Chàm sữa bội nhiễm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm

Chàm sữa nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ tiến triển nặng hơn thành chàm sữa bội nhiễm, gây nguy hiểm cho bé. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc thế nào để bé nhanh khỏi? Mẹ hãy tìm hiểu trong phần tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!

1. Chàm sữa bội nhiễm là gì?

Chàm sữa bội nhiễm
Chàm sữa bội nhiễm là tình trạng vi khuẩn xâm nhập, tấn công vết chàm, gây ra sưng, đỏ

Chàm sữa bội nhiễm là tình trạng vi khuẩn xâm nhập, tấn công vết chàm, gây ra sưng, đỏ và xuất hiện các mụn mủ đục. Đây là biến chứng khá thường gặp khi trẻ bị chàm sữa, làm kéo dài thời gian điều trị, có thể để lại sẹo trên da.

Vì vậy, mẹ cần biết nguyên nhân chàm sữa bội nhiễm để điều trị kịp thời cho bé, tránh biến chứng kể trên.

2. Nguyên nhân dẫn tới chàm sữa nặng bội nhiễm

Mẹ băn khoăn nguyên nhân trẻ bị chàm sữa? Theo chuyên gia chàm sữa nặng có bội nhiễm do nhiều nguyên nhân:

Do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại

Bình thường, trên da trẻ luôn tồn tại vi khuẩn, nấm ký sinh. Tuy nhiên, nhờ hàng rào bảo vệ da, đặc biệt là sự cân bằng giữa vi khuẩn gây bệnh và lợi khuẩn, nên chúng không gây bệnh cho trẻ. Khi bị chàm sữa, các vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào máu, lây lan nhanh chóng dẫn đến tình trạng bội nhiễm nghiêm trọng.

Trong đó, phải kể đến 3 tác nhân gây bệnh chủ yếu: Tụ cầu khuẩn, nấm và virus Herpes simplex.

Nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ bị chàm sữa bội nhiễm

trẻ bị chàm sữa bội nhiễm
Trẻ bị chàm sữa bội nhiễm gây ngứa ngáy khiến trẻ hay đưa tay lên gãi, khiến da trầy xước gâyvỡ mụn chàm
  • Trẻ thường xuyên cào, gãi lên các vết chàm: Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến trẻ hay đưa tay lên gãi, khiến da trầy xước gây vỡ mụn chàm. Nhờ đó, vi khuẩn, nấm trên tay trẻ dễ dàng tấn công, gây ra chàm sữa bội nhiễm.
  • Do da bị kích ứng bởi quần áo: Quần áo không sạch sẽ, chứa nhiều vi khuẩn, nấm, khi cọ xát với da sẽ gây kích ứng. Ngoài ra, hóa chất trong nước giặt, nước xả vải có thể còn bám lại trên quần áo, khiến da trẻ nổi mẩn, ngứa ngáy, dẫn đến tổn thương nặng, là điều kiện thuận lợi cho chàm sữa tiến triển nặng hơn.
  • Không vệ sinh da sạch sẽ: Không vệ sinh da thường xuyên là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, làm mất cân bằng lợi khuẩn và vi khuẩn có hại, dẫn đến bội nhiễm vết thương.
  • Hệ miễn dịch kém: Da trẻ nhỏ mỏng, đề kháng da kém cũng là nguyên nhân khiến da dễ bị tổn thương, đặc biệt khi các mụn nước do chàm vỡ ra, lở loét, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm. 
  • Do cơ địa da trẻ: Nếu trẻ thường mắc các bệnh ngoài da như viêm da, vảy nến… , nguy cơ cao chàm sữa nặng hơn thành bội nhiễm.

3. Triệu chứng của bệnh chàm sữa bội nhiễm

Khi trẻ bị chàm sữa bội nhiễm, mẹ có thể quan sát các triệu chứng sau:

  • Da nổi mẩn đỏ, nóng rát: Các mẩn đỏ li ti tập trung thành từng đám, gây ngứa, khiến trẻ đưa tay lên gãi. Sờ thấy da vùng bị chàm ấm hơn các vùng xung quanh.
  • Xuất hiện mụn nước: Các nốt mụn nước nhỏ, có chứa dịch trong suốt. Các mụn nước lan nhanh chóng, có thể mọc ở bất cứ đâu.
  • Da bong tróc: Nếu được chăm sóc hợp lý, mụn nước vỡ ra sẽ đóng vảy, gây khô và bong tróc da.
  • Da lở loét: Mụn nước vỡ ra thành vết loét, dễ nhiễm khuẩn thành mụn mủ (mụn có dịch trắng hoặc vàng đục), khiến vết thương lâu lành.

Trong trường hợp chàm sữa nặng, trẻ có thể có một số triệu chứng nặng như sốt, sưng hạch bạch huyết, khiến trẻ mệt mỏi, không chịu chơi, biếng ăn và thường xuyên quấy khóc.

4. Chàm sữa bội nhiễm có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?

Chàm sữa có nguy hiểm không? Chàm sữa bội nhiễm nguy hiểm. Nếu không được điều trị, bệnh có nguy cơ cao để lại sẹo, đồng thời có thể dẫn tới một trong các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tổn thương da nặng và kéo dài: Vi khuẩn, nấm hay virus tấn công làm tổn thương da nặng nề, các vết thương hở khó liền, kéo dài thời gian hồi phục.
  • Ảnh hưởng đến thị lực: Các tác nhân gây bội nhiễm lây lan rộng khắp bề mặt da gây nhiễm trùng, đồng thời có thể xâm nhập vào giác mạc. Trường hợp này, thị lực trẻ suy giảm đáng kể, thậm chí có thể gây mù lòa nếu không can thiệp kịp thời.
  • Viêm mô tế bào: Vi khuẩn, nấm… tấn công sâu vào các tổ chức dưới da và tế bào, gây viêm mô tế bào,  khó kiểm soát bệnh.
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, xảy ra khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào máu, tới các cơ quan như gan, thận, não… gây tổn thương, khiến cơ thể suy yếu, có thể tử vong.

5. Chàm sữa bội nhiễm bao lâu thì khỏi

Thông thường, chàm sữa ở trẻ nhỏ khỏi trong 2-3 tuần. Tuy nhiên, trẻ bị chàm sữa bội nhiễm cần thời gian hồi phục lâu hơn. Nếu được điều trị tốt, bệnh sẽ khỏi sau 3 – 6 tuần mà không để lại biến chứng nguy hiểm gì, phụ thuộc vào cơ địa da, cách chăm sóc hay sức đề kháng của trẻ.

6. Cách điều trị chàm sữa bội nhiễm

Thoa kem cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm
Thoa kem cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm khi da còn khô, các vết chàm sữa chưa có dấu hiệu lở loét

Chàm sữa bội nhiễm là tình trạng da bị tổn thương nặng. Lúc này, nếu áp dụng các biện pháp điều trị đơn giản bằng cách tắm lá thảo dược, da cũng cải thiện không đáng kể. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị bằng thuốc thích hợp. Thông thường, bé được chỉ định dùng kem dưỡng ẩm, thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm corticoid.

Xem thêm: Bị chàm sữa bôi hồ nước có nên không? 5 Lưu ý cho mẹ

6.1. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm

Kem dưỡng ẩm chỉ được sử dụng khi da còn khô, các vết chàm sữa chưa có dấu hiệu lở loét. Bởi bôi thuốc vào vết thương hở càng làm vết thương lâu lành, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến bội nhiễm.

  • Tác dụng: Cấp ẩm cho da, làm mềm da. Vì vậy, dùng kem dưỡng ẩm giúp giảm tình trạng khô và bong tróc da, thúc đẩy da bị chàm sữa bội nhiễm phục hồi nhanh chóng.
  • Một số kem dưỡng ẩm cho bé mẹ nên sử dụng: Eucerin, Cetaphil, Aveeno Baby.

6.2. Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm

Thuốc kháng sinh được sử dụng để cải thiện hiệu quả tình trạng chàm sữa bội nhiễm với biểu hiện da sưng, đỏ và xuất hiện mụn mủ, trẻ có thể sốt.

  • Tác dụng: Tiêu diệt và ức chế các tác nhân gây bội nhiễm (vi khuẩn, nấm) phát triển. Nhờ đó, da trẻ giảm tình trạng viêm, ngăn ngừa mụn mủ lan rộng.
  • Các loại kháng sinh thường được chỉ định cho trẻ: Ampicillin, Amoxicilin, Cephalexin.

Lưu ý: Nên sử dụng kháng sinh bôi ngoài da để đạt tác dụng tại chỗ. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuân thủ liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ.

6.3.  Thuốc chống viêm corticoid cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm

Thuốc chống viêm corticoid cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm
Thuốc chống viêm corticoid cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định

Thuốc chống viêm corticoid thường được bác sĩ chỉ định khi chàm sữa bội nhiễm nặng, vùng da bị chàm sưng, đau rát.

  • Tác dụng: Ức chế các phản ứng viêm, giảm triệu chứng viêm như sưng, rát. Các thuốc Corticoid thường đạt hiệu quả sau thời gian ngắn sử dụng.
  • Lưu ý:
    • Chỉ sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    • Với trẻ nhỏ, chỉ nên dùng hydrocortison bôi ngoài da để đạt hiệu quả cao nhất.
    • Không sử dụng thuốc quá 14 ngày, tránh tác dụng phụ như rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, teo da, chậm phát triển…

7. Cách phòng ngừa chàm sữa bội nhiễm

Tắm cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm
Đối với trẻ Ưu tiên nước tắm từ thảo dược, vừa an toàn vừa đạt hiệu quả trị chàm sữa bội nhiễm cao

Để tránh các biến chứng nguy hiểm, cách tốt nhất mẹ nên phòng ngừa chàm sữa bội nhiễm cho trẻ bằng cách:

  • Chăm sóc vết chàm đúng cách:
    • Không cho trẻ gãi vết chàm. Mẹ có thể bấm móng tay cho trẻ hoặc đeo gang tay (với trẻ sơ sinh).
    • Vệ sinh da thường xuyên, tránh dùng sữa tắm chứa hóa chất gây kích ứng da.
  • Loại bỏ các tác nhân gây chàm sữa bội nhiễm:
    • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh ma sát với các vết chàm.
    • Cho trẻ chơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
  • Bổ sung dinh dưỡng để tăng đề kháng của trẻ: Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, hoa quả, đặc biệt cho trẻ uống nhiều nước.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn lạ, thức ăn gây dị ứng: Loại bỏ thực phẩm giàu đạm, hải sản, thực phẩm lên men để tránh tình trạng kích ứng da.
  • Tắm cho trẻ bằng nước tắm chuyên dụng, hỗ trợ trị chàm sữa: Đối với trẻ Ưu tiên nước tắm từ thảo dược, vừa an toàn vừa đạt hiệu quả trị chàm sữa bội nhiễm cao, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Mẹ có thể tham khảo tại đây https://drpapie.com.vn/tri-cham-cho-tre-nho-drpapie/
  • Cho trẻ sử dụng các loại kem bôi chàm sữa phù hợp.

Chàm sữa bội nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không được can thiệp kịp thời. Nếu còn thắc mắc hay chưa biết xử lý khi trẻ có dấu hiệu chàm sữa bội nhiễm, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook