Lá Tắm Chữa Vàng Da Sinh Lý Cho Trẻ Sơ Sinh Loại Nào An Toàn?

Lá tắm chữa vàng da sinh lý cho trẻ sơ sinh loại nào an toàn?
Lá tắm chữa vàng da sinh lý cho trẻ sơ sinh loại nào an toàn?

Tắm lá cho trẻ sơ sinh là kinh nghiệm dân gian có thể hỗ trợ chữa trị cho trẻ bị vàng da sinh lý mức độ nhẹ, nhưng phương pháp này không được các chuyên gia Nhi khoa khuyến khích. Hãy cùng dr.Papie tìm hiểu ngay sau đây.

Có nên tắm lá cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý thường gặp do gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, không thể xử lý bilirubin hiệu quả, khiến nồng độ bilirubin trong máu cao. Vàng da sơ sinh có nhiều mức độ khác nhau từ vàng da sinh lý mức độ nhẹ nhưng cũng có thể tiến triển nặng thành vàng da bệnh lý.

Đây là một tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường tự hết sau vài tuần.

Có nên tắm lá cho trẻ sơ sinh bị vàng da hay không
Có nên tắm lá cho trẻ sơ sinh bị vàng da hay không

Tắm lá cho trẻ vàng da là một trong những kinh nghiệm dân gian xưa, và thường dùng các loại thảo mộc có tính chất mát gan, giải độc cho trẻ. Đối với trẻ vàng da sinh lý mức độ nhẹ, tắm một số loại lá có thể giúp thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ quá trình đào thải bilirubin, góp phần làm giảm triệu chứng vàng da.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của việc tắm lá trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này cũng không được các bác sĩ khuyến khích vì vậy việc tắm lá cho trẻ sơ sinh vàng da phải cực kì cân nhắc và thận trọng.

Trẻ sơ sinh vàng da tắm lá gì

Không phải loại lá nào cũng có thể tắm cho trẻ sơ sinh bị vàng da. Để tắm lá cho trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo:

1. Lá khế:

Tắm lá khế là kinh nghiệm dân gian khá quen thuộc để điều trị các chứng ngứa ngáy, mề đay, rôm sảy ở trẻ nhỏ. Theo y học cổ truyền cho rằng lá của cây khế có tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa. Lá khế cũng giàu sắt, kẽm, magie, vitamin C, chất chống oxy hóa… nên khi tắm cho trẻ có thể cải thiện tình trạng vàng da.

Tắm lá khế trị vàng da cho trẻ sơ sinh
Tắm lá khế trị vàng da cho trẻ sơ sinh

Cách thực hiện như sau:

  • Giã nát một nắm lá khế và vắt lấy nước cốt.
  • Hòa nước cốt lá khế vào nước ấm rồi tắm cho bé.
  • Tắm lại cho bé bằng nước sạch để loại bỏ mùi lá khế.

2. Cỏ mần trầu:

Theo y học cổ truyền, cỏ mần trầu là một loại thảo dược có tính mát, có tác dụng ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan, thường được sử dụng để giải độc gan và làm mát cơ thể. Nhiều người tin rằng tắm cỏ mần trầu có thể hỗ trợ điều trị vàng da và làm mát gan cho trẻ sơ sinh.

Tắm cỏ mần trầu trị vàng da cho trẻ sơ sinh
Tắm cỏ mần trầu trị vàng da cho trẻ sơ sinh

Cách thực hiện như sau:

  • Cỏ mần trầu bỏ rễ rửa sạch, sau đó đun sôi trong khoảng 10-15 phút.
  • Lọc bỏ phần bã, lấy nước
  • Pha loãng nước cỏ mần trầu sau đó rồi tắm cho bé. Một tuần tắm từ 2-3 lần, không tắm quá nhiều tránh khô da của bé.

3. Mướp đắng:

Theo y học cổ truyền mướp đắng có tính hàn, lành tính có tác dụng thanh nhiệt, mát gan nên thường được dùng trong một số bài thuốc giải độc gan, trị rôm sảy mụn nhọt,… Tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp phòng ngừa rôm sảy mà còn giúp cải thiện hoạt động của hệ bạch huyết dưới da hỗ trợ khả năng thải độc gan, từ đó làm giảm tình trạng vàng da.

Tắm mướp đắng trị vàng da cho trẻ sơ sinh
Tắm mướp đắng trị vàng da cho trẻ sơ sinh

Cách thực hiện như sau:

  • Mướp đắng rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng.
  • Cho mướp đắng đun sôi với nước trong khoảng 5-10 phút.
  • Pha loãng nước mướp đắng đã đun sôi với nước ấm để có đủ lượng nước tắm cho bé. Một tuần tắm từ 2-3 lần để hiệu quả tốt nhất

Lời khuyên cho phụ huynh có trẻ sơ sinh bị vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh. Để chăm sóc và hỗ trợ điều trị vàng da cho bé, phụ huynh cần lưu ý:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên giúp tăng cường nhu động ruột và thải bilirubin qua phân.
  • Cho trẻ phơi nắng buổi sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc chiều muộn (sau 16 giờ) trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày, để giảm lượng bilirubin trong máu
  • Theo dõi tình trạng vàng da của bé. Nếu vàng da không giảm sau 2 tuần hoặc trở nên nghiêm trọng, cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị.

Hi vọng với bài viết trên đây của Dr.Papie đã giúp mẹ biết nên tắm lá gì cho trẻ sơ sinh bị vàng da. Dr.Papie cũng khuyến cáo cha mẹ hãy tham khảo lời khuyên của các chuyên gia Nhi khoa thật kỹ lưỡng trước khi áp dụng cho con. Chúc cha mẹ nuôi con an toàn!

10+ loại lá tắm cho trẻ sơ sinh mát da phòng rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook