Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Bệnh có biểu hiện gần giống với sốt phát ban thông thường nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Điều này dẫn đến những sai lầm đáng tiếng trong quá trình chăm sóc.

Bài viết sau đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ cung cấp thông tin chính xác nhất về bệnh như: Dấu hiệu nhận biết, giai đoạn bệnh, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát… Mẹ theo dõi để phát hiện và điều trị đúng cách cho bé.

1. Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em là gì?

Sốt phát ban dạng sởi
Sốt phát ban dạng sởi cho virus sởi gây đặc trưng là các vết ban gây tổn thương sâu và để lại sẹo trên da

Sốt phát ban dạng sởi là bệnh do virus sởi gây ra với đặc trưng là tình trạng sốt cao kèm theo các vết phát ban đỏ trên da. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải các giọt chứa virus sởi khi người bệnh ho, hắt hơi… hoặc do trẻ tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus sởi. Cũng vì vậy mà sốt phát ban dạng sởi lây lan rất nhanh trong cộng đồng.

Tuy nhiên, các triệu chứng của sởi rất dễ bị nhận biết nhầm sang các bệnh nhẹ như sốt phát ban, rôm sảy… Vì vậy, mẹ cần quan sát kỹ các triệu chứng của bệnh để tránh điều trị sai cách gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.

2. Triệu chứng sốt phát ban sởi ở trẻ em

Triệu chứng của sốt phát ban dạng sởi
Triệu chứng của sốt phát ban dạng sởi rất giống sốt phát ban thông thường khiến mẹ nhầm lẫn

Sốt phát ban sởi ở trẻ em bắt đầu là việc xuất hiện các triệu chứng thường gặp sau đây:

  • Sốt cao: Sốt từ 38.5 độ đến 39.5 độ C.
  • Mắt đỏ: Trẻ bị sưng nề mi mắt, mắt nhiều gỉ do nhiễm khuẩn khiến các mạch máu nổi lên.
  • Phát ban ngoài da:  
    • Các ban có thể là dạng phẳng hoặc nổi thành nốt sần nhỏ có màu đỏ trên da trẻ.
    • Phát ban xuất hiện đầu tiên ở tai trẻ sau đó sẽ lan rộng ra khắp cơ thể và kéo dài từ 4 đến 7 ngày.
  • Triệu chứng khác (ít gặp): Sổ mũi, quấy khóc kéo dài, đau họng, mệt mỏi.

Các triệu chứng của bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em rất giống nhau khiến mẹ dễ nhầm lẫn. Sau đây là bảng so sánh triệu chứng của sốt phát ban do virus sởi với sốt phát ban thông thường để mẹ có thể phân biệt dễ dàng hơn:.

Mẹ hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh sốt phát ban: Sốt phát ban ở trẻ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

So sánh sốt phát ban dạng sởi với sốt phát ban thông thường
Sốt phát ban dạng sởi đặc trưng là các vết ban sẩn, đỏ nổi từ hai tai rồi lan xuống bụng đến kín toàn thân

3. Các giai đoạn sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ xảy ra theo 4 giai đoạn cụ thể sau:

Giai đoạn 1 – Ủ bệnh (từ 10 – 14 ngày từ khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm)

Giai đoạn này trẻ hầu như không có triệu chứng rõ ràng để xác định bệnh.

Giai đoạn 2 – Khởi phát (Kéo dài từ 2 – 4 ngày)

  • Trẻ đột ngột bị sốt: Có thể sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C) hoặc sốt cao (trên 38.5 độ C).
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng khác: Sổ mũi, ho, chảy nước mắt, viêm sưng ở mí mắt, có thể có viêm thanh quản.
  • Có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ 0,5-1 mm màu trắng có quầng ban đỏ ở trên niêm mạc miệng.

Giai đoạn 3 – Toàn phát (Kéo dài từ 2 – 5 ngày)

Trẻ sốt phát ban dạng sởi toàn thân
Các vết ban đỏ bắt đầu mọc ở tai và lan dần khắp cơ thể trẻ sau 3 – 4 ngày trẻ bị sốt phát ban dạng sởi
  • Phát ban xuất hiện sau lần đầu tiên trẻ sốt 3 – 4 ngày. Đặc điểm ban là:
    • Bắt đầu ban sẽ xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân
    • Ban hồng dát, nổi sẩn trên da.
    • Khi căng da thì ban biến mất.
  • Ban mọc ở đường tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa; ban mọc ở phổi khiến trẻ bị ho, viêm phế quản.
  • Khi ban mọc khắp cơ thể trẻ thì tình trạng sốt ở trẻ sẽ giảm.

Giai đoạn 4 – Hồi phục

Ban đỏ nhạt dần chuyển dần sang màu xám và đóng vảy. Các triệu chứng như sốt, phát ban, tiêu chảy sẽ tự hết dần trong 2 – 3 ngày tuy nhiên tình trạng ho có thể kéo dài 1 – 2 tuần sau khi ban lặn hết.

Tùy vào từng giai đoạn mà cách chăm sóc trẻ cũng khác nhau. Mẹ cần trang bị kiến thức về từng giai đoạn của sốt phát ban dạng sởi để chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ mau khỏi bệnh.

4. Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Biến chứng của sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em
Sốt phát ban dạng sởi gây ra các biến chứng trên tim não, hô hấp và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

Bệnh thường không gây nguy hiểm và trẻ sẽ khỏi hoàn toàn bệnh sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc kịp thời và đúng cách thì virus sởi có thể xâm nhập vào các cơ quan khác gây ra hậu quả khó lường:

  • Viêm màng não
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm phế quản.
  • Viêm phế quản phổi
  • Viêm tủy.

Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt phát ban dạng sởi mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị đúng cách.

5. Cách điều trị trẻ bị sốt phát ban sởi

Không giống như sốt phát ban thông thường, sốt phát ban dạng sởi cần sự điều trị nghiêm ngặt để tránh các biến chứng có thể xảy ra do sốt. Dưới đây là cách điều trị sốt phát ban dạng sởi ở trẻ, mẹ cần tham khảo để chăm sóc đúng cách cho bé.

5.1. Sử dụng dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt nhanh cho trẻ, hạn chế các biến chứng do sốt cao: Co giật, sốc, trụy tuần hoàn… Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt an toàn nhất với trẻ. Trong đó:

  • Paracetamol: Dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Ibuprofen: Chỉ dùng được cho trẻ trên 3 tháng tuổi

Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 4h. Trong thời gian này nếu bé có sốt cao, mẹ nên chườm ấm hoặc chườm khăn hạ sốt chuyên dụng cho bé để hạ sốt an toàn. Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt vì có thể gây ảnh hưởng lớn đến gan, hệ tiêu hóa của trẻ.

Hiên nay trên thị trường có rất nhiều hãng bán ra các sản phẩm thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt phát ban khiến mẹ không biết chọn mua loại nào. Vậy thì mẹ hãy tham khảo danh sách 11+ thuốc điều trị sốt phát ban ở trẻ em an toàn cho từng giai đoạn của trẻ.

5.2. Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị sốt phát ban dạng sởi

4 cách bù nước cho trẻ bị sốt phát ban dạng sởi
Khi bé sốt bù nước cho trẻ là rất quan trọng tránh để trẻ bị mất nước gây ra biến chứng trên tim, hệ hô hấp

Ngoài hạ sốt cho trẻ thì cách chăm sóc cho trẻ bị phát ban dạng sởi cũng rất quan trọng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Mẹ nên:

  • Bù nước cho trẻ: Khi bé sốt, lỗ chân lông giãn nở khiến hơi nước thoát nhanh hơn. Ngoài ra khi sốt bé còn có thể bị tiêu chảy, nôn dẫn đến mất nước. Vì vậy, cần bù nước cho trẻ để tránh các biến chứng nguy hiểm do mất nước như co giật, truỵ tuần hoàn… Mẹ có thể sử dụng: Oresol, nước cơm, nước ép hoa quả… để cho bé uống.
  • Bổ sung dinh dưỡng qua bữa ăn cho trẻ: Nên chọn thức ăn lỏng như cháo, súp…để cho trẻ ăn uống dễ hơn.
  • Chườm hạ sốt cho trẻ: Có thể sử dụng chườm ấm và chườm mát để lau chườm toàn thân cho trẻ.
  • Tắm đúng cách cho bé: Khi bé bị sốt phát ban dạng sởi, cơ thể có thể có những vết ban bị vỡ dẫn đến lở loét… Lúc này, mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược để tắm cho bé để vừa an toàn với làn da nhạy cảm của bé, vừa có công dụng hỗ trợ hạ sốt hiệu quả. Tìm hiểu thêm qua bài viết: Bé sốt phát ban có tắm được không?

Trong quá trình trẻ bị sốt phát ban dạng sởi, mẹ nên cho trẻ đi khám ở bệnh viện để kịp thời phát hiện các biến chứng trên đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm não…

6. Cách phòng ngừa sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em

Tiêm vacxin phòng sởi cho trẻ
Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi mẹ nên tiêm vắc xin sởi càng sớm càng tốt để cho bé tạo hệ miễn dịch trước bệnh sởi

Bé bị sốt phát ban dạng sởi có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, thời gian ủ bệnh lâu, diễn biến bệnh nhanh và có khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Tiêm phòng sởi là biện pháp hiệu quả nhất: Trẻ sẽ được tiêm mũi phòng sởi khi đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 18 tháng tuổi.

Lưu ý: Nếu bé chưa tiêm phòng sởi, mẹ nên hạn chế cho trẻ đến nơi có dịch sởi hay tiếp xúc với người có nguy cơ cao mắc sởi.

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ là tình trạng bệnh lý nghiêm trong nhất trong các loại sốt phát ban ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại biến chứng nào nguy hiểm.

Nếu còn băn khoăn về sốt phát ban dạng sởi ở trẻ hoặc cần tư vấn thêm về tình trạng bệnh của con, mẹ có thể liên hệ chuyên gia Dr.Papie qua hotline 0911225336 hoặc để lại bình luận ở dưới để được Chuyên gia Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook