Sốt mọc răng có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi? Và cách chăm sóc

Tác giả Tham vấn y khoa Thời gian đăng Thời gian sửa
drpapie duoc si Dược sĩ Cao Thị Thanh 30 Tháng Mười Hai, 2020 30 Tháng Mười Hai, 2020

Sốt là hiện tượng thường gặp khi trẻ bắt đầu mọc răng, là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố lạ. Sốt mọc răng có nguy hiểm không và sau bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của nhiều mẹ có con trong độ tuổi mọc răng. Trong bài viết sau, chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên và cung cấp cách chăm sóc hiệu quả giúp trẻ mau khỏi sốt.

1. Sốt mọc răng có nguy hiểm không?

Bé sốt mọc răng
Sốt mọc răng là tình trạng thường gặp khi trẻ mọc răng và không nguy hiểm

Sốt mọc răng là tình trạng thường gặp khi trẻ mọc răng và không nguy hiểm. Nguyên nhân trẻ sốt chủ yếu do nướu (lợi) nứt ra cho răng dễ dàng mọc trồi lên, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào các vết nứt gây ra hiện tượng sưng viêm, nhiễm trùng. Viêm nhiễm, sưng nướu là lý do khiến trẻ bị sốt.

Vì vậy, sốt mọc răng thường không gây nguy hiểm cho trẻ nên mẹ không cần quá lo lắng. Đa số các trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C t. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, tùy thuộc vào cơ địa và loại vi trùng trẻ mắc phải có thể dẫn tới các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Sốt cao trên 39 độ C, sốt kéo dài không đỡ
  • Co giật
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Mất nước nặng

Nếu trẻ xuất hiện các tình trạng trên, mẹ cần đưa ngày trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Sốt mọc răng của trẻ bao lâu thì khỏi?

Sốt mọc răng của trẻ
Sốt mọc răng của trẻ có thể là sốt nhẹ dưới 38.5 độ hoặc là sốt cao 

Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, sốt thường kéo theo cơn, xuất hiện trong vài ba ngày nếu được chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận.

Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để khám và xử lý đúng cách, tránh xảy ra những biến chứng không đáng có.

3. So sánh mức độ nguy hiểm của sốt mọc răng với các loại sốt khác

Để giúp mẹ yên tâm hơn, dưới đây là bảng so sánh mức độ nghiêm trọng của sốt mọc răng so với các loại sốt khác mà trẻ hay gặp phải:

Sốt mọc răng

Sốt do cảm lạnh

Sốt phát ban

Sốt virus

Thường sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, ít xảy ra trường hợp sốt cao trên 39 độ C.

Thường sốt nhẹ dưới 38,5 độ C.

Mức độ sốt phụ thuộc vào loại virus vi khuẩn trẻ mắc phải và cơ địa của trẻ.

Thường gây sốt cao đột ngột trên 38.5 độ C, sốt thành từng cơn cùng với những cơn ớn lạnh, gai người.

.

Sốt thường kèm theo ngứa nướu, sưng đau nướu, chảy nước dãi…

Ngoài ra trẻ có thể ho, nghẹt mũi, hắt hơi, nôn nhưng ít gặp hơn.

Sốt kèm theo các biểu hiện như viêm họng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu…

Sốt kèm theo hiện tượng nổi các vết ban đỏ trên da, có thể hình thành mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời trẻ thường bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi…

Sốt kèm theo triệu chứng ho, đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi, nôn, phát ban, rối loạn tiêu hóa..

4. Cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng nhanh khỏi?

Mje đã biết bé sốt mọc răng có nguy hiểm không? Tuy nhiên chăm sóc bé như thế nào để nhanh khỏi? Trẻ bị sốt mọc răng hoàn toàn có thể tự khỏi sốt sau vài ngày. Để giúp trẻ mau khỏi sốt và đỡ khó chịu trong thời kỳ mọc răng, mẹ có thể tham khảo các mẹo chăm sóc sau.

4.1. Sử dụng các loại bánh ăn dặm cho trẻ sốt mọc răng

Sử dụng các loại bánh ăn dặm cho trẻ sốt mọc răng
Sử dụng các loại bánh ăn dặm cho trẻ sốt mọc răng iúp trẻ đỡ khó chịu khi mọc răng

Khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa nướu. Vì vậy trẻ có xu hướng gặm nhai các đồ vật để “gãi ngứa”. Mẹ có thể cho trẻ ăn các loại bánh ăn dặm chuyên dụng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, vừa giúp trẻ đỡ khó chịu khi mọc răng.

4.2. Giữ vệ sinh răng miệng của cho trẻ sốt mọc răng

Giữ vệ sinh răng miệng của cho trẻ sốt mọc răng
Giữ vệ sinh răng miệng của cho trẻ sốt mọc răng

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn virus gây bệnh, giảm sưng viêm nướu.

  • Với trẻ đã biết súc miệng: Cho trẻ súc miệng 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Với trẻ chưa biết súc miệng: Dùng gạc răng miệng rơ nướu, miệng cho trẻ ít nhất 1 lần 1 ngày.

Lời khuyên của chuyên gia: Mẹ nên sử dụng gạc răng miệng chuyên dụng được tẩm sẵn dịch chiết thảo dược có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm.

Gạc răng miệng chuyên dụng Dr.Papie với thành phần thảo dược dịch chiết lá hẹ là một kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt an toàn, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như các loại kháng sinh thông thường. Kết hợp với đó là 3 thành phần trong dịch tẩm gồm nước muối sinh lý, NaHCO3, xylitol có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, làm sạch khoang miệng, từ đó hỗ trợ hạ sốt mọc răng ở trẻ.

4.3. Lau chườm hạ sốt cho bé sốt mọc răng

Lau chườm hạ sốt cho bé sốt mọc răng
Lau chườm là 1 phương pháp hạ sốt vật lý được chuyên gia Nhi Khoa khuyên dùng trong tất cả trường hợp bé bị sốt

Lau chườm là 1 phương pháp hạ sốt vật lý được chuyên gia Nhi Khoa khuyên dùng trong tất cả trường hợp bé bị sốt. Nếu trẻ bị sốt nhẹ như sốt mọc răng, dưới 38.5 độ C, mẹ chỉ cần áp dụng phương pháp lau chườm vật lý là bé có thể hoàn toàn hạ sốt.

Cách chườm mát cho trẻ:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 thau nước mát khoảng 32 độ C và 1 khăn tay mềm.
  • Bước 2: Nhúng khăn tay vào thau nước, vò vài lần và vắt ráo nước.
  • Bước 3: Lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt là nơi có mạch máu lớn giúp hạ nhiệt hiệu quả hơn như trán, cổ, nách, bẹn…

Cứ 3-5 phút lại giặt khăn 1 lần. Thực hiện liên tục đến khi trẻ bớt sốt. Mẹ lau 15 phút thì trẻ hạ nhiệt khoảng 0.5 độ C.

Ngoài phương pháp lau chườm thủ công, mẹ có thể sử dụng khăn lau hạ sốt chuyên dụng có tẩm sẵn thảo dược hạ sốt. Khăn chườm tẩm sẵn thảo dược giúp hiệu quả hạ sốt tốt hơn, cùng với đó cũng tiện lợi hơn. Mẹ tham khảo về khăn lau hạ sốt chuyên dụng cho trẻ an toàn nhất tại đây.

4.4. Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng

Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng
Mẹ nên ưu tiên mua các thuốc hạ sốt dạng siro mùi thơm vị ngọt để trẻ hợp tác khi uống

Bé sốt mọc răng có nguy hiểm không? Khi nào nên dùng thuốc cho bé sốt mọc răng? Chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C hoặc trong trường hợp mẹ áp dụng các biện pháp lau chườm vật lý mà không đỡ sốt .

Thuốc giảm đau chỉ dùng khi trẻ quá đau răng, nướu, trẻ quấy khóc, nướu sưng đỏ.

2 thuốc nên dùng cho trẻ là ibuprofenparacetamol vừa giúp giảm đau vừa giúp hạ sốt an toàn, ít gây tác dụng phụ hơn so với các thuốc khác. Mẹ lưu ý, nên kết hợp giữa thuốc và lau chườm hạ sốt để hiệu quả hạ sốt tốt hơn, nhanh hơn.

Tuy nhiên 1 số ít các trường hợp thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn cho trẻ như: 

  • Đau ngực, khó thở, đau họng.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu đậm màu, phân nâu, đen, vàng da…

Vì vậy mẹ cần dùng thuốc cho trẻ đúng và đủ liều, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ nhỏ.

Như vậy, sốt mọc răng là hiện tượng bình thường ở trẻ, thường không gây nguy hiểm và trẻ có thể tự khỏi sau 2- 3 ngày. Mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ và hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng, giúp trẻ nhanh khỏi sốt. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về sốt mọc răng có nguy hiểm khôngmẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook