Nấm Candida albicans là nguyên nhân chính gây bệnh nấm miệng ở trẻ em. Đặc biệt ở môi trường pH khoang miệng cùng cặn sữa sau mỗi lần bú là điều kiện thuận lợi cho loại nấm Candida này phát triển gây ra nấm miệng.
1. Tổng quan về bệnh nấm miệng ở trẻ em
Nấm miệng ở trẻ em là một bệnh răng miệng thường gặp. Bệnh dường như không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Triệu chứng ban đầu của nấm miệng ở trẻ em
- Ban đầu là những đốm trắng li ti, hình tròn.
- Sau 2-3 ngày thì lan dần thành các mảng trắng dày, rộng có khi là phủ khắp lưỡi.
- Nếu để lâu, nấm miệng sẽ gây mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn, bỏ bú, rát lưỡi gây quấy khóc.
Đặc biệt, trường hợp nặng sẽ gây chảy máu, đau rát và không bú được. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trường hợp nấm miệng trở nên nặng. Nấm miệng sẽ lan xuống vùng họng,đường ruột, gây ho, gây tiêu chảy kéo dài, rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ không được tự ý rơ lưỡi, cạy mảng bám sâu trong họng. Điều này có thể gây tổn thương, chảy máu gây nhiễm trùng ở trẻ. Đồng thời bản chất, “chân nấm” vẫn ở trên lưỡi mà không hề mất đi.
Khi thấy các dấu hiệu của nấm miệng ở trẻ, không tự ý cho bé dùng thuốc hay rơ lưỡi cho bé bằng một số loại dịch chiết tự làm, đặc biệt là mật ong. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, một số chất lạ có thể gây ngộ độc (ví dụ như botulinum trong mật ong)
2. Nấm Candida – nguyên nhân chính gây nên nấm miệng ở trẻ em
Candida thuộc dạng vi nấm là nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em. khi số lượng nấm candida phát triển mạnh tạo thành các mảng trắng trên lưỡi, miệng, họng…
2.1. Đặc điểm của nấm Candida gây nấm miệng ở trẻ

- Candida là loại vi nấm, kích thước rất nhỏ, mỗi cá thể trong suốt, bé nhất chỉ khoảng 5/1000 mm.
- Nó tồn tại với nhiều dạng với những hình dạng khác nhau trong cơ thể. Có thể là hình trứng, hình sợi (màu trắng đục) thường ở thể này nấm đang trong giai đoạn phát triển mạnh gây bệnh. Đó là lý do ta thấy biểu hiện của bệnh là những mảng trắng đục ở nơi phát bệnh. Trong môi trường bất lợi, kém hoạt động nấm chuyển sang dạng bảo tử để tồn tại lâu hơn (ở dạng này nấm không biểu hiện bệnh mà chờ tới khi có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành dạng sợi trắng đục)
- Có 40-60% người lành mang candida trên cơ thể.
- Candida thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục… Có nhiều chủng candida nhưng trong đó, candida albicans là chủng xuất hiện nhiều nhất với tỉ lệ 70%.
- Nấm Candida thuộc dạng vi nấm, kích thước rất nhỏ, mỗi cá thể trong suốt, bé nhất chỉ khoảng 5/1000 mm.
2.2. Nguyên nhân lây lan nấm miệng ở trẻ em
Các con đường lây lan nấm Candida gây bệnh nấm miệng ở trẻ em bao gồm:
- Lây từ mẹ sang con nếu mẹ bị nấm âm đạo: Tình trạng trẻ sơ sinh đã xuất hiện tình trạng bị nấm miệng là do chính nguồn lây trong quá trình sinh nở.
- Lây từ trẻ sang trẻ khi dùng chung núm vú giả, bàn chải đánh răng,… núm vú giả là vật dụng dễ lây lan nấm nếu không được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Lây từ con sang mẹ khi cho con bú: Bé bị nấm miệng khi bú mẹ dễ mang vi khuẩn sang cho mẹ, khiến vùng núm vú mẹ cũng bị nhiễm nấm.

- Truyền từ bộ phần này sang bộ phận khác trong cơ thể: Nấm ban đầu có thể chỉ xuất hiện ở miệng, lưỡi, dần dần lan xuống vùng họng, cơ quan tiêu hóa gây một số triệu chứng.
2.3. Triệu chứng nấm candida gây nấm lưỡi ở trẻ
Triệu chứng cơ năng: (những dấu hiệu mà bệnh nhân cảm nhận được)
- Không có triệu chứng rõ rệt.
- Trẻ biếng ăn, không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Đau rát họng, nôn, buồn nôn.
- Nặng hơn có thể gây chứng khó nuốt do nấm lan rộng và mật độ dày.
Triệu chứng thực thể: (những biểu hiện bên ngoài được phát hiện bởi bất kỳ ai đặc biệt là bác sĩ)

- Đó là những mảng trắng xuất hiện ở lưỡi, niêm mạc của trẻ. Mảng trắng như cặn sữa những bám chặt khó làm sạch.
- Mảng trắng có thể lan khắp miệng, xuống họng hoặc cơ quan tiêu hóa.
2.4. Chẩn đoán nấm candida gây bệnh ở trẻ

Chẩn đoán nấm miệng ở trẻ chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm không thực sự cần thiết ở trường hợp này.
Khám lâm sàng sẽ quan sát thấy:
- Các mảng trắng bám chắc vào lưỡi, niêm mạc miệng. Nhìn như cặn sữa, hay kem nhưng khó cạo, khi cố gắng loại bỏ có thể gây tổn thương niêm mạc, chảy máu.
- Chỉ thực hiện xét nghiệm trong trường hợp đáp ứng điều trị kém, cần xác định rõ loại vi khuẩn gây bệnh. Khi nhuộm Gram, soi tươi, hay sinh thiết, xác định chủng nấm Candida.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh giúp mẹ phát hiện sớm bệnh của con
- 15+ Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em
3. Một số nguyên nhân khác gây nấm miệng ở trẻ em
Ngoài việc bị nhiễm nấm miệng do nấm Candida gây ra, trẻ có thể bị bệnh do một số nguyên nhân ít gặp sau:
Viêm đường hô hấp trên
- Dị ứng
- Tiểu đường
- Rối loạn nội tiết
- Bệnh suy giảm miễn dịch (HIV, tự miễn, ung thư…)
- Suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém
- Chấn thương tại niêm mạc miệng
- Dùng thuốc corticoid
- Tuyến nước bọt bị giảm chức năng.
4. Cách loại bỏ nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em
4.1. Ngăn các yếu tố tấn công gây nấm
Ăn uống hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc nguồn bệnh:
- Người lớn bị nấm miệng nên hạn chế hôn bé.
- Bình sữa, núm vú giả nên được vệ sinh sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
- Trước và sau khi cho bé bú, mẹ nên vệ sinh núm vú và vùng quanh vú bằng nước ấm.
- Không dùng chung bàn chải, núm vú giả với những bé khác.
Thỉnh thoảng cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý đối với trẻ đã có thể tự vệ sinh răng miệng. Trẻ sơ sinh thì dùng gạc mềm, thấm nước muối sinh lý hoặc một số dịch tẩm an toàn để rơ lưỡi cho bé. Đặc biệt là sau khi ăn, bú sữa, trước khi đi ngủ.
4.2. Tăng cường các yếu tố bảo vệ
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường miễn dịch. Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho bé để cơ thể bé phát triển toàn diện, sức đề kháng tốt chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Đối với trẻ sơ sinh, trẻ chưa thể tự vệ sinh răng miệng, nên sử dụng gạc răng miệng để vệ sinh răng miệng cho bé.
Gạc răng miệng Dr.Papie là loại gạc tốt nhất thị trường hiện nay giúp vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày, phòng ngừa nấm miệng, tưa lưỡi ở trẻ.

- Với thành phần từ dịch chiết lá hẹ, nước muối sinh lý, xylitol và natri bicarbonat đã được kiểm chứng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp vệ sinh hằng ngày khoang miệng cho bé.
- Dịch chiết lá hẹ với những kháng sinh tự nhiên ngoài việc diệt khuẩn, làm sạch còn giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng của trẻ chủ động phòng tránh các bệnh: nấm lưỡi, tưa lưỡi, viêm nướu, sâu răng…
- Nước muối sinh lý và Natri Bicarbonat (thuốc muối) là bộ đôi giúp phòng chống vi khuẩn, virus và vi nấm vượt trội.
- Xylitol giúp phòng chống sâu răng, sún răng ở trẻ nhỏ.
Xem thêm: 5 thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em & cách sử dụng an toàn nhất
Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bé
Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
- Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
- Website: drpapie.com.vn
Bài viết liên quan
Đẹn lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Đẹn lưỡi ở trẻ hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ là tình trạng phổ ....
Th4
Gạc Dr.Papie công thức sáng chế độc quyền 4P thành phần bảo vệ răng miệng bé yêu
Có thể bạn chưa biết, bộ 4 thành phần dịch tẩm ẩm có trong gạc ....
Th10
Gạc rơ lưỡi Dr.Papie mua ở đâu chính hãng (Danh sách cập nhật mới nhất)
Gạc Dr.Papie là gạc răng miệng số 1 Việt Nam được hàng triệu mẹ bỉm ....
Th6
5+ cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà
Trắng lưỡi là một tình trạng khá phổ biến với các mảng trắng hình thành ....
Th3
Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi: Nhận biết và mẹo chữa tại nhà
Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là một trong những bệnh lý phổ biến ....
Th2
Nấm miệng ở trẻ 1 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa nhanh khỏi nhất
Trong những giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên trẻ ....
Th2