Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng an toàn không phải ai cũng biết

Tác giả Tham vấn y khoa Thời gian đăng Thời gian sửa
Dược sĩ Dr.Papie 6 Tháng Tư, 2020 9 Tháng Năm, 2022

 

Viêm họng là bệnh thưởng gặp ở trẻ em với triệu chứng điển hình là sốt cao. Cha mẹ nên thực hiện ngay các cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng dưới đây.

Đo nhiệt độ cho trẻ bị viêm họng là điều kiện cần thiết để biết được trẻ có sốt không
   Đo nhiệt độ cho trẻ bị viêm họng là điều kiện cần thiết để biết được trẻ có sốt không

Nguyên  nhân phổ biên gây viêm họng ở trẻ em

Trẻ bị viêm họng thường do nhiễm virus như cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng chính của cảm lạnh là nghẹt mũi và sổ mũi. Đây có thể là triệu chứng của viêm họng mà bạn cần chú ý.

Nếu nghi ngờ bé bị cảm lạnh, bạn có thể xem xét giữ chúng ở nhà chăm sóc trẻ nếu:

  • Trẻ bị sốt: Một nguyên tắc chăm sóc trẻ tốt đó là giữ trẻ ở nhà trong khi đang sốt và thêm 24 giờ sau sốt.
  • Trẻ không thoải mái: Nếu trẻ khóc nhiều, hãy xem xét giữ chúng ở nhà.

Viêm amidal

Trẻ có thể bị viêm amidal. Viêm amidal thường do nhiễm virus. Nếu trẻ bị viêm amidal có thể có các dấu hiệu sau:

  • Khó nuốt
  • Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường
  • Bị sốt
  • Có tiếng kêu khó chịu

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay, chân và miệng do nhiều loại virus gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, viêm họng và nhiệt miệng. Trẻ cũng có thể có mụn nước và vết loét trong miệng. Những thứ này làm trẻ khó nuốt.

Bạn cũng có thể sẽ thấy nổi mẩn đỏ và mụn nước ở tay, chân, miệng hoặc mông của bé.

Trẻ sốt khi thân nhiệt bao nhiêu độ?

Nhiệt độ bình thường của trẻ khoảng 37 độ. Khi mức nhiệt này tăng lên cao hơn mức nhiệt bình thường thì bé đã bị sốt. Viêm họng là tình trạng trẻ bị nhiễm vi rus hoặc vi khuẩn. Sốt là quá trình hệ miễn dịch hoạt động để chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập. Về bản chất, đó là quá trình tốt nhưng bạn không nên để con sốt cao hơn.

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng tại nhà an toàn

Chườm ấm

Một trong những cách để hạ sốt cho trẻ bị viêm họng các mẹ hay sử dụng là chườm ấm. Bạn có thể lấy một chậu ấm và vài chiếc khăn. Nhúng khăn vào chậu nước ấm, vắt nhẹ rồi kẹp vào bẹn, nách, rồi lau khắp cơ thể bé. Khi nước lạnh thì mẹ cần thêm nước nóng để đảm bảo độ ấm của nước chườm.

Giữ ấm cổ trẻ

Trẻ nhiễm lạnh cổ sẽ gây tình trạng viêm tiến triển xấu hơn vì đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Bạn cần giữ ẩm cổ cho con để đảm bảo trẻ được nhanh khỏi bệnh hơn.

Mặc quần áo thoải mái cho trẻ

Bạn cũng nên chú ý nới rộng quần áo con đang mặc. Thay cho con những bộ quần áo  rộng rãi, thoải mái hơn. Giữ cho con luôn có điều kiện phòng ngủ thoáng mát nhất có thể.

Dùng thảo dược tự nhiên

Tía tô

Theo Đông y, tía tô có vị cay tính ấm nên có thể dùng để hạ sốt trong các trường hợp sốt không ra mồ hôi. Đối với trường hợp sốt nóng, ra mồ hôi thì tuyệt đối không dùng.

Bạn cần hiểu rõ không phải con cứ sốt thì dùng mà phải tùy trường hợp. Chỉ dùng lá tía tô trong trường hợp sốt nhẹ, sốt do cảm lạnh. Ngoài ra, đối với trẻ sốt do tiêm phòng, do côn trùng cắn, mọc răng thì có thể dùng. Tuy nhiên, bạn cần dùng từng chút một để xem phản ứng của con. Nếu hiệu quả và không có dấu hiệu bất thường thì mới nên cho con dùng.

Cách hạ sốt bằng lá tía tô: Có thể uống sống/chín, nếu sống thì xay lấy nước, chín thì nấu nước uống.

Hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô
                    Lá tía tô có tính ấm nên dùng cho trẻ sốt không ra mồ hôi

Lá diếp cá

Theo Đông y, diếp cá có vị chua, cay tính mát. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, chống viêm. Có thể dùng chữa sốt nóng ở trẻ em.

Cách hạ sốt bằng diếp cá: Giã nát lá diếp cá, đổ thêm nước vào và lọc lấy nước uống. Phần bã có thể đắp thái dương giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng. Diếp cá có vị chua, tanh nên khi cho trẻ dùng có thể cho thêm đường để dễ uống. Hoặc nấu chín lá diếp cá để khử mùi tanh và đảm bảo vệ sinh.

Lá diếp cá trị viêm họng cho trẻ
                                  Lá diếp cá xay hoặc nấu nước uống cho trẻ

 

Lá nhọ nồi

Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua tính lương có tác dụng làm mát huyết, hạ sốt. Đối với trẻ nhỏ, khi bị sốt cao, bạn có thể giã cỏ nhọ nồi để hạ sốt cho bé. Phần bã giã được quấn vào khăn mỏng rồi đắp lên trán hoặc gan bàn tay chân. Phần nước giã cho trẻ uống (có thể đun sôi cho an toàn).

Hạ sốt cho trẻ bằng cỏ nhọ nồi
                                          Cỏ nhọ nồi có tính mát giúp hạ nhiệt an toàn

Chanh tươi

Chanh có chứa lượng lớn vitamin C, có nhiều công dụng với sức khỏe. Đặc biệt là khả năng tăng cường miễn dịch, ngừa được cảm lạnh, cảm cúm. Chính vì thế, bạn có thể dùng chanh hạ sốt cho trẻ.

Chanh được cắt thành các lát mỏng, sau đó đắp vào lòng bàn chân và cổ tay. Bạn có thể dùng chanh xát lên thái dương của trẻ vài phút, lâu lâu lại chà đến khi bé hết sốt.

Bác sĩ khuyên rằng có thể dùng nước chanh cho trẻ uống. Nước chanh có thể giúp trẻ hạ nhiệt, giảm sốt.

Chanh tươi có thể hạ sốt cho trẻ bị viêm họng do cung cấp vitamin C
                   Chanh tươi cung cấp vitamin C tăng đề kháng

Bạc hà

Bạc hà có vị cay, tính mát. Lá bạc hà có tác dụng hạ thân nhiệt, giúp trẻ hạ sốt. Bạn chỉ cần lấy lá bạc hà xay nhuyễn vào nước ấm, lọc rồi lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường cho vị dễ chịu.

Lá bạc hà dùng để hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
                                Lá bạc hà giã lấy nước uống cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng loãng

Khi trẻ ốm, trẻ có xu hướng kén ăn và không ngon miệng. Bạn nên chuẩn bị cho con món thường ngày con thích, loãng hơn. Bạn nên chuẩn bị chén cháo đủ chất với thịt hay cá., gà.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng hay biếng ăn, cho bé ăn nhiều lần và nếu trẻ ăn ít thì cần tăng lượng sữa cho trẻ mỗi ngày.

Uống nhiều nước

Bạn có biết mỗi khi trẻ sốt là bé bị mất một lượng lớn nước. Vì thế, bạn nên cung cấp cho con thêm nước để bù dịch đã mất. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước đun sôi hoặc nước ép cam, cà rốt. Các loại nước trái cây tươi không chỉ giúp bổ sung nước, mà còn cung cấp thêm nguồn vitamin C, hỗ trợ trẻ tăng sức đề kháng.

Dùng thuốc hạ sốt

Khi trẻ sốt trên 38 độ, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Bạn nên cho trẻ uống theo đơn của bác sĩ hoặc dùng paracetamol cho con. Chú ý, liều dùng paracetamol theo cân nặng của trẻ là 10-15 mg/kg cân nặng. Khoảng cách mỗi lần đưa thuốc là 4-6 giờ. Trong quá trình trẻ đã uống thuốc mà chưa hạ sốt. Bạn nên sử dụng các biện pháp hạ sốt nêu trên.

Hoặc, để không phải mất thời gian chuẩn bị mà hiệu quả hạ sốt vẫn đạt thì bạn nên cân nhắc chọn dùng khăn lau hạ sốt Dr. Papie.

Các dịch chiết dược liệu hạ sốt như cỏ nhọ nổi, chanh, tinh dầu bạc hà đã được tích hợp trong thành phần khăn hạ sốt Dr. Papie. Khăn hạ sốt Dr. Papie hạ sốt theo cơ chế truyền nhiệt, giúp trẻ hạ nhiệt an toàn.

Thành phần khăn hạ sốt Dr. Papie
                               Thành phần khăn hạ sốt Dr. Papie

 

Tư vấn từ chuyên gia Khăn lau hạ sốt Dr. Papie liên hệ hotline: 0911.225.336

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty cổ phần Dược Phẩm Starmed

Số 20 TT4A khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook