Nấm miệng (tưa miệng) là một bệnh nhiễm trùng miệng. Nó không truyền nhiễm và thường được điều trị thành công bằng thuốc kháng nấm.
Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng là gì?
Số lượng nấm Candida gây nấm miệng được tìm thấy tự nhiên trong miệng và hệ tiêu hóa của hầu hết mọi người. Chúng thường không gây ra bất kỳ vấn đề nào, nhưng có thể dẫn đến bệnh tưa miệng nếu số lượng nhân lên. Trong số đó phải kể đến các yếu tố cơ hội và điển hình là:
-
- Dùng kháng sinh, đặc biệt là trong một thời gian dài hoặc ở liều cao
- Dùng thuốc corticosteroid dạng hít cho bệnh hen suyễn
- Vệ sinh răng miệng kém
- Bị khô miệng vì một tình trạng y tế hoặc thuốc bạn đang dùng
- Không vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi khi bú mẹ, uống sữa bình hay ăn dặm
- Tổn thương trên lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng, nướu răng và amidan
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc bệnh tưa miệng hơn bình thường
- Do mẹ bị nấm âm đạo nên đã lây sang cho trẻ ngay khi mới chào đời, có thể lây qua đầu vú cao su hoặc dụng cụ pha sữa.
Được sự nhận lời và trao đổi với Bác sỹ nhi Lê Huỳnh Nam được biết, 2 vấn đề đáng báo động mà chiếm nguyên nhân chủ yếu gây ra nấm ở trẻ nhỏ là do:
1. Dùng kháng sinh liều cao trong thời gian dài:
Với tình trạng lạm dụng kháng sinh hiện nay khiến nhiều trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm nấm. Như đã biết, kháng sinh không hề phân biệt được vi khuẩn nào có lợi, vi khuẩn nào có hại. Cơ chế chung của nó là diệt các loại vi khuẩn, Chính vì vậy khi diệt vi khuẩn có hại đồng thời cũng là lúc vi khuẩn có lợi chết cùng. Điều này vô hình chung làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi. Mà nguyên nhân của viêm nấm là do nấm Candida thừa “nước đục thả câu” mà phát triển rầm rộ ở miệng.
Chính vì thế 1 lưu ý cho bố mẹ khi sử dụng kháng sinh cho con cần nhớ:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết.
- Dùng kháng sinh phù hợp, với liều dùng và thời gian đúng, đủ
- Nên kết hợp tăng cường tăng sức đề kháng cho bé.

2. Sử dụng corticoid cho trẻ nhỏ:
Được mệnh danh là “thần dược” với vô số các tác dụng “thần kỳ” chính vì thế việc “trộn lẫn” corticoid vào những liều thuốc để tăng nhanh tác dụng xuất hiện nhan nhản. Đây là vấn đề vô cùng nhức nhối trong việc sử dụng thuốc hiện nay đến các cơ quan tổ chức cũng chưa thể can thiệp mạnh vào tình trạng kê đơn ồ ạt này.
Tác hại của corticoid gây ra điển hình là ức chế hệ miễn dịch đây là nguyên nhân chính gây nên vấn đề trẻ em dễ bị nhiễm nấm khi dùng corticoid trong thời gian dài. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, khi đó nấm cơ hội phát triển và gây bệnh.
Một số trẻ bị hen suyễn từ nhỏ thường xuyên phải sử dụng ống hít corticosteroid là điều không thể tránh khỏi. Để phòng tránh tình trạng bội nấm ở miệng. Mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi dùng ống hít và sử dụng miếng đệm (một ống nhựa gắn vào ống hít) khi bạn uống thuốc. Đối với những bé chưa biết súc miệng, mẹ nên dùng gạc răng miệng để vệ sinh cho bé sau mỗi lần dùng thuốc.

Đội ngũ Dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho bé.
Bài viết liên quan
Đẹn lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Đẹn lưỡi ở trẻ hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ là tình trạng phổ ....
Th4
THƯƠNG HIỆU DR.PAPIE VINH DỰ NHẬN GIẢI THƯỞNG TOP 10 THƯƠNG HIỆU MẠNH QUỐC GIA 2023
Ngày 16/4 vừa qua, trong Lễ công bố Thương hiệu mạnh Quốc gia 2023 diễn ....
Th4
THÔNG BÁO THAY ĐỔI TEM CHỐNG HÀNG GIẢ TRÊN SẢN PHẨM DR.PAPIE
Đầu tiên, Dr.Papie xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và ....
Th3
THÔNG BÁO LAN TRUYỀN THÔNG TIN SAI LỆCH ẢNH HƯỞNG TỚI HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM STARMED xin gửi đến thông báo: Trước ....
Th1
Thông báo về việc một số hộp Gạc răng miệng Dr.Papie lô 032022
Kính gửi: QUÝ KHÁCH HÀNG CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM STARMED xin ....
Th12
Chương trình TRI ÂN RỘN RÀNG – NHẬN VÀNG TÀI LỘC 2023
5 năm đồng hành và phát triển, 2022 là một dấu mốc đáng nhớ của ....
Th12