Chàm sữa khô có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chăm sóc

Chàm sữa khô là tình trạng da vùng chàm sữa khô nứt, có thể bong tróc các lớp vảy chàm sữa gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Vậy chàm sữa khô có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chăm sóc bé ra sao để bé khỏi nhanh, tránh biến chứng? Mẹ cùng tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!

1. Tại sao bé lại bị chàm sữa khô?

bé bị chàm sữa khô
Chàm sữa khô khiến lớp da chết lần lượt bong ra thành vảy khô, khiến da trở nên khô nứt, bong tróc.

Khô da là tình trạng thường gặp khi bị chàm sữa. Nguyên nhân là do quá trình làm lành da, ăn da non sau khi các mụn nước bị vỡ ra. Các lớp da chết lần lượt bong ra thành vảy khô, khiến da trở nên khô nứt, bong tróc.

2. Mức độ nguy hiểm của chàm sữa khô

trẻ bị chàm sữa khô ở mặt
Vùng da chàm sữa khô thường gây ngứa ngáy dẫn đến tổn thương lớp da non, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng

Tình trạng chàm sữa khô khá nguy hiểm. Trong giai đoạn này, vùng da chàm sữa thường gây ngứa ngáy, khiến trẻ hay gãi làm tổn thương lớp da non, dẫn đến nguy cơ khiến trẻ bị chàm sữa bội nhiễm. Khi đó, da trẻ thường sưng, đau, nóng rát. Trường hợp nặng hơn, trẻ có thể sốt.

Ngoài ra, chàm sữa khô là giai đoạn quyết định quá trình phục hồi da của trẻ. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, chàm sữa khô dễ hình thành sẹo, gây mất thẩm mỹ.

3. Chàm sữa khô kéo dài bao lâu?

Bé sơ sinh bị chàm sữa khô
Bé sơ sinh bị chàm sữa khô sẽ khỏi sau 2-4 ngày được chăm sóc đúng cách

Nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng chàm sữa khô thường kéo dài từ 2-4 ngày. Sau đó, vảy khô bong ra, da bé hoàn toàn phục hồi mà không để lại biến chứng gì. 

Thời gian làm lành da có thể kéo dài hay rút ngắn còn phụ thuộc vào cơ địa da và sức đề kháng của trẻ. Với trẻ có sức đề kháng tốt, trẻ khỏi chàm sữa khô chỉ sau 1-2 ngày. Trái lại, trẻ đã từng mắc các bệnh lý da như chàm sữa, viêm da cơ địa, rôm sảy thường điều trị lâu hơn, khoảng 4-5 ngày.

4. 4 Cách xử trí khi bé bị chàm sữa khô để bé mau khỏi

Khi phát hiện da chàm sữa bị khô, mẹ cần can thiệp ngay:

4.1. Tuyệt đối không cho trẻ gãi, cạy vảy khô

không cho trẻ gãi, cạy vảy khô
Mẹ cần lưu ý không cho trẻ gãi, cạy vảy khô để quá trình hồi phục tại vùng da bị chàm nhanh hơn

Hình thành lớp tế bào mới (hay còn gọi là ăn da non) là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình làm lành da tự nhiên, làm bong lớp vảy khô (là các tế bào chết). Nếu vô tình trẻ gãi hay cạy lớp vảy này, vết chàm sữa phải tiếp tục hình thành lớp tế bào khác thay thế, khiến chàm sữa lâu lành. Da non cũng rất mỏng manh, nếu trẻ gãi mạnh có thể làm trầy xước ra, chàm sữa lở loét, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.

Do đó, mẹ cần để ý không cho trẻ gãi hay cạy vảy khô bằng cách cắt móng tay và vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên. Với trẻ sơ sinh, tốt nhất nên để trẻ đeo bao tay.

4.2. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho bé

Để cải thiện da khô nhanh nhất, mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé. Loại kem này có tác dụng cấp ẩm cho da, giữ cho da không bị mất nước, làm giảm tình trạng khô da, kích ứng da vùng chàm sữa. Một số loại kem dưỡng ẩm an toàn với trẻ: Eucerin, Aveeno Baby, Cetaphil…

4.3. Sử dụng kem trị sẹo cho bé bị chàm sữa khô

Sử dụng kem trị sẹo cho bé bị chàm sữa khô
Sử dụng kem trị sẹo cho bé bị chàm sữa khô để thúc đẩy tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Giai đoạn ăn da non, da trẻ ngứa khiến trẻ hay đưa tay lên gãi, dẫn đến nguy cơ cao da bị nhiễm trùng, kéo dài thời gian điều trị, nguy cơ hình thành sẹo cao. Vì vậy, mẹ nên sử dụng thêm kem trị sẹo cho bé để thúc đẩy tái tạo da, ngăn ngừa sẹo do chàm sữa hiệu quả, đặc biệt là chàm sữa ở mặt.

Các loại kem trị sẹo do chàm sữa khô mẹ nên dùng: Hiruscar (dành cho trẻ em), Mederma, Esthetique, Scar rejuvasil…

Lưu ý khi sử dụng kem:

  • Chỉ bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị chàm, tránh gây bít tắc lỗ chân lông, giảm hiệu quả điều trị.
  • Không bôi kem lên da trầy xước, lở loét.
  • Nếu da có dấu hiệu bất thường, nên dừng dùng kem và tham khảo ý kiến bác sĩ.

4.4. Tắm cho trẻ bị chàm sữa khô bằng nước tắm thảo dược

Tắm cho trẻ bị chàm sữa khô bằng nước tắm thảo dược
Tắm cho trẻ bị chàm sữa khô bằng nước tắm thảo dược giúp vùng chàm sữa bị khô nhanh chóng hồi phục

Nước tắm thảo dược vừa có tác dụng kháng khuẩn tốt, hạn chế chàm sữa bội nhiễm vừa giúp dưỡng ẩm da, giúp vùng chàm sữa bị khô nhanh chóng hồi phục. Một số loại thảo dược vừa an toàn, vừa sát khuẩn đồng thời dưỡng ẩm tốt, mẹ có thể tham khảo: Sài đất, cỏ mần trầu, tía tô, kinh giới…

Lưu ý:

  • Để tránh tổn thương da bị chàm sữa khô, mẹ chỉ dùng khăn lau nhẹ nhàng, tránh chà xát làm bong vảy.
  • Nên sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng để tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả trị chàm sữa khô hiệu quả.

Các chuyên gia khuyên mẹ sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie – dòng nước tắm thảo dược từ dịch chiết tự nhiên, chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm sạch da, hỗ trợ điều trị chàm sữa khô ở trẻ nhỏ.

Xem thêm:

Chàm sữa khô nếu được can thiệp kịp thời và chăm sóc đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng nghiêm trọng. Nếu còn băn khoăn, chưa biết xử lý khi con có dấu hiệu chàm sữa khô, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook