Vệ sinh lưỡi cho trẻ thường xuyên cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên bố mẹ hay mắc sai lầm khi thao tác. Dẫn đến bé quấy khóc, không hợp tác và không hiệu quả. Bé vẫn mắc các bệnh về răng miệng.
Tại sao cần vệ sinh lưỡi cho bé mỗi ngày.

Rơ lưỡi cho bé tương tự với việc người lớn đánh răng. Mục đích đều để làm sạch răng miệng, phòng ngừa các bệnh răng miệng ở trẻ.
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang bú mẹ hoặc bú bình, thường có cặn sữa dính trên lưỡi. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm phát triển.
- Khoang miệng của trẻ có rất nhiều các vi khuẩn có hại, nếu không vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn sẽ phát triển, tấn công gây hôi miệng và các bệnh răng miệng khác.
- Đối với trẻ ăn dặm, tiếp xúc với nhiều chất khác nhau, thức ăn thừa đọng lại ở kẽ răng hoặc bám trong miệng cần được dọn sạch.
- Trẻ thời kỳ mọc răng hay bị sưng lợi, đau răng. việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hỗ trợ bé giảm đau sưng tấy khi răng mọc. Đồng thời vệ sinh răng miệng giúp hạn chế sâu răng cho bé.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ khỏi những tác nhân có hại. Vậy rơ lưỡi cho trẻ bao nhiều lần một ngày là đủ.
Nên vệ sinh lưỡi cho trẻ bao nhiêu lần một ngày
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang bú sữa chưa có vấn đề về răng miệng (nấm miệng, sâu răng,…), bố mẹ duy trì ngày 1 lần vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng gạc rơ miệng.
- Trẻ đang mắc nấm miệng hoặc các bệnh răng miệng khác, bố mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ 2-3 lần một ngày. Sau khi khỏi nấm miệng, mẹ tiếp tục rơ lưỡi cho ngày một lần để đề phòng tái phát.
- Mẹ nên rơ lưỡi cho bé khi đói tránh bị nôn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để hiệu quả bảo vệ răng miệng tốt nhất.
- Sau khi vệ sinh răng miệng cho bé, khoảng 30 phút sau mới cho bé bú hoặc ăn, tránh làm giảm mất tác dụng.
- Có nhiều mẹ nghĩ rằng vệ sinh răng miệng cho trẻ càng ngày càng tốt. Cứ mỗi lần cho trẻ ăn hoặc bú xong thì rơ lưỡi cho bé. Điều đó hoàn toàn không đúng.
- Niêm mạc ở miệng trẻ vẫn còn mỏng manh. Nếu mẹ rơ lưỡi cho trẻ nhiều lần một ngày quá niêm mạc có thể bị tổn thương, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập tấn công.
- Đối với trẻ đang bú mẹ, rơ lưỡi 2 ngày một lần nếu mẹ quan sát thấy miệng bé sạch sẽ.
- Trong quá trình bú mẹ, lưỡi bé cọ xát với ti mẹ sẽ giúp làm sạch lưỡi một phần. Vậy nên người mẹ cần lau sạch vú bằng nước ấm trước khi bé ti.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng gạc rơ lưỡi cần thực hiện thường xuyên đều đặn và đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng gạc răng miệng cho trẻ bố mẹ có thể tham khảo.
Các bước chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách

Dưới đây là những thao tác khi rơ lưỡi cho trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Rơ lưỡi cho trẻ thường cần thấm dịch làm sạch như nước muối sinh lý, dịch chiết lá hẹ hoặc dịch chiết rau ngót hoặc sử dụng gạc đã thấm sẵn dịch.
– Trước khi rơ lưỡi cho bé bố mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng.
– Các bước thực hiện rơ lưỡi cho trẻ:
- Quấn gạc hoặc đeo gạc vào ngón tay trỏ sao cho vừa vặn. Gạc được sử dụng phải đảm bảo vệ sinh, được khử khuẩn trong quá trình sản xuất.
- Đồi với gạc chưa thấm dịch, ba mẹ chuẩn bị sẵn dịch, sau đó thấm ướt gạc. Gạc đã được thấm dịch trước khi chỉ cần đeo vào tay và thao tác.
- Một tay bế bé, một tay rơ lưỡi cho trẻ. Khi bé mở miệng mẹ đưa gạc vào rơ từ khoang miệng từ 2 bên má, vòm miệng đến các nướu răng rồi đến lưỡi sau cùng.
- Mẹ vừa rơ lưỡi vừa nói chuyện với bé để bé không ngọ nguậy, quấy khóc.
– Sau khi làm sạch các mảng trắng ở trên lưỡi, mẹ quan sát lưỡi bé có bị đỏ hay chảy máu không. Nếu có thì khả năng bé đã bị nấm lưỡi.
– Quá trình dơ lưỡi phải nhẹ nhàng, từ từ.
Bên trên là những thao tác hướng dẫn bố mẹ rơ lưỡi cho bé đúng cách, hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều bố mẹ hay mắc sai lầm dẫn đến trẻ quấy khóc. Dưới đây là những sai lầm hay gặp nhất.
5 sai lầm khi vệ sinh lưỡi cho trẻ khiến bé quấy khóc

Nuôi con là hành trình gian nan nhưng vô cùng hạnh phúc đối với bố mẹ. Bố mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Nhưng đôi khi, bố mẹ vẫn mắc những lỗi nhỏ trong cách chăm sóc trẻ. Dưới đây là 5 sai lầm hay gặp nhất khi bố mẹ vệ sinh răng lưỡi cho trẻ.
- Thao tác rơ lưỡi mạnh, khiến bé đau đớn, quấy khóc. Như vậy thì những lần sau bé sẽ khó hợp tác với mẹ rơ hơn.
- Gạc rơ miệng khô, không tẩm đủ ẩm khi rơ cho bé sẽ gây rát, có thể tổn thương niêm mạc miệng nếu mạnh tay. Như vậy bé sẽ quấy khóc không hợp tác.
- Giữ tay chân bé hoặc ôm bé quá chặt khi vệ sinh lưỡi sẽ khiến bé sợ hãi, thiếu cảm giác an toàn dẫn đến quấy khóc.
- Quá vội vã, không đợi thời cơ thích hợp mà cố tình đưa tay vào miệng bé một cách gượng ép cũng khiến bé khó chịu, ngọ nguậy và khóc.
- Dịch thấm bố mẹ chuẩn bị có mùi vị khó chịu, bé không thích nên không để bố mẹ tiếp tục vệ sinh.
Bên trên là 5 SAI LẦM khi vệ sinh lưỡi cho trẻ khiến bé quấy khóc bố mẹ cần lưu ý. Gạc răng miệng Dr.papie giúp bố mẹ dễ dàng thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ hơn.
Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bé
Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
- Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
- Website: drpapie.com.vn

Đội ngũ Dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho bé.
Bài viết liên quan
Đẹn lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Đẹn lưỡi ở trẻ hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ là tình trạng phổ ....
Th4
Gạc Dr.Papie công thức sáng chế độc quyền 4P thành phần bảo vệ răng miệng bé yêu
Có thể bạn chưa biết, bộ 4 thành phần dịch tẩm ẩm có trong gạc ....
Th10
Gạc rơ lưỡi Dr.Papie mua ở đâu chính hãng (Danh sách cập nhật mới nhất)
Gạc Dr.Papie là gạc răng miệng số 1 Việt Nam được hàng triệu mẹ bỉm ....
Th6
5+ cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà
Trắng lưỡi là một tình trạng khá phổ biến với các mảng trắng hình thành ....
Th3
Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi: Nhận biết và mẹo chữa tại nhà
Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là một trong những bệnh lý phổ biến ....
Th2
Nấm miệng ở trẻ 1 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa nhanh khỏi nhất
Trong những giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên trẻ ....
Th2