Nấm lưỡi (đẹn lưỡi) ở trẻ: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nấm lưỡi (đẹn lưỡi) ở trẻ em là một tình trạng nhiễm trùng rất phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh, gây kích ứng ở bề mặt lưỡi, phía trong và xung quanh miệng của trẻ. Nấm lưỡi ở trẻ em là loại bệnh không nguy hiểm, thường tự khỏi mà không cần điều trị y tế.

Nấm lưỡi (đẹn lưỡi) ở trẻ em là bệnh gì
Nấm lưỡi (đẹn lưỡi) ở trẻ em là bệnh gì

1. Nấm lưỡi ở trẻ em là bệnh gì?

Nấm lưỡi ở trẻ em hay còn gọi là bệnh nấm miệng, đẹn lưỡi, tưa lưỡi. Đây là một loại bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có khoảng 1/7 trẻ sơ sinh đã từng bị nấm lưỡi trong những tuần đầu đời, bệnh thường phổ biến ở trẻ dưới 10 tuần tuổi.

Nấm lưỡi ở trẻ là loại bệnh lý vô hại, gây ra tình trạng nhiễm nấm ở cổ họng, lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Trong trường hợp nặng, nấm có thể lan xuống thực quản gây ra một số bệnh về đường hô hấp.

2. Nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là do sự phát triển quá mức của nấm Candida. Nấm Candida là một loại nấm men vô hại kí sinh trong khoang miệng, có cả ở người trưởng thành và trẻ em. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện của trẻ sơ sinh không thể chống lại sự phát triển của nấm khiến chúng gây ra tình trạng viêm nhiễm ở miệng, lưỡi.

Một số tác nhân gây ra tình trạng nấm lưỡi ở trẻ em và trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sử dụng kháng sinh thường xuyên
  • Trẻ sử dụng Corticoid dạng hít (trong dự phòng, điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng)
  • Trẻ có hệ thống miễn dịch yếu

Những trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi hơn:

  • Trẻ sinh non, thiếu cân
  • Trẻ thường xuyên sử dụng núm vú giả
  • Trẻ có đề kháng, hệ thống miễn dịch yếu
  • Qua đường sinh sản của người mẹ bị nhiễm trùng nấm men
  • Sử dụng corticosteroid dạng hít, chẳng hạn như đối với bệnh hen suyễn

3. Dấu hiệu bé bị nấm lưỡi (đẹn lưỡi)

  • Bệnh nấm miệng gây ra các mảng màu trắng đục hoặc vàng trên lưỡi, má hoặc phía trong cổ họng. Các mảng trắng trông như phô mai hoặc sữa đông.
  • Các mô bên dưới các mảng trắng thường có màu đỏ, thô và đau. Các vết thương có thể gây đau và thậm chí chảy máu khi cạo.
  • Một số trẻ bị nấm lưỡi không có dấu hiệu bị đau. Một số trẻ bị nấm lưỡi có thể bị đau khi nuốt, khiến trẻ quấy khóc.
  • Bệnh nấm lưỡi cũng có thể gây nứt da ở khóe miệng.

Các triệu chứng có thể xảy ra hơi khác nhau ở mỗi đứa trẻ.

4. Một số hình ảnh nhận biết trẻ bị nấm lưỡi (đẹn lưỡi)

5. Điều trị nấm lưỡi ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tình trạng nhiễm nấm, độ tuổi và sức khỏe chung của trẻ. Nếu bé bị nấm miệng và tình trạng sức khỏe tốt, bệnh có thể tự biến mất mà không cần phải điều trị

6. Phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ như thế nào

  • Nếu mẹ cho bé bú bình, hãy khử trùng núm vú và bình sữa sau mỗi lần sử dụng.
  • Nếu mẹ đang cho con bú, hãy vệ sinh núm vú một cách nhẹ nhàng giữa các cữ bú.
  • Khử trùng núm vú giả và các đồ chơi khác của bé.
  • Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để làm sạch lưỡi, miệng ngăn nấm có cơ hội phát triển.
  • Thay tã thường xuyên để tránh nấm men gây hăm tã
  • Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ khi cần thiết và phải được bác sĩ kê đơn.
  • Nếu trẻ bị hen suyễn, hãy đảm bảo trẻ súc miệng bằng nước sau khi dùng thuốc phòng ngừa hen suyễn.
  • Phơi tã và quần áo của bé dưới ánh nắng mặt trời để diệt tế bào nấm

7. Câu hỏi thường gặp về bệnh nấm lưỡi ở trẻ em

Trẻ bị nấm lưỡi (đẹn lưỡi) bao lâu khỏi?

Nấm lưỡi, miệng không phải làm một vấn đề nghiêm trọng với những trẻ khoẻ mạnh. Hầu hết các bé bị đẹn lưỡi, miệng có thể hoàn toàn tự khỏi mà không cần phải điều trị. Bệnh cũng có thể dễ dàng điều trị bằng các loại thuốc bôi trị nấm miệng cho trẻ.

Trẻ bị nấm lưỡi (đẹn lưỡi) có sốt không?

Thông thường trẻ bị nấm lưỡi sẽ không có dấu hiệu sốt. Nhưng nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt từ 38°C trở lên, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc các vấn đề khác, mẹ hãy đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị sớm.

Hi vọng với những thông tin trên, mẹ đã có thêm những kinh nghiệm phòng tránh bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Để tham khảo thêm về các cách chăm sóc trẻ sơ sinh khác, mẹ có thể theo dõi


Bài viết có sự tham vấn y khoa từ TS.BS Lê Minh Trác – Giám Đốc trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung ương. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bài viết còn có sự tham khảo một số tài liệu:

  1. Tài liệu về “bệnh nấm lưỡi” tại Wikipedia

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

10 thoughts on “Nấm lưỡi (đẹn lưỡi) ở trẻ: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

  1. Nguyễn ngọc says:

    Nhà mk trk giờ toàn tự pha nước muối để vệ sinh răng miệng cho bé.nhờ có bài viết này mà mk biết thêm đk nhiều công dụng của nước muối nữa.

  2. Vũ tình says:

    Mình đã dùng khăn sữa thấm nước muối để rửa miệng cho bé nhà mình nhưng sau mỗi lần rửa thường để lại sợi bông nhỏ trên miệng con. Nhưng sau một mời gian dùng gạc răng miệng Dr.Papie thì không còn xuất hiện hiện tượng như trên nữa.

  3. Chin says:

    Trước đây, tôi có sử dụng khăn vải màn thấm nước lá hẹ để lau lưỡi cho con nhưng rất bất tiện và bảo quản khó khăn. Gạc răng miệng Dr.Papie rất tiện lợi vì nó được đóng theo từng gói riêng biệt.*

  4. Chin says:

    Trước đây, tôi có sử dụng khăn vải màn thấm nước lá hẹ để lau lưỡi cho con nhưng rất bất tiện và bảo quản khó khăn. Gạc răng miệng Dr.Papie rất tiện lợi vì nó được đóng theo từng gói riêng biệt.

  5. Dungss says:

    Bình thường tôi thường cho con ăn sữa chua có đường để kích thích vị giác cho con. Sau khi đọc xong bài viết thì mới biết đường sẽ làm tăng nguy cơ gây nấm miệng con. Cảm ơn bài viết từ Dr.Papie đã mang lại nhiều thông tin hữu ích.

  6. Vũ Thị Hương says:

    Nhờ có bài viết này mà mình có thể tự chữa nấm miệng cho con bằng gạc răng miệng Dr.Papie mà không cần phải đến viện.Cảm ơn Dr.papie nhiều ạ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook