Việc hạ sốt cho trẻ sơ sinh không quá khó khăn, nhưng cần theo dõi và áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nguyên nhân sốt ở trẻ sơ sinh
Sốt ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh vài tuần tuổi có thể là tình trạng khiến nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng.
1. Sốt do nhiễm trùng
Hầu hết, tình trạng trẻ sơ sinh bị sốt là do vấn đề nhiễm trùng gây ra. Do hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ sơ sinh rất dễ nhạy cảm với các loại vi khuẩn, virus dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sơ sinh.
Một số loại nhiễm trùng sơ sinh phổ biến gồm:
- Viêm liên cầu khuẩn: gây tình trạng khó thở, thân nhiệt cao, bỏ bú, dễ quấy khóc
- Nhiễm khuẩn Listeria: gây tình trạng quấy khóc, bỏ bú, sốt, tiêu chảy,…
- Viêm màng não: là tình trạng nhiễm trùng nặng, gây tình trạng ngủ li bì, khó thở, thân nhiệt dao động không đều,…
- Nhiễm khuẩn E.Coli: gây tình trạng sốt, quấy khóc bất thường, bỏ bú, bú kém, trẻ giảm chú ý,…
- Nhiễm nấm Candida: gây tình trạng sốt nhẹ, xuất hiện đốm trắng trong miệng, môi, lưỡi
Nhiễm trùng sơ sinh là vấn đề bệnh lý khá nguy hiểm và nguy cơ biến chứng rất cao. Vì vậy nếu cha mẹ thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu sốt kèm theo các biểu hiện bất thường, hãy đưa trẻ ngay tới các cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời.
2. Sốt sau tiêm chủng
Sốt là phản ứng phổ biến sau khi tiêm chủng ở trẻ sơ sinh. Sốt sau tiêm chủng thường sốt nhẹ từ 37,5 -38,5 độ C và xuất hiện vài giờ hoặc 2 ngày sau khi tiêm.
Sốt sau tiêm chủng thường không nguy hiểm và tự khỏi sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ và áp dụng các biện pháp hạ sốt phù hợp.
3. Do thời tiết hoặc mặc quá ấm
Nhiệt độ môi trường quá cao, trẻ tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời hoặc mặc quần áo quá dày cũng là nguyên nhân khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao.
Trẻ sơ sinh sốt phải làm sao
Để hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Lau ấm cho bé
Một trong những biện pháp hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn mà cha mẹ nên thực hiện tại nhà là lau ấm hạ sốt cho trẻ. Bằng cách lau ấm cho trẻ, thân nhiệt có thể giảm dần giúp trẻ thoải mái hơn. Biện pháp này có thể áp dụng khi trẻ sốt nhẹ.
Uống đủ nước
Trẻ cần được khuyến khích uống nhiều nước hơn để giữ cơ thể không bị mất nước do sốt. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, có thể cho uống nước lọc, nước dừa hoặc nước ép hoa quả để cung cấp nước và vitamin.
Mặc quần áo mỏng, thoáng mát: Để cơ thể bé có thể thoát hơi nhiệt ra ngoài một cách dễ dàng hơn, mẹ nên mặc bé quần áo mỏng và thoải mái.
Để bé nằm trong môi trường mát mẻ: Bố mẹ có thể sử dụng điều hòa hoặc quạt để tạo ra một môi trường mát mẻ cho bé, giúp giảm nhiệt độ cơ thể của bé.
Bổ sung vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C như cam hoặc các loại rau củ xanh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Cho bé được nghỉ ngơi đầy đủ: Việc nghỉ ngơi là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của bé khi bị sốt.
Bổ sung canxi: Canxi là một trong những dưỡng chất cần thiết để phục hồi sức khỏe, vì vậy việc bổ sung thêm canxi qua các thực phẩm như sữa, cá, rau củ sẽ giúp bé hồi phục nhanh chóng hơn.
Sử dụng thuốc hạ sốt: Nếu cần thiết, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt sau khi được tư vấn từ bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Thuốc hạ sốt chỉ nên được sử dụng khi thực sự cần thiết.
Khi các triệu chứng khó chịu biến mất, cần ngưng sử dụng thuốc cho bé.
Tránh sử dụng acetaminophen và ibuprofen như cách hạ sốt tự phát, để tránh nguy cơ sử dụng sai liều thuốc và gây ra biến chứng nguy hiểm.
Tuyệt đối không sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ sơ sinh, vì trong danh sách thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi không bao giờ xuất hiện các tên này.
Khi trẻ sốt quá cao và không phản ứng sau khi sử dụng thuốc, cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Không nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt?
Để tránh những sai lầm có thể làm tình trạng bệnh của trẻ trở nên nặng hơn, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không nên chườm lạnh để hạ sốt: WHO không khuyến khích phương pháp này vì có thể làm co các lỗ chân lông, gây trở ngại cho quá trình thoát nhiệt của cơ thể. Thay vào đó, nên chườm ấm cho bé bằng khăn ướt với nước ấm.
- Tránh đắp chăn khi trẻ sốt cao: Đắp chăn có thể khiến cơ thể không thể thoát nhiệt ra ngoài, gây ra hiện tượng rét run và tăng nguy cơ co giật cho trẻ.
- Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ: Thay vì dựa vào cảm giác và áp tay lên trán của bé, nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ chính xác và đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
- Không nên kết hợp quá nhiều loại thuốc hạ sốt: Việc này có thể gây ra các tác dụng phụ và nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Hãy tuân thủ đúng liều lượng và chỉ sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện?
Lưu ý, biện pháp chăm sóc tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị sốt là nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Khi có các dấu hiệu dưới đây cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt hoặc sốt trên 38 độ C
- Trẻ có các dấu hiệu như khóc không dỗ được, cổ cứng, hoặc không phản ứng khi ba mẹ chạm vào.
- Trẻ ngủ nhiều, li bì, hoặc khó đánh thức.
- Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được, hoặc có dấu hiệu nôn mửa.
- Trẻ có các biểu hiện như phát ban, tiêu máu, ói máu, khó thở, hoặc co giật.
Trường hợp cần đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ bao gồm:
- Trẻ từ 2-4 tháng tuổi.
- Sốt trên 40 độ C (đặc biệt đối với trẻ dưới 3 tuổi).
- Trẻ đau khi đi tiểu hoặc gặp khó khăn khi tiểu.
- Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân hoặc đã hạ sốt nhưng sau đó sốt lại.
Bs tư vấn giúp em xem con em như nào với ạ. Còn cứ 1 tuần lại sốt 1 lần.
Chào ba mẹ, bé bị sốt có kèm thêm dấu hiệu gì không ạ. Bé bị sốt đi sốt lại nhiều lần có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc các bệnh lý về máu. Ba mẹ nên cho bé đi khám sớm nhé.