Mách mẹ mẹo nhỏ chăm sóc da bé luôn khỏe mạnh

Da của trẻ nhạy cảm và vô cùng khác biệt với da người lớn, chính vì vậy cần có chế độ chăm sóc riêng. Mẹ đặc biệt cần lưu ý tới vấn đề tắm gội cho bé, bởi sự tiếp xúc sớm với sữa tắm hóa chất vô hình chung làm bào mòn da bé, dễ gây nguy cơ dị ứng, khiến da trẻ mất đi cơ chế tự bảo vệ (khả năng đề kháng tự nhiên).

Lời khuyên từ cách chuyên da về chăm sóc da bé

Các chuyên gia khuyên dùng sản phẩm tự nhiên, có nguồn gốc thảo dược organic để tắm gội hàng ngày cho bé.

– Làm sạch da bé: cần hạn chế các loại sữa tắm hóa chất: Loại sản phẩm này có tính kiềm thì thường gây kích ứng cho da, loại bỏ lipid và làm da bị khô, dễ gây tổn thương cho da bé.

– Chăm sóc da bé: Sử dụng những sản phẩm tắm gội hoặc kem dưỡng da phù hợp với lứa tuổi và dành cho da nhạy cảm. Những sản phẩm này cung cấp vitamin, acid amin, khoáng chất và đặc biệt sẽ tốt hơn, nếu các sản phẩm có thêm những thành phần tăng đề kháng do da, sẽ giúp bé có làn da khỏe mạnh, chống nhiễm khuẩn, mụn nhọt, mẩn ngứa …

– Hạn chế thời gian tắm: Nước nóng và tắm quá lâu sẽ loại bỏ lipid của da. Nên giảm thời gian tắm và dùng nước ấm thay vì nước nóng để tắm.

– Bảo vệ da bé: làn da trẻ cần được đặc biệt bảo vệ khỏi các tia UV gây hại.

Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ chưa thật sự nắm vững các nguyên tắc chăm sóc đúng. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc cho da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi:

1. VỆ SINH DA BÉ ĐÚNG CÁCH:

Mặc dù hệ miễn dịch của bé còn non yếu nhưng trẻ sơ sinh lại rất dễ đổ mồ hôi, nhất là vào những ngày nóng nực, mồ hôi không thoát kịp thường gây bít lỗ chân lông. Khi đó, nếu mẹ không vệ sinh hàng ngày cho bé, thì bé sẽ có nguy cơ mọc rôm sảy hay mắc các bệnh về da, viêm da …

– Số lần tắm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tắm 1 lần trong ngày nếu thời tiết không quá lạnh. Thời điểm tốt nhất để tắm cho bé là vào ban ngày trước khi bé ngủ trưa hoặc tầm buổi chiều. Mẹ tuyệt đối không tắm khi bé đói bụng, bé sẽ quấy khóc khiến việc tắm rửa trở nên khó khăn hơn. Và cả lúc bé no cũng không nên tắm, do các động tác kì cọ có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

– Nước tắm nên đạt nhiệt độ khoảng 38 – 40 độ C. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, nước tắm nên được do bằng nhiệt ẩm kế nếu quá khó cảm nhận.

– Sản phẩm tắm gội dành cho trẻ sơ sinh, nên có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa xà phòng, không cay mắt bé, có pH phù hợp với da bé. Nếu sản phẩm tắm gội có các tinh dầu, sẽ giúp bé có cảm giác sảng khoái, chống cảm mạo khi tắm, và còn tránh côn trùng hay muỗi đốt.

– Nơi tắm tốt nhất cho bé là phòng kín gió, nhiệt độ trong phòng đạt từ 28 – 30 độ C, phòng tắm cũng cần sạch sẽ, không ẩm thấp, chứa nhiều bụi bẩn.

– Thời gian tắm phù hợp, không nên quá lâu, sẽ làm da bé mất lớp bảo vệ, dễ gây khô da, kích ứng da.

  • Vệ sinh cho da bé sau khi bé đi vệ sinh
    Mẹ cần lau rửa da bé thật kỹ, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm. Ngoài ra, mẹ cũng nên có một khoảng thời gian ngắn để da bé tiếp xúc với không khí khô thoáng sau khi tắm xong.
  • Chống hăm cho da bé
    Hăm tã là chứng viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt khi trẻ sử dụng bỉm liên tục hoặc bé đi vệ sinh nhưng mẹ không phát hiện để thay ngay cho bé.
    Để chống hăm và điều trị hăm cho bé, trong dân gian có rất nhiều loại dược liệu dùng để tắm, rửa vệ sinh cho bé. Những thành phần tự nhiên trong các dược liệu như những “kháng sinh tự nhiên” giúp điều trị và chống hăm cho trẻ. Ngoài ra, dược liệu cũng cung cấp vitamin, khoáng chất, acid amin tự nhiên để làn da của bé luôn khỏe mạnh và giúp những vết hăm sớm hồi phục. Hiện nay, nhờ công nghệ chiết xuất và bào chế hiện đại, đã có những sản phẩm tắm gội chiết xuất từ dược liệu rất hữu ích để chống và điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ để mẹ lựa chọn.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chế phẩm chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản
    Các chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản không có tác dụng điều trị hay bảo vệ da bé, ngược lại, còn tiềm ẩn khả năng gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không chọn lựa các chế phẩm (sữa tắm gội, kem dưỡng ẩm, …) chứa các chất này khi chăm sóc da cho bé.

    Mách mẹ mẹo nhỏ chăm sóc da bé luôn khỏe mạnh
                    Sử dụng Nước tắm thảo dược Dr.Papie giúp bảo vệ da bé toàn diện

2. LỰA CHỌN TÃ TỐT, MẶC TÃ ĐÚNG CÁCH VÀ THAY TÃ 4 TIẾNG/LẦN

Những khu vực da bé thường xuyên cọ xát với tã giấy như khu vực bên trong bẹn, phần đùi trong… hay vùng mông thì khả năng bị hăm tã rất cao. Nguyên nhân là do da bé vốn rất mỏng và nhạy cảm nên nếu mẹ sử dụng tã giấy có chất liệu không mềm mại, thô ráp hay mặc tã quá chật, da bé cọ xát với tã sẽ gây trầy xước da, da nổi mẩn đỏ, là điều kiện lý tưởng để hăm tã tấn công.

Mách mẹ mẹo nhỏ chăm sóc da bé luôn khỏe mạnh
                Thường xuyên thay bỉm cho bé tránh da bé tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu

Vì vậy, khi chọn tã cho bé, mẹ chú ý chỉ chọn những loại có chất liệu tốt, mềm mại và mặc tã vừa vặn để hạn chế sự cọ xát cho da bé.

3. BẢO VỆ DA BÉ KHỎI CÁC TIA UV GÂY HẠI

Bảo vệ da bé hiệu quả khỏi tác động của mặt trời là rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làn da bé rất mỏng và hàng rào bảo vệ bị tụt giảm, khiến cho da trở nên đặc biệt nhạy cảm với các tia UV gây hại.

Trẻ sơ sinh không nên phơi nắng quá nhiều. Khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D. Trong ngày, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Mẹ nên lưu ý khoảng thời gian từ 10-16 giờ, tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng.

Mách mẹ mẹo nhỏ chăm sóc da bé luôn khỏe mạnh
                                   Trang bị mũ, kem chống nắng cho bé trước khi ra ngoài

Thời gian tắm nắng: Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20, 30 phút cho những ngày tiếp theo.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

0911225336 Zalo Facebook