Vì vậy, trẻ đổ mồ hôi nhiều và hình thành rôm sảy khắp người.

4. Bé bị rôm sảy khắp người do nóng trong

Ở trẻ, chức năng gan chưa hoàn thiện nên dễ bị nóng trong người, khả năng thanh lọc và thải độc của gan còn thấp. Do đó, nhiệt nóng và các độc tố được bài tiết qua tuyến mồ hôi gây nên tình trạng mụn nhọt, mề đay, rôm sảy.

5. Do trẻ bị rôm sảy ở các bộ khác, “lan” ra khắp người

Trẻ thường bị rôm sảy ở những vị trí tuyến mồ hôi hoạt động mạnh như: đầu, lưng, cổ,… Nếu mẹ không để ý điều trị, lỗ chân lông ở những vùng này đã bị tắc lại nhưng cơ thể vẫn cần tiết mồ hôi để thải độc làm bít tắc thêm tuyến mồ hôi ở những vùng da khác. Như vậy, rôm sảy đã “lan” ra khắp người.

Khi trẻ bị rôm sảy khắp người, thường cần nhiều thời gian điều trị hơn để bệnh hỏi hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm: 5 nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng và cách điều trị đơn giản tại nhà

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người

Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Các vết rôm sảy xuất hiện khắp cơ thể, tập trung dày đặc hơn ở những vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, dễ bám bụi bẩn như: lưng, cổ, mặt, đầu,…

Mẹ có thể dễ dàng phát hiện em bé bị rôm sảy bằng những biểu hiện:

  • Vị trí xuất hiện: Xuất hiện khắp cơ thể, tập trung dày đặc hơn ở những vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh và dễ bám bụi bẩn như: lưng, cổ, mặt, đầu,
  • Biểu hiện trên da: 
    • Bắt đầu với những mụn li ti màu trắng, dần chuyển sang đỏ và lan rộng thành các mảng đỏ sần lên trên da.
    • Các mụn nước có thể vỡ ra tạo thành lớp màng khô trên da.
    • Da vùng rôm sảy thường khô hơn.
    • Trẻ bị rôm nặng có thể kèm theo mụn mủ, lở loét do nhiễm trùng da.
  • Biểu hiện khác:
    • Bé thấy ngứa nên thường dùng tay gãi vùng da bị rôm.
    • Trẻ quấy khóc nhiều, bứt rứt, khó chịu, ngủ không ngon.

Xem chi tiết: Chuỗi hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, vị trí khiến mẹ rùng mình

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy cả người có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người dẫn tới mụn sưng, mụn đục
Tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể tiến triển nặng kèm theo các biểu hiện: mụn sưng, mủ đục, mụn mủ

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

  • Bệnh KHÔNG nguy hiểm nếu da bé chưa xuất hiện mụn mủ hay lở loét. Mẹ chỉ cần chăm sóc và chữa trị đúng cách, rôm sẽ lặn đi và không để lại sẹo hay biến chứng nào khác. Thông thường, da bé sẽ khỏi hẳn sau khoảng 10 – 15 ngày.
  • Bệnh nguy hiểm nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng kèm theo các biểu hiện: mụn sưng, mủ đục, bé sốt, tim đập nhanh,… Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ có nguy hiểm không: 5 nguyên nhân và 5 cách trị dứt điểm

4 cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người

Nguyên tắc điều trị rôm sảy là tập trung làm mát cơ thể (làm mát bên trong và bên ngoài), giảm tiết mồ hôi và làm sạch da. Việc này giúp giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, làm vùng rôm sảy tự lặn đi, trả lại làn da mịn màng cho trẻ.

Dưới đây là 4 phương pháp chữa rôm sảy khắp người tại nhà được chuyên gia khuyên dùng.

1. Cho trẻ uống các loại nước uống có tính mát

Các loại nước uống có tính mát cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người
Sinh tố rau má, nước cam, chè đậu đen, sữa ngô, sinh tố dâu tây… là các loại nước có tính mát mà mẹ nên sử dụng cho con

Uống nước mát giúp thải độc, điều hòa thân nhiệt, làm giảm tình trạng nóng trong người. Nhờ vậy da bé sẽ giảm tiết mồ hôi, giảm hình thành rôm sảy.

Các loại nước mát nên sử dụng cho trẻ: Sinh tố rau má, nước cam, chè đậu đen, sữa ngô, sinh tố dâu tây…

2. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi

Thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn và bé sẽ toát nhiều mồ hôi khi thời tiết nóng nực. Vì vậy, mẹ cần cho bé mặc quần áo thoáng mát, dễ vận động và thấm hút mồ hôi tốt để giảm tình trạng bí bách trên da.

3 tiêu chí khi mặc đồ cho trẻ:

  • Chọn quần áo vừa với số đo cơ thể bé, tránh đồ bó hoặc đồ chật.
  • Ưu tiên đồ làm từ vải cotton, vải lụa mát, vải sợ tre.
  • Nếu thời tiết lạnh, nên mặc nhiều lớp áo để dễ cởi bỏ khi bé nóng.

3. Cho trẻ ở trong phòng thoáng mát, sử dụng quạt, điều hòa

sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người
Cho trẻ ở trong phòng thoáng mát, sử dụng quạt, điều hòa giúp da trẻ khô thoáng hạn chế trẻ da mồ hôi.

Cách đơn giản nhất để giảm rôm sảy cho trẻ là đảm bảo môi trường sống thông thoáng, mát mẻ. Da bé thông thoáng, ít đổ mồ hôi sẽ khỏi rôm sảy nhanh hơn. Mẹ nên để trẻ ở trong phòng có điều hòa hoặc quạt không khí.

Lưu ý khi dùng quạt, điều hòa:

  • Quạt trần giúp không khí thoáng mát hơn quạt cây, trẻ cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hạn chế sử dụng quạt hơi nước. Độ ẩm cao tạo điệu kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi gây rôm nặng hơn.
  • Cần lau sạch mồ hôi cho trẻ trước khi bật điều hòa và giảm từ từ nhiệt độ để bé không bị sốc nhiệt.
  • Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ là 27 – 28 độ C.

4. Tắm rửa toàn thân, thường xuyên cho trẻ

Tắm rửa toàn thân cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người
Tắm rửa toàn thân, thường xuyên cho trẻ hạn chế sự tích tụ mồ hôi, loại bỏ vi khuẩn trên da cũng như giúp bé cảm giác thoải mái hơn.

Giữ cho da sạch sẽ là một tiêu chí quan trọng trong điều trị rôm sảy cho trẻ. Tắm rửa thường xuyên giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện tình trạng mụn nhọt, rôm sảy. Mẹ nên tắm cho bé 1 lần 1 ngày và thường xuyên lau người khi bé đổ nhiều mồ hôi.

Để tăng hiệu quả điều trị, mẹ có thể sử dụng các loại nước tắm thảo dược để tắm cho bé. Các thảo dược này vừa có khả năng làm mát, vừa có tính kháng khuẩn và tăng đề kháng cho da.

2 loại nước tắm thảo dược thường được dùng để tắm cho trẻ bị rôm sảy:

  • Nước lá tự đun: Biện pháp sử dụng nước lá thảo dược tự đun tại nhà tắm cho bé cũng được nhiều mẹ áp dụng và có hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần chọn lá có nguồn gốc rõ sàng, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật để an toàn cho da bé. Một số thảo dược trị rôm mẹ có thể tham khảo: Cỏ mần trầu, trà xanh Shan tuyết, mướp đắng, lá khế, sài đất, kinh giới… ( xem chi tiết công dụng và cách sử dụng các loại lá tắm tại đây)
  • Nước tắm thảo dược chuyên dụng: Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị và chọn lá cũng như đảm bảo an toàn với trẻ, mẹ nên sử dụng nước tắm, sữa tắm thảo dược có công dụng trị rôm sảy. Nước tắm thảo dược Dr.Papie là dòng nước tắm được các chuyên gia và bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng để trị rôm cho trẻ.
Nước tắm thảo dược Dr.Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie thành phần từ thảo dược được các bác sĩ tin tưởng về tác dụng trị rôm cũng như độ an toàn với làn da của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, mẹ cần phát hiện sớm và chăm sóc khoa học để bệnh không tiến triển nặng và trở nên khó điều trị.

Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng bệnh của trẻ, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được Chuyên gia Dr.Papie giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook