8 triệu chứng triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em dễ bị bỏ qua

Sốt siêu vi ở trẻ em nếu phát hiện sớm, được chữa trị đúng cách bé sẽ nhanh khỏi và không nguy hiểm. Tuy nhiên dấu hiệu trẻ sốt siêu vi có điển hình không và làm sao để biết trẻ bị sốt siêu vi? Dưới đây chuyên gia Dr. Papie sẽ chia sẻ 8 triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em điển hình nhất, giúp mẹ sớm phát hiện con có bị sốt siêu vi hay không.

1. 8 triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em thường gặp nhất

Khi cách chữa sốt siêu vi ở trẻ em được mẹ áp dụng sai rất dễ xảy ra các biến chứng ở trẻ sốt siêu vi. Vậy các biến chứng sốt siêu vi ở trẻ là gì? Thìsau đây là 8 biến chứng xảy ra trên trẻ bị sốt siêu vi mà mẹ hay bỏ qua nhất:

1.1. Sốt

Đo nhiệt độ cho trẻ bị sốt siêu vi
Cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên khi trẻ bị sốt siêu vi

Hội chứng nhiễm siêu vi ở trẻ em có triệu chứng điển hình là sốt theo cơn, Nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ emvì sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể.

Biểu hiện hội chứng nhiễm siêu vi ở trẻ em:

  • Trẻ thường sốt khoảng 38 – 39°C, có thể lên đến 40°C.
  • Trẻ thường sốt theo cơn.
  • Hai má bé đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt lờ đờ.
  • Sờ tay chân bé thấy nóng
  • Bé quấy khóc hoặc ngủ nhiều.

Thời gian biểu hiện: Trẻ sốt trong 2-3 ngày đầu.

Lưu ý: Nếu trong 2 ngày trẻ sốt cao liên tục trên 39°C, cần đưa trẻ đến gặp bác  để thăm khám và điều trị hội chứng nhiễm siêu vi ở trẻ em.

1.2. Trẻ bị nhiễm siêu vi bị rét run, lạnh

rét run, ớn lạnh là triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em
Biểu hiện rõ nhất đó là bé thường cảm thấy lạnh, nằm co ro và đòi đắp chăn

Biểu hiện lạnh và rét run là biểu hiện trẻ bị sốt siêu vi thường gặp trong giai đoạn đầu khi bé sốt do cơ thể tăng sinh và giảm thải nhiệt gây sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường (tương tự như vào mùa đông khi nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường, bé sẽ thấy lạnh).

Biểu hiện hội chứng nhiễm siêu vi ở trẻ em:

  • Trẻ nhỏ bị sốt siêu vi rét đòi đắp chăn
  • Nổi da gà, da khô và nóng. 

Thời gian biểu hiện: Biểu hiện trẻ bị sốt siêu vi này chỉ xuất hiện nhanh trước khi bé sốt cao.

Lưu ý: Không dùng thuốc hay chườm lạnh trong giai đoạn bé lạnh và rét run vì không có tác dụng thậm chí còn gây nguy hiểm cho bé.

1.3. Co giật

Co giật xuất hiện ở 3-5% trẻ sốt siêu vi, triệu chứng trẻ sốt siêu vi này thường ở ở độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi hoặc trẻ có tiền sử co giật trước đó do não trẻ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, khi sốt cao não trẻ bị kích thích gây cơn co giật.

Biểu hiện:

  • Bé ngừng đột ngột hoạt động và phản ứng, ngã, mắt trợn ngược, tay chân căng cứng và co giật
  • Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ

Thời gian biểu hiện: Trẻ có thể bị co giật khi sốt cao trên 39.5°C

Lưu ý: Trẻ có khả năng có giật cao do sốt nếu: tiền sử gia đình có người bị co giật do sốt, hoặc trẻ có tiền sử co giật (cứ 3 trẻ co giật do sốt cao thì có 1 trẻ đã từng bị co giật do sốt trước đó)

Khi trẻ bị co giật, bố mẹ cần bình tĩnh và tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu sau:

Nên

Không nên

  • Đảm bảo không gian xung quanh trẻ thoáng và đủ không khí
  • Cởi và nới bớt quần áo của trẻ
  • Sau khoảng 2-5 phút trẻ hết co giật, bố mẹ cho trẻ nằm nghiêng, đầu hơi cúi và đưa ngay trẻ đến bệnh viện.
  • Không cố gắng kìm chế cơn co giật của trẻ
  • Không cho vật gì vào miệng bé dù cứng hay mềm như khăn tay vì gây cản trở hô hấp.
  • Không dùng thuốc hạ sốt đường uống cho con trong cơn co giật

1.4. Ho, viêm họng, viêm amidan ở trẻ nhỏ bị sốt siêu vi

Bị viêm amidan là một triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em
Ho, đau họng ít gặp, chỉ gặp khi virus tấn công gây tổn thương đường hô hấp hoặc có bội nhiễm.

Biểu hiện trẻ nhỏ bị sốt siêu vi: 

  • Bé đau họng, ho nhiều, ngại ăn do khó nuốt.
  • Kiểm tra họng bé thấy đỏ, sưng.

Thời gian biểu hiện: Các biểu hiện trẻ sốt siêu vi này bắt đầu từ 1-2 ngày đầu, kéo dài và giảm dần đến khi hết bệnh.

Lưu ý: Nếu trẻ bị ho, đau họng kèm đờm xanh, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn cho bé.

1.5. Trẻ bị nhiễm siêu vi chảy nước mũi, nghẹt mũi

Chảy nước mũi, nghẹt mũi là một triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em

Chảy nước mũi nghẹt mũi là biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ em thường gặp do hệ hô hấp tiết chất nhầy để khu trú, tiêu diệt virus.

Biểu hiện: 

  • Trẻ bị nhiễm siêu vi chảy nhiều nước mũi, lỏng và trong.
  • Dịch mũi đặc trong những ngày cuối gây nghẹt mũi và khó thở.

Thời gian biểu hiện: Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ em này bắt đầu từ 1-2 ngày đầu, kéo dài 1-2 tuần cho đến khi bé khỏi bệnh.

1.6. Viêm da, phát ban

viêm da phát ban là một triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em

Nguyên nhân:

  • Sốt siêu vi gây tăng tiết mồ hôi và bã nhờn. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm da bé.
  • Phát ban là biểu hiện của phản ứng dị ứng xuất hiện khi có yếu tố lạ (virus, vi khuẩn…) xâm nhập vào cơ thể.

Biểu hiện: Có thể xuất hiện những nốt phát ban mẩn đỏ hoặc những nốt đỏ nhỏ chìm ở cổ, bụng, lưng hoặc cánh tay bé. Các nốt này có thể gây ngứa hoặc không.

Thời gian biểu hiện: Xuất hiện 2-3 ngày sau sốt, hết sau khoảng 3-7 ngày.

1.7. Bệnh tiêu chảy

Biểu hiện: 

  • Bé đi ngoài 4- 10 lần/ ngày.
  • Phân lỏng hoặc nát, lổn nhổn, mùi tanh, màu xanh hoặc vàng.
  • Tiêu chảy kèm theo đau bụng.

Thời gian biểu hiện: Tiêu chảy kéo dài trong 2-3 ngày, nặng hơn có thể kéo dài tới 9 ngày.

Lưu ý:

  • Cho con uống nước lọc, nước ép hoa quả, Oresol để bù nước và điện giải (Tham thảo thêm các loại nước uống cho trẻ sốt siêu vi tại đây)
  • Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng với các biểu hiện mắt trũng sâu, ngủ li bì khó đánh thức, kém hoặc không uống được nước phải đưa trẻ nhập viện ngay để ngăn ngừa nguy cơ tử vong.

1.8. Trẻ bị nhiễm siêu vi bị nôn, trớ

Trẻ bị sốt siêu vi có thể có triệu chứng là nôn, trớ

Trẻ bị sốt siêu vi có biểu hiện gì? Sau đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sốt siêu vi do sự tồn tại của virus trong đường tiêu hóa gây viêm dạ dày – ruột, thức ăn khó được tiêu hóa nên bị đẩy ra ngoài.

Biểu hiện trẻ bị nhiễm siêu vi:

  • Khi ăn: Bé lười ăn, ăn ít, dễ nôn, trớ, quấy khóc.
  • Có thể nôn khan ngoài bữa ăn.

Thời gian biểu hiện: Triệu chứng giảm sau 24 – 48 giờ.

Lưu ý:

  • Cho con uống nhiều nước bù lại lượng đã mất
  • Lúc này đồ loãng sẽ phù hợp hơn cho bé.
  • Đưa con đến gặp bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng (giống trên)

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng đến con như ngất, sốc, bội nhiễm thậm chí tử vong, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi bé có dấu hiệu lạ.

Xem thêm: Các giai đoạn sốt siêu vi ở trẻ và cách chăm sóc riêng cho từng giai đoạn

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ?

Trẻ bị sốt siêu vi có biểu hiện gì thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ? Sau đây là một số biểu hiện:

  • Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi sốt trên 39° C
  • Trẻ sốt từng có tiền sử bị co giật: cứ 3 trẻ bị co giật do sốt siêu vi có 1 trẻ đã có tiền sử sốt siêu vi trước đó
  • Bé sốt trên 39° C liên tục trên 2 ngày
  • Trẻ có biểu hiện khó thở: thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co rút lồng ngực
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng
  • Phát ban toàn thân
  • Trẻ bị co giật

Các mẹ thường hay nhầm lẫn sốt siêu vi và sốt thông thường. Tuy nhiên sốt siêu vi nguy hiểm và cần cảnh giác hơn.

2. Phân biệt biểu hiện trẻ sốt siêu vi với sốt thông thường 

Sốt siêu vi

Sốt do cảm lạnh

Sốt mọc răng

Sốt do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân do virus

Có thể sốt cao tới 39-40°C,khả năng gây co giật cao hơn.

Các triệu chứng khác:

  • Thường kèm theo viêm họng, chảy nước mũi.
  • Có thể phát ban sau 2-3 ngày. Phát ban kèm theo viêm da, khó thở.
  • Đau khắp người, tập trung ở các cơ
  • Giảm thị lực tạm thời: mờ mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt.

Nguyên nhân: Do nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi…

Nhiệt độ cơ thể khoảng 37 – 38°C trong cơn sốt.

Các triệu chứng khác:

  • Bé sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, nước mũi đặc quánh có màu xanh hoặc vàng.
  • Trẻ quấy khóc do đua nhức cơ.

Nguyên nhân: Răng mọc làm nướu bị nứt ra dẫn đến viêm tại vị trí mọc.

Nhiệt độ cơ thể: 37.5-39 độ.

Các triệu chứng khác: 

  • Bé chảy nhiều dớt dãi, ngứa lợi, vị trí răng mọc bị sưng đỏ.
  • Bé bú ít, bỏ bú, hay quấy khóc, trẻ có thẻ bị ho, tiêu chảy.

 

Nguyên nhân: Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương trên da, niêm mạc…

Nhiệt độ cơ thể: 38-40 độ C

Các triệu chứng khác: 

  • Nhịp thở nhanh, môi khô, mắt trũng, rét run.
  • Nhiễm trùng mù, suy thận…

Ngộ độc thuốc, sốt tăng và kéo dài, rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng có thể xảy ra với bé nếu không được chăm sóc đúng cách.

3. Cần làm gì khi có dấu hiệu nhiễm siêu vi ở trẻ em

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà của bác sĩ chuyên khoa 

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt siêu thì mẹ nên làm các việc sau đây:

  • Cho con nghỉ ngơi, hạn chế vận động: Tránh mất nước, giữ năng lượng đảm bảo sức đề kháng chống bệnh.
  • Mặc đồ mỏng, thoáng mát: Giúp cho con để nhiệt cơ thể bé dễ thoát ra ngoài, giảm sốt nhanh hơn.
  • Cho bé uống nhiều nước (nước ép hoa quả, Oresol, nước lọc): Giúp bù lại lượng nước bé đã mất do các phản ứng của sốt và tăng đào thải virus qua nước tiểu giúp bé nhanh khỏi bệnh
  • Làm mát, hạ sốt cho trẻ bị nhiễm siêu vi:
    • Lau người và dùng các biện pháp dân gian để làm mát cho bé như đắp bã cỏ nhọ nhồi, rau diếp cá,… Tuy nhiên, phương pháp này mất thời gian chuẩn bị, kém hiệu quả và có thể không đảm bảo vệ sinh.
    • Không nên dùng miếng dán hạ sốt vì miếng dán ít có tác dụng hạ sốt, gây khó chịu da bé.
    • Nên sử dụng khăn hạ sốt chứa dịch chiết dược liệu có tác dụng hạ sốt nhanh, an toàn cho bé. Xem chi tiết về ưu điểm vượt trội của khăn lau hạ sốt tại đây
  • Không lạm dụng thuốc: Chỉ sử dụng thuốc khi trẻ sốt trên 38,5°C và tuân thủ liều lượng, khoảng cách liều theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp sử dụng thuốc và khăn hạ sốt để tác dụng hạ sốt nhanh hơn khi trẻ sốt cao. Tham khảo cách dùng thuốc cho trẻ đúng cách qua bài viết: Bé bị sốt siêu vi uống thuốc gì? 11 thuốc được các bác sĩ khuyên dùng.

4. Giải đáp thắc mắc của mẹ về triệu chứng sốt siêu vi

4.1. Dấu hiệu trẻ sốt siêu vi kèm tiêu chảy có nguy hiểm không?

Trả lời: Trẻ sốt siêu vi kèm tiêu chảy là hiện tượng bình thường không nguy hiểm và sẽ khỏi sau 3-4 ngày được mẹ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu mẹ chăm sóc sai cách không bổ sung nước cho bé sốt siêu vi kèm tiêu chảy thìn có thể dẫn đến mất nước – nguy hiểm cho bé.

4.2. Triệu trứng sốt siêu vi kèm theo phát ban có phải sốt phát ban không?

Trả lời: Không phải. Nguyên nhân do sốt siêu vi thường đi kèm với phát ban nguyên nhân do các phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của virus hoặc do các virus tác động đến da gây phát ban. Khác với sốt phát ban là do tình trạng nóng sốt làm phát ban trên da.

5. Tổng kết

Các triệu chứng trẻ sốt siêu vi của hội chứng nhiễm siêu vi ở trẻ em thường thuyên giảm sau 7- 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên cần phát hiện sớm các triệu chứng trẻ sốt siêu vi để phòng tránh biến chứng nguy hiểm như sốc, suy thận cấp, hôn mê hay thậm chí tử vong.

Xem thêm: Trẻ bị sốt siêu vi có sao không? Cách phòng ngừa các biến chứng của sốt siêu vi.

Nếu mẹ còn băn khoăn về triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em hoặc cần tư vấn thêm về cách chăm sóc, phòng ngừa cho trẻ bị nhiễm siêu vi, mẹ có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 để được chuyên gia Dr.Papie hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

17 thoughts on “8 triệu chứng triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em dễ bị bỏ qua

  1. HOANG THI THONG says:

    Thật sự cảm ơn những thông tin cũng như nhưng thông tin cần để có thể nhận biết con con do nguyên nhân gì.

  2. HOANG THI THONH says:

    Thật sự cảm ơn những thông tin cũng như nhưng thông tin cần để có thể nhận biết con con do nguyên nhân gì.

  3. TRỊNH THỊ PHÚC says:

    cảm ơn dr.papie luôn đồng hành cùng con yêu và chia sẻ những thông tin cần thiết để cac m có kiến thức chăm con tốt a

  4. Hoàng Thị Thông says:

    Cảm ơn những thông tin thật bổ ích để mình có thể chăm con cũng như phân biệt rõ nguồn bệnh của con chăm sóc con đúng cách hơn. Thật sự rất hữu ích

  5. Trịnh thị ly says:

    Chị cùng công ty mình kể bé nhà chị bị ốm sốt siêu vi, 2 mẹ con vật vã cả ngày vì bé cứ khóc mà không chịu ăn. Mình nghe xong cũng lo lắng cho con nên cũng đã tìm hiểu và đọc được bài viết hữu ích này.

  6. Mai Thị Hạnh says:

    Cảm ơn Bác Sỹ đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho các mẹ phân biệt được sốt siêu vi và sốt thông thường

  7. Nguyễn Thị huyền says:

    Cảm ơn dược sỹ đã cung cấp những thông tin hữu ích để các mẹ hiểu biết thêm về sốt siêu vị và cách phòng chữa bệnh

  8. Nguyễn linh says:

    Cảm ơn bác sỹ đã chia sẽ nhiều thông tin bổ ích cho các mẹ ,để các mẹ có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con

  9. Nguyễn thị hạnh says:

    Cảm ơn dược sỹ đã cho các mẹ những thông tin thật hữu ích để các mẹ biết được cách phòng và chăm sóc con được tốt hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook